Loại bánh “lạ” màu xanh đặc sản miền núi hút khách Hà thành
Là loại bánh chay có xuất xứ từ tỉnh miền núi phía bắc Lạng Sơn, bánh không chỉ thơm ngon, ăn không ngấy mà còn gây ấn tượng bởi màu xanh tự nhiên, mướt mắt.
Những năm gần đây, món bánh ngải – một trong những món ăn đặc sản Lạng Sơn xuất hiện trên các trang mua bán online, đã thu hút nhiều chị em công sở đặt mua. Nhiều shop chỉ bán nguyên loại bánh này mà làm không hết việc, mỗi ngày bán cả nghìn chiếc.
Những chiếc bánh ngải hấp dẫn, có giá từ 4.000 – 6.000 đồng
Chỉ với giá từ 4.000 – 6.000 đồng/chiếc, nhiều “thượng khách ” không ngại rút ví mua cả trăm chiếc về ăn, biếu người thân, bạn bè.
Anh Xuân Hoàng – một người bán bánh ngải online tại Hà Nội, là người quê gốc Lạng Sơn cho hay: “Tôi vốn là người gốc Lạng Sơn nên biết làm bánh ngải từ nhỏ. Vào dịp lễ tết, tôi hay gói biếu bạn bè, hàng xóm mỗi người một ít để thưởng thức. Ban đầu tính chỉ là làm cho vui, nhưng không ngờ mọi người cứ khen bánh ngon và khuyên tôi mở tiệm” – anh Quang nói.
Sau hơn 2 năm bán loại bánh này, trung bình mỗi ngày anh và vợ bán ra thị trường gần 1.000 chiếc bánh ngải. Khách mua đa phần là các chị em văn phòng, mẹ bỉm sữa và chuỗi cửa hàng thực phẩm sạch.
“Thoạt nhìn qua, bánh ngải có hình dáng khá giống với món bánh dày. Tuy nhiên thay vì màu trắng thì bánh ngải lại có màu xanh, bóng nhẫy, trông rất tươi mát. Đây vốn là món ăn đặc sản của người Tày, Nùng ở Lạng Sơn” – anh Hoàng nói.
Tương tự, chị Ngọc – một shop bán bánh ngải khu vực Mỹ Đình (Hà Nội) cũng vui vẻ chia sẻ: “Bánh ngải được làm từ gạo nếp và lá ngải cứu nên khi ra lò, bánh có màu xanh mướt mắt.
Nhìn màu sắc bánh xanh mát mắt đã thu hút sự quan tâm của nhiều người. Ban đầu khách đặt thử chục chiếc một, ăn thấy ngon họ lại đặt tiếp. Còn những khách đã ăn quen bánh ngải từ lâu thì họ rất thích và đặt mua nhiều. Hơn nữa giá bánh cũng rất phải chăng, chỉ 40k/chục. Trung bình mỗi khách đặt từ 4 – 5 chục, nhiều là 100 bánh để ăn và mang cho bạn bè thưởng thức”.
Bánh được làm từ bột gạo nếp và rau ngải cứu
Chị Ngọc cũng cho hay, bánh ngải ngon nhất là ăn trong ngày nên chị cứ gom đơn hàng từ sáng tới tối rồi chốt lượng hàng khách đặt để bác chị gửi xuống vào sáng sớm ngày hôm sau. Như thế sẽ đảm bảo bánh tới tay khách được thơm ngon, giữ đúng hương vị.
Video đang HOT
Theo chia sẻ của chị Ngọc, bánh ngải muốn ngon thì phải có gạo tốt, nhân sên phải mềm, ăn vừa miệng. Đường để chấm bánh cũng phải là đường phên có màu vàng, ngọt và không có sạn.
Là một khách hàng quen thuộc của chị Ngọc, chị Hải Anh (Cầu Giấy) cho biết, gia đình chị ai cũng thích ăn loại bánh này, đặc biệt là mẹ chồng và các con.
Nhiều người đặt mua bánh ngải làm quà biếu tặng
Với màu xanh bắt mắt lại dễ ăn, những lúc nhà có giỗ hay liên hoan, thực đơn mâm cỗ nhà chị Hải Anh đều không thể thiếu món bánh ngải.
“Lần đầu tiên tôi được ăn bánh ngải là khi đi công tác Lạng Sơn. Dù bánh làm bằng lá ngải cứu nhưng khi ăn không có vị đắng mà có mùi thơm, bùi, đặc biệt là không bị ngấy” – chị Hải Anh nói thêm.
Được biết, bánh ngải thuộc món bánh chay, tuy được làm từ gạo nếp nhưng rất dễ ăn, mát, không ngấy. Bánh có mùi thơm, dẻo của gạo nếp, vị của lá ngải, vị ngọt của đường và mùi thơm lừng của hạt vừng hòa quyện vào nhau. Nếu ai đã từng ăn một lần sẽ không thể quên mùi vị của loại bánh dân dã này.
Bánh ngải của người dân tộc Tày, Nùng Lạng Sơn là món ăn truyền thống, thường được làm vào Tết thanh minh và những dịp mừng lúa mới.
Đặc biệt, tuy được làm từ lá ngải – 1 loại rau có vị ngăm đắng nhưng trải qua 1 công đoạn chế biến kỳ công, tỉ mỉ, bánh ngải hoàn toàn không có vị đắng, không hắc, mà ngọt thơm, dẻo mịn mang đậm nét đặc trưng của miền biên ải xứ Lạng.
Ngoài hương vị hấp dẫn đó, bánh ngải còn có một số tác dụng như điều hòa khí huyết, trừ hàn thấp… vậy nên bánh ngải không chỉ là một món ăn hấp dẫn thực khách mà còn là 1 bài thuốc chữa bệnh hiệu quả của người miền núi phía Bắc.
Bánh ngải rất kén gạo, không phải bất kỳ loại gạo nào cũng làm được bánh. Muốn có được mẻ bánh thơm, dẻo phải chọn loại nếp nương, nếp cái hoa vàng được trồng trên nương theo phương pháp canh tác truyền thống, không phun thuốc trừ sâu, không sử dụng phân hóa học, tuyệt đối không lẫn gạo tẻ.
Phụ nữ Tày, Nùng ở Lạng Sơn không ai là không biết làm bánh ngải, chính vì thế mà bánh lá ngải đã trở thành một món ăn truyền thống được lưu truyền từ đời này qua đời khác và là một món ăn không thể thiếu trong những dịp lễ tết của người Tày, Nùng.
Món bánh nhà nghèo "lên đời" thành đặc sản hút khách Hà thành, ngày bán 500 chiếc
Với giá từ 2.000-5.000 đồng/chiếc, bánh sắn nước cốt dừa nướng đang trở thành món ăn vặt thu hút đông đảo chị em khi tiết trời se lạnh.
Nhắc đến sắn, mọi người thường nghĩ ngay đến loại củ dân dã được trồng ở các vùng trung du, miền núi, đặc trưng của làng quê Việt Nam, nhất là những ngày nghèo khó phải ăn "sắn độn cơm" qua ngày.
Thế nhưng, vài năm trở lại đây, món bánh sắn lại trở thành món ăn vặt yêu thích, có mặt khắp phố phường Hà Nội, nhất là những đoạn đường gần các trường Đại học hay khu văn phòng.
Dạo quanh các cổng trường Đại học, không khó để bắt gặp những chiếc xe bán bánh sắn nước cốt dừa nướng bị bao vây bởi hàng chục sinh viên chờ mua bánh.
Chỉ với 1 chiếc xe đạp hoặc xe máy, để phía trên là chiếc tủ kính nhỏ, chứa hàng trăm chiếc bánh; 1 chiếc khay nhôm đựng than củi; 1 chiếc quạt nan... hàng bánh sắn nướng lại trở nên có sức hút hơn bao giờ hết.
Hình ảnh chiếc xe bán bánh sắn như thế này dần trở nên quen thuộc tại những con phố có đông học sinh, sinh viên qua lại ở Hà Nội.
Vừa nhanh tay trở những chiếc bánh sắn nước cốt dừa đang nướng trên bếp than đỏ rực, ông Nguyễn Văn Long - người bán bánh sắn tại phố Vọng (Hai bà Trưng, Hà Nội) cho hay, công việc này gắn bó với ông suốt hơn 3 năm nay và trở thành nguồn thu nhập chính cho cả gia đình.
"Quê tôi ở Thanh Hóa, ngày trước, tôi làm món bánh sắn nướng này đứng bán ở cổng trường cấp 3 ở quê nhưng từ khi đứa con trai út học Đại học trên này, tôi cũng lên theo, vừa để gần con vừa bán hàng", ông Long nói.
Theo ông Long, mới đầu chưa quen còn ít khách, mỗi ngày ông chỉ bán được từ 100-200 chiếc nhưng dần dần nhiều người ăn quen lại giới thiệu cho bạn bè đến mua, có ngày ông bán được cả 500-600 chiếc. Khách đông, ông phải gọi cả vợ mình lên phụ.
Bánh sắn nướng thường được làm từ những củ sắn tươi ngon nhất.
Để làm nên chiếc bánh sắn nướng phải trải qua rất nhiều công đoạn. Sắn sau khi mua về được bỏ vỏ, ngâm qua nước muối cho hết nhựa rồi luộc chín, giã nhuyễn, trộn với nước cốt dừa, dừa bào sợi và thêm 1 chút đường cho dễ ăn rồi cho vào khuôn nướng sơ qua.
"Để sắn ngon phải chọn giống sắn không bị đắng, khi luộc thêm vài hạt muối trắng cho đậm vị. Hơn nữa, bánh sắn làm ra phải bán hết trong ngày nên làm vừa đủ bán. Mỗi chiếc bánh sắn tôi bán có 2.500 đồng, chỉ lãi tí ti thôi nên đông người ăn lắm. Có ngày bán chạy, đứng cổng trường từ 10 giờ sáng đến 5 giờ chiều là hết veo 500-600 chiếc, nhưng có những hôm mưa gió, đứng đến khuya vẫn còn quá nửa", ông Long chia sẻ.
Công cụ thô sơ, nguyên liệu làm nên bánh sắn cũng rất đơn giản nhưng lại được nhiều người yêu thích.
Xếp hàng dài chờ mua bánh sắn nướng, chị Hồng Cảnh (trú tại Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, hầu như tuần nào đi qua chị cũng phải ghé vào mua mỗi lần cả chục chiếc về ăn.
Theo chị Cảnh, quê chị trước kia nghèo lắm, đất đồi núi, cằn cỗi toàn sỏi đá, chỉ cây sắn là sống được nên các món từ củ sắn đã nuôi lớn chị em chị trưởng thành.
"Tôi nhớ cứ đến tháng 9, tháng 10 khi thu hoạch sắn là ngày nào trên bếp cũng có 1 nồi sắn luộc ăn độn cơm. Ăn chán lại lấy sắn luộc mang ra giã nát rồi nặn thành những chiếc bánh dèn dẹt, cho lên chiếc chảo không mỡ, không dầu để rán ăn. Hết mùa lại mang sắn thái lát, phơi khô ra luộc ăn hoặc nghiền thành bột nặn thành bánh sắn ăn chống đói. Ra thành phố rồi, thấy bánh sắn bán đầy đường cảm thấy rất hào hứng", chị Cảnh chia sẻ.
Bánh sắn nước cốt dừa nướng trở thành món ăn vặt được yêu thích tại Hà Nội.
Cũng đứng chờ mua bánh sắn nướng, chị Phạm Thị Cúc (trú tại Đống Đa, Hà Nội) cho biết, mấy chị em cùng công ty chị rất ghiền món này bởi vừa lạ vừa quen, ăn không bị ngán như một số đồ ăn vặt khác. Buổi chiều tan tầm, trời lành lạnh, ăn miếng bánh sắn thấy rất ấm bụng.
"Ngày xưa nhắc đến sắn là ngán bởi ngày nào cũng ăn quá nhiều nhưng giờ, kinh tế phát triển, đủ các món sơn hào hải vị thì tôi lại thèm bánh sắn nướng. Giờ họ làm bán cho thêm nước cốt dừa và dừa tươi bào sợi nên cảm giác cũng ngon hơn", chị Cúc bày tỏ.
Kinh tế phát triển, không còn những ngày ăn cơm độn sắn hay ăn sắn thay cơm cho no bụng, diện tích trồng sắn cũng ngày càng thu hẹp hơn do giá trị kinh tế từ củ sắn mang lại không cao bằng các loại cây trồng khác.
Thế nhưng, món bánh sắn nướng "nhà nghèo" ngày nào như mang lại một điều gì đó đậm chất quê giữa phố phường Hà Nội. Hơn nữa, nhờ công việc bán bánh sắn nướng đặc biệt này, những người lao động nghèo giữa Thủ đô có thêm cơ hội làm ra thu nhập để cải thiện cuộc sống.
Chị em Hà thành lùng mua đặc sản "mầm đá" với giá hàng trăm nghìn đồng/cây Cứ đến mùa lạnh, chị em Hà thành lại tìm mua bằng được thứ rau này, mặc dù mỗi cây rau có giá hàng trăm nghìn đồng. Có hình dạng không giống như các loại rau khác khi mầm non của cây mọc lên tua tủa xung quanh và chỉ mọc vào mùa lạnh trên những đỉnh núi đá cao nên được gọi...