Loại đồ vật chứa chất gây ung thư được WHO cảnh báo
Theo Viện Ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ), formaldehyde có trong ván dăm, ván ép, ván sợi, keo và chất kết dính, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt..
Trong ngôi nhà bạn, có thể đang tồn tại những tác nhân gây ung thư mà chính bạn cũng không thể ngờ tới. Một trong số đó có thể kể đến như Formaldehyde (CH2O) – một chất độc hay được gọi là metan, ở nhiệt độ thường formaldehyde là chất khí không màu, có mùi hắc, gây khó chịu. Formaldehyde có thể đi vào cơ thể thông qua không khí, thức ăn, nước và da.
Trong ngôi nhà bạn, có thể đang tồn tại những tác nhân gây ung thư mà chính bạn cũng không thể ngờ tới.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo, chỉ với hàm lượng thấp formaldehyde mà cơ thể con người tiếp xúc thường xuyên trong thời gian dài vẫn sẽ gây ra nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khoẻ như gây ung thư, đặc biệt là ung thư đường hô hấp như mũi, họng, phổi. Không những vậy, formaldehyde còn là tác nhân gây ra sai lệch và biến dị các nhiễm sắc thể, gây hại cho bào thai. Gây kích ứng da, mắt, mũi và họng, dẫn đến dị ứng.
Formaldehyde đang ẩn náu ở nhiều nơi mà bạn không thể ngờ tới. Theo Viện Ung thư Quốc gia (Hoa Kỳ), formaldehyde có trong ván dăm, ván ép, ván sợi, keo và chất kết dính, vải chống nhăn, lớp phủ sản phẩm giấy và một số vật liệu cách nhiệt….
Dưới đây là những đồ vật trong gia đình có khả năng cao chứa formaldehyde, bạn nên cẩn trọng khi sử dụng.
1. Một số loại quần áo
Formaldehyde thường được sử dụng trong quá trình sản xuất quần áo, đặc biệt là quần áo trẻ em để chống nhăn, chống co rút, chống cháy, giúp giữ vải in hoặc màu nhuộm bền màu.
Video đang HOT
Tuy nhiên trong quá trình trẻ sử dụng, chất formaldehyde trên quần áo này có thể đi vào cơ thể qua mồ hôi, hoặc có thể xâm nhập qua nước bọt khi trẻ cắn. Nó có thể gây dị ứng, hoặc làm hỏng hệ thống nội tiết, thần kinh và miễn dịch, hoặc thậm chí phá hủy gen và gây ung thư.
Trong quá trình trẻ sử dụng, chất formaldehyde trên quần áo này có thể đi vào cơ thể qua mồ hôi, hoặc có thể xâm nhập qua nước bọt khi trẻ cắn.
Vì vậy, khi mua quần áo trẻ em, phụ huynh nên chọn những nhãn hiệu thời trang uy tín, càng ít in hoạ tiết càng tốt. Trước khi cho con mặc đồ mới cần phải giặt sạch và phơi khô.
2. Ốp điện thoại kém chất lượng
Đài CCTV (Trung Quốc) từng thực hiện một thí nghiệm trên 3 chiếc ốp điện thoại theo từng loại chất liệu: nhựa, silicone và da… Khi nhiệt độ trong cabin thí nghiệm được tăng lên 45 độ C, các nhà khoa học phát hiện ra từ những chiếc ốp điện thoại này có phát ra một loại một khí rất độc, đó chính là formaldehyde.
3. Nước rửa bát, xà phòng giặt
Theo Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ, ngay cả khi bạn đảm bảo quần áo, ga giường và khăn tắm của mình không chứa formaldehyde nhưng một số loại chất tẩy rửa vẫn có thể chứa loại chất độc này, đặc biệt là nước rửa bát.
Nếu bạn muốn chắc chắn rằng bạn không giặt quần áo hoặc rửa bát đĩa bằng hóa chất độc hại, hãy nên chọn những nhãn hiệu uy tín, được cấp giấy kiểm định của cơ quan y tế. Trước khi mua hàng, hãy đọc thành phần của sản phẩm để xem có tên loại hóa chất này hay không.
4. Bát giả sứ kém chất lượng
Bát giả sứ được rất nhiều gia đình lựa chọn bởi nó rất nhẹ nhàng lại còn tạo điểm nhấn trên bàn ăn. Thành phần chính của đồ sứ giả làm từ nhựa melamine chỉ chịu được nhiệt độ dao động từ 0 – 120 độ C. Nếu được dùng để đựng thực phẩm ở nhiệt độ quá cao, chẳng hạn như dầu nóng 200 độ C trong 10 phút, một phần nhựa melamine sẽ bị phân hủy và tạo thành nhiều chất có hại như formaldehyde.
Khi chọn mua bộ đồ ăn cho cả nhà, bạn nên ưu tiên lựa mua các loại chén bát làm bằng thép không gỉ, bát men, bát tre và gỗ, nhất là bát thủy tinh hoặc sứ thật lại càng tốt. Không dùng đồ giả sứ để đựng thực phẩm nóng, chẳng hạn như dầu nóng hay để quay trong lò vi sóng để tránh giải phóng formaldehyd.
. Không dùng đồ giả sứ để đựng thực phẩm nóng.
5. Sơn móng tay
Cơ quan Bảo vệ Môi trường thuộc bang California, Mỹ đã tiến hành kiểm tra ngẫu nhiên các loại sơn móng tay trong khu vực. Kết quả là 12 trong số 25 sản phẩm được kiểm tra có chứa formaldehyde. Sơn móng tay không chỉ có thể chứa chất formaldehyde mà còn tiềm ẩn nhiều chất độc hại khác, tiếp xúc lâu dài rất có hại cho cơ thể, tốt hơn hết là bạn nên hạn chế sơn móng tay.
Làm sao để chúng ta có thể giảm tiếp xúc với formaldehyde?
- Cần cách ly với nguồn phát sinh, tránh xa những khu vực có nồng độ formaldehyde cao, không sử dụng các vật dụng có chứa formaldehyde hoặc quá nhiều formaldehyde.
- Luôn giữ cho nhà cửa thông thoáng: Bạn cần đảm bảo nhà cửa luôn thoáng gió nếu muốn giảm lượng formaldehyde. Hãy mở hết cửa sổ hoặc có thể dùng máy quạt để thông gió, đón thêm nhiều khí sạch vào nhà. Tốt nhất nên sử dụng máy lọc không khí để loại bỏ formaldehyde tồn đọng trong gia đình.
- Từ bỏ thói quen hút thuốc lá: Formaldehyde là một thành phần của khói thuốc lá, chính vì thế việc hút thuốc lá trong không gian kín có thể khiến bạn và gia đình phơi nhiễm formaldehyde quá mức.
- Bảo trì lò sưởi: Nếu trong nhà có lò sưởi thì hãy bảo trì nó đều đặn để ngăn khói lò bay khắp nhà. Bạn lưu ý chỉ nên đốt gỗ lâu năm, thường xuyên lau dọn ống khói mỗi năm.
Hong Kong nói gì về 15 sản phẩm sữa công thức nghi chứa chất gây ung thư và suy thận?
Cục An toàn thực phẩm, Bộ Y tế vừa có thông báo về thư trả lời từ cơ quan chức năng Hong Kong xung quanh 15 sản phẩm sữa công thức cho trẻ em nghi chứa chất gây ung thư và suy thận.
Ảnh minh họa
Theo Cục An toàn thực phẩm, ngày 17-8 Hội đồng người tiêu dùng Hong Kong công bố kết quả nghiên cứu về an toàn và chất lượng dinh dưỡng trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức trên trang thông tin điện tử của hội đồng. Theo đó, phát hiện 15 mẫu sản phẩm dinh dưỡng công thức có chứa 3-Monochloropropane-1,2-diol (3-MCPD), 9 mẫu có chứa glycidyl este (GE).
Trong số các loại sản phẩm dinh dưỡng công thức kiểm nghiệm có nhiều thương hiệu nổi tiếng như Wyeth, Mead Johnson, Abbott, Meiji...
Trước tình hình này, Cục An toàn thực phẩm đã liên lạc với đầu mối Hệ thống các cơ quan an toàn thực phẩm quốc tế (INFOSAN) của Hong Kong và đã được cung cấp thông tin. Cụ thể, phía Hong Kong cho biết 3-MCPD và GE được tìm thấy trong 15 sản phẩm dinh dưỡng công thức là những chất sinh ra trong quá trình chế biến thực phẩm, hoặc có thể có trong một số thực phẩm.
Hiện tại, Ủy ban Tiêu chuẩn thực phẩm quốc tế (Codex) và các quốc gia như Mỹ, Canada, Úc, New Zealand, Singapore và châu Âu (EU) chưa đưa ra tiêu chuẩn về 3-MCPD trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức.
Theo quy định về Lượng ăn vào hàng tuần tạm thời chịu đựng được (PTWI), do Ủy ban hỗn hợp các chuyên gia Tổ chức Y tế thế giới, Tổ chức Nông lương thế giới về phụ gia thực phẩm xây dựng đối với 3-MCPD, thì lượng 3-MCPD được phát hiện trong nghiên cứu của Hội đồng người tiêu dùng Hong Kong đều thấp hơn PTWI khi sử dụng sản phẩm theo hướng dẫn trên nhãn.
Về quy định đối với GE, Codex, Mỹ, Canada, Úc, New Zealand và Singapore cũng không đặt ra tiêu chuẩn về GE trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức. Riêng EU có quy định giới hạn tối đa đối với GE trong sản phẩm dinh dưỡng công thức, và tất cả GE được phát hiện trong các sản phẩm dinh dưỡng công thức trong báo cáo của Hội đồng người tiêu dùng Hong Kong đều đạt tiêu chuẩn của EU.
Cục An toàn thực phẩm cho biết sẽ tiếp tục phối hợp với cơ quan quản lý của Hong Kong, các tổ chức quốc tế và các cơ quan quản lý của các quốc gia khác để cập nhật những thông tin mới nhất về các quy định đối với 3-MCPD và GE, thông báo tới người tiêu dùng được biết để lựa chọn sản phẩm cho phù hợp.
Cà phê lợi hại sức khỏe thế nào, cập nhật từ nghiên cứu Cà phê từng "mang tiếng xấu" đối với sức khỏe, thậm chí còn được liệt kê vào nhóm chất có thể gây ung thư bởi Tổ chức Quốc tế về Nghiên cứu Ung thư đầu những năm 90. Tuy nhiên, trong 25 năm qua, dữ liệu từ nghiên cứu khoa học cũng như sự hiểu biết ngày một sâu sắc hơn về "loại...