Lô xoài đầu tiên của Việt Nam lên đường sang Mỹ
Sáng 18/4 tại Đồng Tháp, UBND tỉnh Đồng Tháp phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) tổ chức lễ công bố xuất khẩu lô xoài đầu tiên của Việt Nam sang thị trường Mỹ.
Lô xoài đầu tiên sẽ xuất sang thị trường Mỹ bằng đường hàng không do Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu thu mua từ Hợp tác xã xoài Mỹ Xương (huyện Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp).
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp, cho biết toàn tỉnh hiện có hơn 9.200 ha xoài, sản lượng gần 100.000 tấn/năm, đứng đầu khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Tỉnh đã chọn xoài là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh với nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất như rải vụ, bao trái, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, toàn tỉnh đã có 181ha xoài được chứng nhận VietGAP, 43ha đạt GlobalGAP và 17ha được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.Tỉnh đã chọn xoài là 1 trong 5 ngành hàng chủ lực thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh với nhiều mô hình ứng dụng khoa học công nghệ mới vào sản xuất như rải vụ, bao trái, sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, toàn tỉnh đã có 181ha xoài được chứng nhận VietGAP, 43ha đạt GlobalGAP và 17ha được chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm.
Năm 2013, Đồng Tháp được Cục Sở hữu trí tuệ cấp chứng nhận nhãn hiệu “Xoài cát Chu Cao Lãnh và Xoài Cao Lãnh, năm 2014 xoài cát Chu của Đồng Tháp đã xuất khẩu sang Nhật Bản, hiện có 301ha được cấp mã số vùng trồng. Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn cùng các cơ quan chuyên môn của Hoa Kỳ đã dành hơn 10 năm đàm phán và xúc tiến các thủ tục để đưa trái xoài thâm nhập thị trường Hoa Kỳ. Ngày 18/2/2019, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Hoa Kỳ đã cấp phép và trao chứng nhận xuất khẩu trái xoài sang quốc gia này.
Lô xoài xuất khẩu đầu tiên sang Mỹ này có khối lượng 8 tấn gồm các loại: xoài tượng da xanh, xoài cát Hòa Lộc và xoài cát chu da xanh.
Theo Cục Bảo vệ Thực vật (Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn), xoài là loại quả tươi thứ 6 của Việt Nam được cấp phép xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Trước đó có thanh long (năm 2008), chôm chôm (2011), nhãn và vải (2014), vú sữa (2017). Trong những năm qua, nông sản của Việt Nam, đặc biệt là trái cây, ngày càng khẳng định được vị thế trên thị trường thế giới nhờ chất lượng cao, giá cả cạnh tranh và sự tham gia của doanh nghiệp dần dần vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Năm 2018 được xem là năm xuất khẩu trái cây thành công nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu cao nhất từ trước tới nay, đạt gần 4 tỉ USD. Kết quả này đạt được nhờ người trồng trái cây trong nước đã đáp ứng được các yêu cầu và tiêu chuẩn của thị trường nhập khẩu.
Cục Bảo vệ Thực vật cho biết, trái xoài Việt Nam hiện đã được xuất khẩu sang 40 thị trường trên thế giới như: Châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia, New Zealand… Tuy nhiên, sản lượng xuất khẩu chỉ đạt khoảng 4%, số còn lại chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa. Hiện Cục Bảo vệ thực vật đã cấp 99 mã số vùng trồng xoài phía Nam và 6 mã số vùng trồng xoài phía Bắc.
“Với việc chính thức xuất sang thị trường khó tính là Mỹ, trái xoài của Việt Nam hứa hẹn nhiều tín hiệu rất khả quan trong thời gian tới” – đại diện Cục Bảo vệ thực vật cho biết.
Video đang HOT
Tất cả sản phẩm xoài đều được lựa chọn kỹ lưỡng và đạt tiêu chuẩn VietGAP.
Bà Nguyễn Thị Hồng Thu, Giám đốc Công ty TNHH xuất nhập khẩu trái cây Chánh Thu cho biết, lô xoài xuất khẩu đầu tiên sang Mỹ này có khối lượng 8 tấn. Toàn bộ xoài do công ty thu mua từ Hợp tác xã xoài Mỹ Xương, Cao Lãnh (Đồng Tháp), gồm các loại: xoài tượng da xanh, xoài cát Hòa Lộc và xoài cát chu da xanh. Tất cả sản phẩm xoài đều được lựa chọn kỹ lưỡng và đạt tiêu chuẩn VietGAP.
“Lô hàng đầu tiên công ty thử nghiệm để tìm hiểu về nhu cầu tiêu dùng. Nếu sản phẩm thành công, công ty sẽ tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu bưởi Việt qua Mỹ”, Bà Thu nói.
Minh Anh (TH)
Theo tiêu dúng
Vì sao nhiều hợp tác xã chưa đưa được hàng nông sản vào chuỗi cung ứng giá trị?
Mặc dù đã có khá nhiều HTX đưa nông sản vào chuỗi nông sản an toàn. Tuy nhiên, số lượng này chiếm chưa nhiều. Nhiều HTX mong muốn sản phẩm được đưa vào tiêu thụ theo chuỗi để nâng sản lượng, thương hiệu và thu nhập cho nông dân nhưng vẫn không thể thực hiện.
Sản xuất thiếu an toàn và bền vững
Ông Đặng Thế Truyền, Giám đốc HTX Duy Sơn, xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu, chia sẻ: Lai Châu hiện nay chỉ có duy nhất làng nghề miến truyền thống Bình Lư với trên 100 hộ làm nghề. Đã nhiều năm nay, miến Bình Lư đã được tỉnh, huyện, xã quan tâm đưa đi hội chợ ở nhiều tỉnh thành phố trên toàn quốc. Thế nhưng đến nay cũng chưa có đơn vị nào chấp nhận đưa sản phẩm miến Bình Lư vào chuỗi cung ứng. Mỗi năm HTX Duy Sơn đưa ra thị trường sản lượng 300 tấn miến, hầu hết sản xuất bán trên thị trường tự do. Hàng năm tỉnh Lai Châu giúp đỡ đưa sản phẩm đi đánh giá chất lượng tại Cục ATTP. Giá bán chỉ 50.000 đồng/kg, đó không phải đắt so với miến Tuyên Quang hay một số địa phương khác.
HTX Duy Sơn, xã Bình Lư, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu đã nhiều lần đưa sản phẩm miến Bình Lư đi hội chợ mong đưa được sản phầm vào chuỗi cung ứng. Nhưng vì không sản xuất theo quy trình an toàn được cơ quan nhà nước chứng nhận nên miến Bình Lư vẫn đứng ngoài cuộc.
Tinh bộ nghệ và nhiều sản phẩm tinh chế từ nghệ của Hưng Yên cùng chung số phận.
Một DN sản xuất tinh bột nghệ và các sản phẩm từ nghệ tại Hưng Yên chia sẻ: Trước kia gia đình có nghề trồng và sản xuất nghệ truyền thống. Mấy năm trở lại đây đã thành lập HTX, mỗi năm sản xuất hàng trăm tấn nghệ tươi, với hàng tấn nghệ tinh chế. Tuy nhiên, hiện nay các sản phẩm cũng chỉ bán trôi nổi trên thị trường chưa đưa được vào chuỗi cung ứng nông sản.
Theo tìm hiểu của phóng viên, 2 HTX kể trên đều chưa thực hiện sản xuất theo quy trình an toàn VietGap, Growrap, hoặc hữu cơ.
Tại kỳ 1 của loạt bài này đã đề cập đến HTX Hoà Phong, Hưng Yên, sau 1 năm tham gia vào chuỗi cung ứng nông sản an toàn tại Big C, năm 2018 HTX này tự chấm dứt cung ứng nông sản vào chuỗi. Đại diện HTX này cho biết, nguyên nhân chấm dứt là do đơn vị chuyển đổi danh mục đầu tư và hiện nay mới quay trở lại tiếp cận chuỗi.
Theo những đơn vị thu mua nông sản, đây là một trong những HTX đầu tư không bền vững, thiếu kế hoạch ngay từ ban đầu, khiến cho hoạt động sản xuất gián đoạn, chi phí lớn và lãng phí.
Thiếu thị trường và vốn
Phóng viên đã tìm hiểu tại Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội được biết: HTX có 40 ha nhà màng, nhà lưới sản xuất rau an toàn từ năm 2004. Đến nay, mỗi ngày HTX bán ra thị trường khoảng 5 tấn rau, củ, quả. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20% sản lượng này được cung ứng vào hệ thống chuỗi rau an toàn. Còn lại 80% là bà con xã viên bán cho thương lái, tự mang ra chợ bán.
Thiếu vốn hệ thống kho lạnh để nông sản sau sơ chế của nhiều HTX còn thiếu.
Theo ông Lê Hồng Minh, Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Lĩnh Nam Khi sản xuất ra rau an toàn nhưng đem ra thị trường bị bán đánh đồng với rau không an toàn khiến cho người nông dân giảm thu nhập so với diện tích rau được ký bán ổn định trong chuỗi cung ứng. Thị trường hàng hoá nông sản phải được thông tin kịp thời cung - cầu để các cơ sở sản xuất nắm bắt được nhu cầu để chuyển dịch cơ cấu sản xuất. Nhà nước nên quan tâm đánh giá hiệu quả những mô hình tốt, tăng cường công tác thanh kiểm tra, thanh lọc những đơn vị sản xuất, tiêu thụ hàng hoá sản phẩm không an toàn, trà trộn đánh đồng với sản phẩm an toàn, tạo lòng tin cho người tiêu dùng. Người nông dân cần được tiếp tục hướng dẫn tập huấn các tiến bộ khoa học kỹ thuật, tạo điều kiện cho vay vốn để sản xuất.
Cũng giống HTX Lĩnh Nam, HTX Hoà Bình tuy đã có một phần sản lượng đưa vào chuỗi an toàn thực phẩm, nhưng vẫn còn đến 60-70% phải bán trôi nổi ra ngoài thị trường.
HTX Hoà Phong có hơn 10 ha diện tích nuôi trồng thuỷ sản thuê thời hạn 50 năm nên vốn vay ngân hàng hạn chế chỉ được 10 tỷ đồng. Trong khi đó HTX đã đầu tư trên 40 tỷ cho cải tạo đầm ao, trang thiết bị, con giống ...
Thiếu cơ sở vật chất hiện đại
Tìm hiểu tại các HTX kể cả đã thành công trong chuỗi cung ứng nông sản an toàn và chưa thành công thì các đại diện HTX cho biết họ vẫn gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất. Cụ thể, như một số HTX cho biết: Nông dân góp ruộng cùng sản xuất chung nên HTX không thể lấy đó là tài sản chung để thế chấp vay vốn đầu tư công nghệ, cơ sở vật chất để sản xuất. Ông Khảm chia sẻ: Mặc dù HTX đã có thành công cung ứng gần như toàn bộ hàng nông sản vào chuối, nhưng vẫn gặp khó khăn như quy mô nhỏ, vốn hạn hẹp, vay tín dụng gặp khó khăn, văn phòng đại diện chưa có. Đề nghị được hỗ trợ bằng chính sách, mặt bằng, đào tạo cán bộ kết nối nông sản đảm bảo công bằng đối với người sản xuất và đơn vị thu mua sản phẩm.
Bà Thắm chia sẻ thêm, do vay vốn ngân hàng ít nên khi HTX muốn bố sung danh mục đầu tư nhưng không có tiền để cải tạo đầm ao nuôi.
HTX Hòa Bình thiếu vốn để đầu tư nhà màng nên có những diện tích canh tác bị gián đoạn do phụ thuộc vào thời tiết. Đồng ruộng không được cải tạo.
Tại HTX Hoà Bình, theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù quận Hà Đông đã hỗ trợ đầu tư hệ thống tưới nước sạch, nhưng diện tích sản xuất theo nhà màng, nhà lưới chưa được phủ hết diện tích do thiếu vốn. Sản xuất rau xanh phụ thuộc vào thời tiết, do đó vào mùa hè mới chỉ có một nửa diện tích trong hơn 10 ha được sản xuất liên tục. Như vậy, sản lượng không đạt được tối đa.
Đại diện HTX Lĩnh Nam - ông Minh cho biết: Chính sách ưu đãi của nhà nước đối với các vùng sản xuất an toàn chưa nhiều, việc đầu tư cơ sở hạ tầng, bao gồm giao thông nội đồng, điện, nước còn thiếu và không ổn định. Muốn hiện đại hoá sản xuất thì phải có giao thông để vận chuyển, điện, nước phát triển đồng bộ.
Công ty Cổ phần Thực phẩm XNK tại Nam Từ Liêm chia sẻ: DN kết nối nông sản cho các HTX vừa ở Quảng Ninh và Hà Nội. Chính sách của Nhà nước còn thiếu hỗ trợ DN tiêu thụ nông sản an toàn, vốn tiếp cận khó. Tại Hà Nội, hiện nay không có tổng kho, hoặc tiểu khu chế biến, sơ chế để các DN tập kết hàng hoá phân phối đi các nơi.
Như vậy, các HTX còn gặp khá nhiều khó khăn về vốn đầu vào để đầu tư sản xuất hiện đại, giảm chi phí, thiếu kiến thức về thị trường và kỹ thuật để có được sản phẩm rau quả an toàn, ổn định sản lượng cung cấp cho chuỗi giá trị và hiệu quả thu nhập cho nông dân.
Theo Kinhtedothi.vn
Yên Châu phấn đấu xuất khẩu nông sản đạt hơn 6,5 triệu USD Ngày (16.3) huyện Yên Châu (Sơn La) tổ chức Hội nghị triển khai kế hoạch tiêu thụ, xuất khẩu nông sản an toàn năm 2019. Theo đó, huyện Yên Châu phấn đấu giá trị xuất khẩu năm 2019 tăng 30% so với năm 2018, với giá trị hàng hóa tham gia xuất khẩu đạt 6,509 triệu USD. Bà Quản Thị Dung - Bí...