Loài cá ở Việt Nam có miệng nhọn, răng sắc như “sát thủ”, bắt về bán thu bộn tiền
Nhìn bên ngoài hình dáng của chúng khiến người ta sợ nhưng thực tế là thịt rất ngon.
Trên thế giới có nhiều loại cá có hình thù gớm giếc, răng nhọn hoắt, song chúng vẫn ;à đặc sản được nhiều người săn đón.
Cá xương xanh là loại cá có ở Việt Nam nhưng nổi tiếng nhất là ở Nam Du, Kiên Giang.
Chúng có thân dài, miệng nhọn như mũi kiếm, răng cũng nhọn hoắt. Chúng sống ở khu vực các ghềnh đá, tầng nước mặt ở biển.
Nhìn từ xa mỏ của loại cá này như cái kẹp dài. Xương xanh là loài cá da trơn, người ta dùng lưới vây để bắt.
Với chiếc miệng dài, nhọn hoắt như vậy cùng hàm răng sắc nhọn, người ta thường nghĩ cá xương xanh giống một tay “sát thủ” trên biển.
Cái tên xương xanh xuất phát từ việc da và xương cá có màu xanh lấp lánh. Mỗi con có thể nặng tới 2-4kg.
Khi còn nhỏ, cá xương xanh thường có hàm dưới dài hơn hàm trên. Khi trưởng thành, 2 hàm mới cân bằng như nhau.
Video đang HOT
Cá có nhiều nhất từ tháng 2 đến tháng 5 nhưng ở Nam Du thì gần như mùa nào cũng có loại cá này.
Điểm đặc biệt là cá xương xanh có khả năng nhảy bật ra khỏi mặt nước, có thể bơi với vận tốc lên đến 60km/h.
Chúng được nhiều người ưa thích vì ít xương, thịt trắng, ngọt và chắc. Sau khi mua về, chỉ cần chặt bỏ miệng cá, sau đó bỏ mang và nội tạng là có thể chế biến thành các món khác nhau.
Người ta mua cá xương xanh về chế biến thành nhiều món ngon: nướng bẹ chuối, nướng giấy bạc, nấu sim và phơi khô.
Giá bán cá xương xanh khoảng 150.000 đồng/kg, còn loại phơi khô có thể có giá tới 200.000 đồng/kg.
Chiếc bàn gắn hàng nghìn viên đá quý, độc đáo nhất Việt Nam
Chiếc bàn gắn hòn non bộ làm bằng đá ruby đỏ huyết, loại quý hiếm nhất vùng đất Lục Yên Yên Bái.
Anh Mai Hoàng Anh trú tại thị trấn Yên Thế (huyện Lục Yên, Yên Bái) được biết đến là người làm tiểu cảnh non bộ bằng đá gốc ruby. Được biết, ruby Lục Yên được đánh giá là đẹp so với ruby của các nước trong khu vực với nhiều màu sắc phong phú, đa dạng nên đá quý vùng này rất được ưa chuộng.
Là người sưu tầm, buôn bán đá quý và muốn có một bộ sản phẩm độc đáo của riêng mình, anh Hoàng Anh nảy ra ý tưởng làm những tiểu cảnh non bộ bằng đá ruby. Ý tưởng này được anh ấp ủ từ nhiều năm trước nhưng khoảng 3 năm gần đây mới có điều kiện thực hiện bởi nguồn nguyên liệu rất khó sưu tầm, phải lựa chọn những viên ruby phù hợp làm non bộ.
Mới đầu, khi bắt tay vào thực hiện ý tưởng, anh chỉ làm những làm tiểu cảnh non bộ nhỏ để có kinh nghiệm. Sau hàng chục tác phẩm nhỏ, anh bắt đầu thực hiện hòn non bộ lớn. Tác phẩm lớn đầu tiên có tên "Mẫu tử sơn" gồm 1 tấn đá gốc ruby và gần 200kg tinh thể ruby loại đỏ đẹp. Tiểu phẩm này đã mang đi triển lãm tại TP. Sầm Sơn (Thanh Hóa) năm 2019 khiến nhiều người kinh ngạc.
Tuy nhiên, không muốn dừng lại, anh Hoàng Anh muốn có một tác phẩm độc đáo hơn, giá trị hơn, anh chia sẻ: "Ý tưởng này tôi cũng đã ấp ủ từ lâu với 4 người bạn cùng buôn bán đá quý ở chợ đá quý thị trấn Yên Thế. 5 anh em bắt đầu đi thu mua những viên đá đẹp nhất ở đất Lục Yên trong vòng 3 năm. Đầu năm nay, khi đã có đủ nguồn nguyên liệu mới bắt tay vào thực hiện tác phẩm".
Nguồn nguyên liệu đã đủ, ý tưởng đã có sẵn. Tất cả mọi người tập trung làm, sau gần 3 tháng, tác phẩm hoàn thiện.
"Đây là chiếc bàn ruby độc đáo nhất Việt Nam bởi hiện tại ở Việt Nam chưa có một tác phẩm như thế này còn trên thế giới cũng chưa thể khẳng định. Nhiều người cũng có ý tưởng làm nhưng không thể gom đủ số lượng đá. Hòn non bộ được làm từ hàng nghìn tinh thể ruby đỏ huyết, chất lượng cao nhất trong các dòng tinh thể ruby ở đất Lục Yên", chủ nhân tác phẩm chia sẻ.
Theo chủ nhân, tác phẩm "Chiếc bàn ruby độc đáo nhất Việt Nam" dài 2m, nặng trên 1 tấn. Riêng hòn non bộ gắn trên bàn cao 1m, rộng 70cm và ngang 90cm.
Bên trong hòn non bộ là những khối đá ruby gốc, bên ngoài gắn hàng nghìn viên đá ruby đỏ huyết - dòng tinh thể nguyên bản, không cần mài giũa, chúng vẫn giữ nguyên vẻ đẹp tự nhiên, thô sơ của đá quý Lục Yên.
"Trong hàng nghìn viên đá quý gắn trên hòn non bộ, viên to nhất nặng 200gram, có giá trị khoảng 100 triệu đồng. Những viên đá quý này được thu mua từ mỏ nên chúng có giá rẻ hơn thị trường. Riêng tiền mua nguyên liệu gần 5 tỷ đồng, nếu bán ra cũng phải trên 6 tỷ đồng", anh Hoàng Anh nói.
Để tạo sinh động cho tác phẩm, bên dưới hòn non bộ có gắn một máy bơm để làm tuần hoàn nước, tạo khói, ngồi bên bàn đá nghe tiếng nước chảy rất thú vị.
Tác phẩm "Bàn đá quý ruby lớn nhất Việt Nam" được hoàn thành sau gần 3 tháng với sự nỗ lực của năm người - họ là những người đam mê đá quý vùng đất Lục Yên (Yên Bái)
Điểm nổi bật trên chiếc bàn là một hòn non bộ làm bằng đá gốc ruby và hàng nghìn tinh thể ruby đỏ huyết gắn bên ngoài.
Hòn non bộ gắn trên bàn cao 1m, rộng 70cm và ngang 90cm
Những viên đá ruby quý hiếm có vẻ đẹp tự nhiên, thô sơ chưa qua khâu xử lý được gắn kết với nhau tạo nên một hòn non bộ độc đáo, hiếm có ở Việt Nam
Hàng nghìn viên có kích thước khác nhau được thu gom, lựa chọn trong suốt 3 năm bởi những người "sành sỏi" nhất vùng đất đá quý
Viên nặng nhất lên đến 200g có giá khoảng 100 triệu đồng mua tại mỏ
Trên đỉnh hòn non bộ có gắn một tượng Phật cũng bằng đá quý ruby
Những "cây cảnh cổ thụ" bằng đồng có kích thước khác nhau gắn trên hoàn non bộ tạo nên khung cảnh nên thơ
Hệ thống bơm nước tuần hoàn cũng như hệ thống bơm khói tạo nên cảm giác thích thú cho người ngồi thưởng trà
Mặt sau hòn non bộ
Chiếc bàn dài 2m được làm từ gỗ lũa
Thêm những thứ "vứt đi" ở Việt Nam, giá đắt chễm chệ trong siêu thị nước ngoài Lõi ngô, lá chuối, hạt vải... ở Việt Nam "rẻ như cho", thường bỏ đi. Nhưng sang tới nước ngoài chúng lại rất có giá trị và được bán với giá cao ngất ngưởng. Hạt vải Vải thiều là loại hoa quả phổ biến ở Việt Nam với mức giá từ 20.000-30.000 đồng/kg khi vào chính vụ. Tháng 6 vừa qua, 2 tấn...