Loại cây cực ngọt nhưng lại là ‘thần dược’ với người mắc tiểu đường
Loài cây này không chỉ giúp kiểm soát đường huyết mà còn hỗ trợ giảm cân, bảo vệ tim mạch và răng miệng hiệu quả.
Cây cỏ ngọt (Stevia rebaudiana) nổi bật với khả năng tạo ra vị ngọt mà không làm tăng đường huyết, nhờ chứa các hợp chất đặc biệt gọi là glycoside steviol. Đây là các hợp chất có nguồn gốc tự nhiên, bao gồm các loại như stevioside và rebaudioside A, có độ ngọt gấp 200-300 lần so với đường sucrose thông thường. Tuy nhiên, điểm đặc biệt là chúng không chứa calo và không gây tăng đường huyết khi tiêu thụ.
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Glycoside steviol mang lại vị ngọt tự nhiên vì chúng tương tác với các thụ thể vị giác trên lưỡi, tạo ra cảm giác ngọt tương tự như đường. Tuy nhiên, khi vào cơ thể, chúng không bị phân hủy thành glucose như đường thông thường.
Thay vào đó, chúng được chuyển hóa chủ yếu tại ruột mà không tham gia vào quá trình tăng đường huyết. Điều này giúp người tiêu thụ cảm nhận được vị ngọt mà không cần lo lắng về việc tăng lượng đường trong máu.
Cỏ ngọt còn có khả năng hỗ trợ hạ đường huyết thông qua một số cơ chế khác. Đầu tiên, các nghiên cứu cho thấy, stevia có thể cải thiện độ nhạy insulin – một hormone giúp vận chuyển glucose từ máu vào tế bào để sử dụng làm năng lượng. Điều này giúp giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn. Thứ hai, cỏ ngọt còn có thể làm chậm quá trình hấp thụ glucose từ ruột non vào máu, giúp ngăn ngừa tăng đường huyết đột ngột.
Bên cạnh đó, cỏ ngọt còn có một số lợi ích sức khỏe như:
Phòng ngừa tăng huyết áp
Các nhà khoa học về y học đã nghiên cứu dưới sự tác động của stevioside (hợp chất trong cỏ ngọt) tiêm vào tĩnh mạch ở chuột tăng huyết áp tự phát. Kết quả nhận về cho thấy tác dụng hạ huyết áp trên cả huyết áp tâm trương và huyết áp tâm thu. Điều này còn dựa trên liều lượng tiêm tĩnh mạch là 50, 100 hay 200 mg/kg. Tác dụng hạ huyết áp có thể kéo dài đến 60 phút với liều 200 mg/kg.
Bên cạnh đó, một số glycoside khác trong cỏ đường còn có lợi ích làm giãn mạch, tăng chức năng tiểu tiện. Đồng thời tạo điều kiện thải natri ra bên ngoài cơ thể, giảm huyết áp và bảo vệ tim mạch.
Hỗ trợ phòng chống ung thư vú
Báo Sức khỏe & Đời sống dẫn nguồn trang Medicalhealthguide cho biết, khoa Sinh học Phân tử và Công nghệ Sinh học, Đại học Kalyani, Ấn Độ đã thực hiện thí nghiệm xác định xem stevioside (hợp chất được tìm thấy trong cây cỏ ngọt) có hoạt tính chống ung thư hay không. Độc tính tế bào, cảm ứng quá trình apotosis và các con đường hoạt động giả định của nó đã được nghiên cứu trong các tế bào ung thư vú ở người.
Kết quả, stevioside là chất cảm ứng mạnh với quá trình chết rụng tế bào ung thư và có tác động đầy hứa hẹn đối với các yếu tố phiên mã liên quan đến căng thẳng.
Khả năng ngăn ngừa bệnh lao
Video đang HOT
Các dẫn xuất tổng hợp của hợp chất được tìm thấy trong cây cỏ ngọt đã được nghiên cứu xem nó có hoạt tính chống phân tử hay không. Kết quả, các hợp chất và các dẫn xuất tổng hợp của chúng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao mycobacterium tuberculosis.
Hỗ trợ giảm cân
Một trong những ưu điểm tuyệt vời của cỏ ngọt chính là hàm lượng calo gần như bằng 0. Điều này đồng nghĩa với việc bạn có thể thoải mái thưởng thức vị ngọt của nó mà không cần lo lắng về việc tăng cân.
Đối với những người đang trong quá trình giảm cân hoặc muốn duy trì một vóc dáng khỏe mạnh, cỏ ngọt thực sự là một lựa chọn hoàn hảo thay thế cho đường và các chất tạo ngọt nhân tạo khác.
Bạn không còn phải từ bỏ những món ăn, thức uống yêu thích chỉ vì sợ hấp thụ quá nhiều calo. Với cỏ ngọt, bạn có thể tự tin tận hưởng vị ngọt mà không phải đắn đo về ảnh hưởng đến cân nặng của mình.
Tốt cho sức khỏe tim mạch
Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng cỏ ngọt có khả năng hỗ trợ giảm huyết áp và cholesterol, hai yếu tố nguy cơ chính gây ra bệnh tim mạch. Điều này có được là do cỏ ngọt không chứa calo hay chất béo, đồng thời có thể có tác động tích cực đến việc điều hòa huyết áp.
Bằng cách thay thế đường bằng cỏ ngọt trong chế độ ăn uống hàng ngày, bạn không chỉ kiểm soát được lượng đường nạp vào cơ thể mà còn có thể giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch nguy hiểm như đột quỵ, đau tim và các biến chứng khác.
Bảo vệ răng miệng
Một ưu điểm vượt trội của cỏ ngọt so với đường thông thường là khả năng bảo vệ sức khỏe răng miệng. Không giống như đường, cỏ ngọt không cung cấp thức ăn cho vi khuẩn gây sâu răng, vì vậy nó không góp phần vào quá trình hình thành các mảng bám và axit phá hủy men răng.
Thậm chí, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng các thành phần trong cỏ ngọt có thể ức chế sự phát triển của vi khuẩn streptococcus mutans, một trong những nguyên nhân chính gây sâu răng. Nhờ đó, việc sử dụng cỏ ngọt thay thế đường không chỉ giúp bạn kiểm soát lượng đường nạp vào cơ thể mà còn góp phần duy trì một hàm răng chắc khỏe và nụ cười rạng rỡ.
Cảnh giác với tác dụng phụ từ cỏ ngọt
Một số biểu hiện có thể gặp: Một số người có thể cảm thấy các tác dụng phụ sau khi uống cỏ ngọt như đầy hơi, buồn nôn, chóng mặt, tê và đau cơ.
Dị ứng: Cỏ ngọt có thể gây ra phản ứng dị ứng cho những người nhạy cảm với cỏ phấn hương, hoa cúc, cúc vạn thọ và cúc tần.
Hạ đường huyết và hạ huyết áp: Liều lượng cao của lá cỏ ngọt (ngoài mục đích làm ngọt) có thể có tác dụng phụ hạ đường huyết. Do đó, những trường hợp đang sử dụng thuốc điều trị tiểu đường cần thận trọng khi dùng.
Bên cạnh đó, liều lượng cao của lá cỏ ngọt còn có thể có tác dụng phụ hạ huyết áp khi dùng một lượng lớn. Chính vì vậy, cần thận trọng đối với những người đang dùng thuốc hạ huyết áp.
Những ai không nên uống nước lá ổi?
Trong y học cổ truyền lá ổi được xem là loại lá có nhiều đặc tính chữa bệnh, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe vì thế hiện nay có rất nhiều người sử dụng lá ổi đun nước uống hàng ngày.
Tuy nhiên, dù là tốt nhưng sử dụng nước lá ổi như thế nào và ai nên uống nước lá ổi hàng ngày có thể bạn chưa biết. Bài viết này sẽ giúp bạn biết rõ hơn.
Thành phần dinh dưỡng trong lá ổi
Cũng giống như quả ổi, lá ổi được cho là chứa rất nhiều vitamin C, ngoài ra lá ổi chứa cả vitamin A và vitamin B6. Vitamin C giúp tăng cường khả năng đề kháng, miễn dịch cho cơ thể. Vitamin A tăng cường bảo vệ mắt, sáng mắt và làm đẹp da. Bên cạnh đó, lá ổi có rất nhiều các khoáng chất thiết yếu như Kali giúp cho hệ tim mạch và giúp ổn định, kiểm soát huyết áp. Đặc biệt hơn trong lá ổi có chất chống oxy hóa rất mạnh giúp bảo vệ cơ thể khỏi các chất có hại như gọi là gốc tự do như: Superoxide, peroxy lipid, ozone, hydrogen peroxide và hydroxyl radical...Những chất này gây ra tổn thương cho tế bào cơ thể của cơ thể.
Những tác dụng của lá ổi
Chữa tiêu chảy: Trong lá ổi non có chứa rất nhiều chất tanin có tính kháng khuẩn, và ức chế hoạt động của vi khuẩn tụ cầu vàng và vi khuẩn E.coli. Ngoài ra, trong lá ổi có chứa rất nhiều chất xơ có thể giúp là giảm các triệu chứng tiêu chảy.
Ngăn ngừa các gốc tự do chống stress oxy hóa: Lá ổi có chứa chất chống oxy hóa mạnh giúp làm giảm sự hình thành các gốc tự do đây là trong những nguyên nhân hình thành tế bào ung thư. Đặc biệt, các nghiên cứu bước đầu chỉ ra rằng trong lá ổi có chất lycopene có hiệu quả ngăn ngừa và phòng chống trong việc điều trị bệnh ung thư vú và ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới.
Giảm cân: Lá ổi có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất làm giảm quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể. Ngoài ra, còn thúc đẩy quá trình đốt cháy calo trong cơ thể, đây là quá trình cải thiện vóc dáng rất hiểu quả.
Tăng khả năng miễn dịch, sáng mắt: Tronglá ổi chứa rất nhiều vitamin C, A và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại bệnh tật, tăng cường thể lực, giúp sáng mắt và chống lại các bệnh liên quan đến mắt.
Giảm stress: Trong lá ổi có đặc tính làm dịu hệ thần kinh, làm giảm căng thẳng, từ đó giúp cải thiện, ổn định giấc ngủ.
Giúp phụ nữ giảm đau khi đến tháng: Uống nước lá ổi có khả năng làm giảm sự khó chịu và đau bụng khi đến tháng, giúp cho chu kỳ kinh nguyệt diễn ra dễ dàng, kiểm soát hơn.
Tăng cường sức khỏe răng miệng: Trong lá ổi có chất làm se, tác dụng làm săn chắc chân răng, làm giảm tình trạng viêm và nhiễm trùng, giảm đau ở nướu.
Làm giảm các triệu chứng dị ứng: Lá ổi có khả năng làm ứng chế và ngăn chặn sự giải phòng của histamine. Từ đó làm giảm các tình trạng dị ứng.
Lá ổi có tác dụng tốt với sức khỏe.
Ai không nên uống nước lá ổi?
Những người có cơ địa mẫn cảm với một chất nào đó trong lá ổi, dùng lá ổi có thể gây ra tác dụng phụ và dị ứng.
Những trường hợp có bệnh lý về tim mạch, xương khớp và các bệnh liên quan đến thận nên tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn trước khi sử dụng nước lá ổi.
Người mắc bệnh chàm (một loại bệnh da liễu) không nên sử dụng lá ổi, vì trong lá ổi có chất gây kích ứng da, sẽ làm tổn thương da đối với trường hợp này.
Những người đang sử dụng thuốc tây do bác sĩ kê đơn thì không nên sử dụng nước lá ổi.
Phụ nữ cho con bú không nên sử dụng nước lá ổi, sẽ ảnh hưởng đến chất lượng sữa và ảnh hưởng đến đường tiêu hóa của trẻ.
Phụ nữ mang thai không nên sử dụng lá ổi, vì dùng lá ổi có thể dẫn đến co bóp, làm sạch tử cung. Ảnh hưởng đến thai nhi.
Những người có vấn đề về tiêu hóa khi sử dụng lá ổi cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ. Như đã nói lá ổi tốt cho đường tiêu hóa nhưng như vậy không có nghĩa là có thể uống nước lá ổi một cách tùy ý. Bởi nếu uống quá nhiều nước lá ổi, uống thường xuyên trong một thời gian dài lại sẽ làm mất cân bằng enzyme trong tiêu hóa, gây ra rối loạn tiêu hóa dẫn đến táo bón.
Uống nước lá ổi có tốt cho sức khỏe, tuy nhiên có một số người không nên sử dụng.
Những bệnh nhân đái tháo đường nên thận trọng khi dùng, tốt nhất nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, vì nếu không biết mà dùng liều lượng cao dẫn đến làm giảm lượng đường trong máu gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
Tóm lại: Cũng giống như các vị thuốc dân gian khác khi dùng bất cứ sản phẩm nào cũng cần phải sử dụng đúng liều lượng phù hợp với cơ thể. Đừng nghĩ thuốc nam, thuốc bắc sẽ an toàn không có tác dụng phụ mà sử dụng một cách tùy tiện không có liều lượng, gia giảm. Bởi, ngay cả nhân sâm, bào ngư, hay tổ yến được xem là những "bảo vật" quý cho sức khỏe cũng cần phải sử dụng có thang, có liều cho từng đối tượng cụ thể. Vì vậy, nếu muốn dùng lá ổi tốt nhất tham khảo ý kiến của bác sĩ có chuyên môn để sử dụng một cách an toàn.
Khi nào có thể bắt đầu chỉnh nha cho trẻ em? Việc phát hiện sớm và điều trị tình trạng bất thường về răng miệng ở trẻ không chỉ giải quyết các vấn đề hiện tại mà còn giúp ngăn ngừa các vấn đề nghiêm trọng hơn khi trẻ lớn lên. Vậy thời điểm nào nên bắt đầu cho trẻ chỉnh nha, những lưu ý trong quá trình chỉnh nha cho trẻ là gì?...