‘Lộ sáng’ nhiều sai phạm trong bán đấu giá tài sản tại nhà máy thép Gia Sàng
Hàng loạt những vi phạm trong quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản tại Công ty Gia Sàng vừa được chỉ rõ. Phía sau những việc làm bất chấp pháp luật của các tổ chức, đơn vị và cá nhân liên quan là gì? Phải chăng, “khu đất vàng” của Nhà máy cán thép Gia Sàng năm xưa chính là đích ngắm cuối cùng của nhóm lợi ích?
Từng là một trong những đơn vị “cánh chim đầu đàn” của ngành thép, Nhà máy cán thép Gia Sàng sau này chuyển đổi thành Công ty CP Luyện Cán thép Gia Sàng (Công ty Gia Sàng) với kết quả sản xuất – kinh doanh “tuột dốc không phanh” qua nhiều năm và lâm cảnh nợ nần ngân hàng chồng chất; thậm chí mất khả năng thanh toán một số khoản nợ…
Điều đó dẫn tới việc nhiều tài sản của Công ty Gia Sàng đem thế chấp ngân hàng vay vốn sẽ bị ngân hàng tổ chức bán đấu giá để thu hồi nợ. Cũng từ đây, hàng loạt những việc làm bất chấp pháp luật của các cá nhân và tổ chức liên quan trong việc thực hiện bán đấu giá tài sản để trả nợ cho ngân hàng tại Công ty Gia Sàng đã được thực hiện (xâm phạm đến cả quyền và lợi ích của các cổ đông lớn đã đứng ra bảo lãnh để ngân hàng cho Công ty Gia Sàng vay tiền). Và đích đến cuối cùng rất có thể là mảnh “đất vàng” của Công ty Gia Sàng. Dự án Thái Hưng Eco City cũng đang dần chứng minh điều đó.
Kết luận thanh tra của Thanh tra Bộ Tư pháp về quá trình bán đấu giá tài sản tại Công ty Gia Sàng
Theo đó, nhiều việc làm trái pháp luật của Chi cục Thi hành án dân sự thành phố Thái Nguyên (Chi cục THADS thành phố Thái Nguyên) và Trung tâm dịch vụ bán đấu giá tài sản tỉnh Thái Nguyên (TTDV bán ĐGTS tỉnh Thái Nguyên) cùng các đơn vị liên quan trong quá trình bán đấu giá tài sản tại Công ty Gia Sàng đã được Thanh tra Bộ Tư pháp chỉ rõ trong bản Kết luận thanh tra mới đây.
Cụ thể, Kết luận số 28/KL-TTR ngày 30/7/2018 của Thanh tra Bộ Tư pháp nêu rõ đối với Chi cục THADS thành phố Thái Nguyên: Chấp hành viên ban hành Quyết định số 04/QĐ-CCTHA về việc sửa đổi, bổ sung quyết định thi hành án là trái pháp luật, kê biên tài sản không phải tài sản thế chấp cho Ngân hàng Công thương nhưng lại đảm bảo thi hành án cho Ngân hàng, làm ảnh hưởng đến quyền lợi của gia đình bà Vũ Thị Kiều Oanh – ông Lê Xuân Hộ là người đã dùng tài sản của mình bảo lãnh cho Công ty Gia Sàng vay tiền của Ngân hàng Đông Á.
Hoạt động bán đấu giá tài sản không khách quan, minh bạch, cụ thể là đưa vào Quy chế bán đấu giá những điều kiện bắt buộc trái pháp luật với người tham gia đấu giá.
Trong quá trình tổ chức thi hành các bản án đối với người phải thi hành án là Công ty Gia Sàng, Chi cục THADS thành phố Thái Nguyên còn tồn tại, vi phạm: Không kê biên những tài sản không phải là tài sản thế chấp của Ngân hàng Công thương để đảm bảo thi hành án cho Ngân hàng Đông Á mà lại tổ chức kê biên tài sản của người bảo lãnh; Trả lại đơn yêu cầu của Ngân hàng Đông Á khi Công ty Gia Sàng còn tài sản để đảm bảo thi hành án là không thực hiện đúng Điều 51 Luật THADS năm 2008.
Cũng trong bản Kết luận thanh tra này, Thanh tra Bộ Tư pháp cũng đề nghị hướng xử lý để đảm bảo quyền lợi của các cá nhân liên quan: Để tránh những hậu quả xấu xảy ra và không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của Ngân hàng Đông Á (người được thi hành án có đơn đầu tiên nhưng bị trả lại đơn trái quy định pháp luật) và quyền lợi của ông Lê Xuân Hộ, bà Vũ Thị Kiều Oanh (người bảo lãnh cho Công ty Gia Sàng vay tiền), trong số tiền 17.429.820.360 đồng hiện đang giữ lại tại Chi cục THADS thành phố Thái Nguyên xử lý như sau: Số tiền 9.062.671.738 đồng, căn cứ Điều 47 Luật THADS, trả cho Ngân hàng Đông Á.
Ngoài ra, đối với số tiền 8.367.148.622 đồng mà Chi cục THADS thành phố Thái Nguyên dự kiến thanh toán tiền lãi chậm thi hành án cho Ngân hàng Công thương cũng cần phải tính toán lại vì có giá trị một số tài sản chưa đủ cơ sở để ưu tiên thanh toán cho Ngân hàng Công thương (1.295.587.909 đồng).
Ngoài ra, Chi cục THADS thành phố Thái Nguyên tiếp tục xử lý tài sản của Công ty Gia Sàng là kho hàng và 01 xe ôtô TOYOTA Camry LE được Ngân hàng Công thương giải tỏa thế chấp theo quy định của pháp luật.
Chi cục THADS thành phố Thái Nguyên tiếp tục thi hành buộc Công ty Gia Sàng phải trả lại gia đình bà Oanh, ông Hộ số tiền 4 tỷ đồng đã trả cho Ngân hàng Đông Á thay Công ty Gia Sàng theo quyết định công nhận thỏa thuận số 04/2013/QĐST-KDTM ngày 13/8/2013 của Toàn án Nhân dân thành phố Thái Nguyên.
Chi cục THADS thành phố Thái Nguyên phải tổ chức họp kiểm điểm xác định trách nhiệm cá nhân, có hình thức xử lý kỷ luật người có trách nhiệm liên quan tương xứng với hành vi sai phạm đã nêu tại kết luận này.
Video đang HOT
Nhà máy cán thép Gia Sàng khi chưa bị phá dỡ
Đối với TTDV bán ĐGTS tỉnh Thái Nguyên: Trong quá trình tổ chức bán đấu giá tài sản bị kê biên, TTDV bán ĐGTS tỉnh Thái Nguyên có nhiều vi phạm, thiếu sót: Tên gọi Hợp đồng không đúng quy định; Ký Phụ lục Hợp đồng sau khi đã tổ chức bán đấu giá tài sản; Quy chế bán đấu giá quy định thời gian bán đấu giá không cụ thể, rõ ràng, quy định hình thức đấu giá không có sự thống nhất của người có tài sản đấu giá; Thiếu trách nhiệm trong việc quản lý hồ sơ bán đấu giá tài sản; Thông báo bán đấu gái tài sản không thông báo cụ thể, rõ ràng thời gian bán đấu giá tài sản; bán đấu giá tài sản khi có một người đăng ký nhưng lại đang có khiếu nại về quá trình thi hành án, bán đấu giá tài sản.
Do đó, TTDV bán ĐGTS tỉnh Thái Nguyên đã không thực hiện đúng Khoản 1 Điều 3, Điều 25, Khoản 2 Điều 37 Nghị định 17/NĐ-CP ngày 04/3/2010 của Chính phủ và Khoản 4 Điều 15, Khoản 2 Điều 18 Thông tư 23/2010/TT-BTP ngày 06/12/2010 của Bộ Tư pháp.
Những tồn tại, vi phạm nói trên của TTDV bán ĐGTS tỉnh Thái Nguyên phải được xem xét trách nhiệm cá nhân và có hình thức xử lý nghiêm, tương xứng với hành vi vi phạm.
Bên cạnh đó, Kết luận của Thanh tra Bộ Tư pháp cũng kiến nghị Tổng cục trưởng Tổng cục THADS: Chỉ đạo Cục thi hành án dân sự tỉnh Thái Nguyên, Chi cục thi hành án dân sự thành phố Thái Nguyên thực hiện đúng và đầy đủ Kết luận Thanh tra. Xử lý vi phạm theo thẩm quyền đối với các cá nhân có sai phạm như Kết luận Thanh tra đã nêu.
Dự án Thái Hưng Eco City được xây dựng trên khuôn viên Nhà máy cán thép Gia Sàng cũ
Có thể nói rằng, việc làm trái pháp luật của Chi cục THADS thành phố Thái Nguyên và TTDV bán ĐGTS tỉnh Thái Nguyên là một trong những nguyên nhân dẫn đến việc xuất hiện nhóm lợi ích thừa cơ thực hiện hàng loạt thủ thuật biến đất của Công ty Gia Sàng thành đất của Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng ( Công ty Thái Hưng) nhằm thực hiện Dự án Thái Hưng Eco City. Ngoài ra, hành vi này của các đơn vị nêu trên còn có dấu hiệu của việc gây thất thoát vốn Nhà nước và ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền và lợi ích của các cổ đông trong Công ty Gia Sàng.
Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi tới bạn đọc những phân tích sâu hơn về vụ việc này trong những kỳ tới.
Sau nhiều cuộc họp để xử lý các khoản nợ của Công ty Cổ phần Luyện Cán thép Gia Sàng, các đơn vị liên quan đã thống nhất giải quyết thi hành án bằng cách bán đấu giá công khai toàn bộ khối tài sản trên đất của doanh nghiệp với điều kiện: tổ chức, cá nhân trúng đấu giá không được tháo dỡ nhà xưởng, dây chuyền sản xuất mà phải đầu tư để tái sản xuất, giải quyết việc làm và bảo vệ quyền lợi cho người lao động, đảm bảo an sinh xã hội.
Theo đó, Công ty Cổ phần Thương mại Thái Hưng (Công ty Thái Hưng) là đơn vị trúng đấu giá 56 tỷ đồng, cam kết sẽ thực hiện các yêu cầu của người lao động, cũng như chủ trương của UBND tỉnh. Tháng 12/2016, Thái Hưng đã đưa thép Gia Sàng hoạt động trở lại theo đúng cam kết trong sự hân hoan của toàn thể cán bộ công nhân viên. Thế nhưng, chỉ 6 tháng sau đó, công ty này bất ngờ cho dừng hoạt động và tiến hành tháo dỡ nhà máy cán thép.
Trong khi dư luận vẫn chưa hết giật mình trước động thái bất ngờ của Công ty Thái Hưng, ngày 23/11/2017, UBDN tỉnh Thái Nguyên nhanh chóng ban hành văn bản số 3669/QĐ-UBND (do ông Vũ Hồng Bắc – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Nguyên ký) về việc Quyết định chủ trương đầu tư Dự án Khu tổ hợp thương mại dịch vụ, trường học và nhà ở Gia Sàng (Thái Hưng Eco City) ngay trên phần đất nhà xưởng cũ rộng 22,6 ha của nhà máy thép Gia Sàng.
Nhóm PV
Theo Đời sống Plus/GĐVN
'Đất vàng' hãng phim truyện Việt Nam bị 'thâu tóm' thế nào?
Kết luận thanh tra "công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam" của Thanh tra Chính phủ mới đây chỉ ra rất nhiều sai phạm trong việc cổ phần hoá Hãng phim truyện Việt Nam. Đáng chú ý là việc cho thuê nhà đất sai mục đích, trái thẩm quyền; việc chọn lựa và bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược có nhiều vi phạm, thiếu sót; việc xác định giá trị thương hiệu của Công ty này cũng để xảy ra nhiều tồn tại, vi phạm...
Những lùm xùm quanh cổ phần hóa VFS
Hãng phim Truyện Việt Nam (VFS) là hãng phim nhà nước được thành lập năm 1953, trực thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch. Lịch sử tồn tại của hãng gắn liền với dòng phim cách mạng và nghệ thuật với những tác phẩm điện ảnh kinh điển như bộ phim Biệt động Sài Gòn, Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Chị Tư Hậu, Mối tình đầu, Làng Vũ Đại ngày ấy, Em bé Hà Nội, Con chim vành khuyên,...
Sau hơn 60 năm tồn tại, được ví như "anh cả" của nền điện ảnh Việt Nam, tuy nhiên khoảng 20 năm gần đây, VFS rơi vào cảnh thua lỗ triền miên với con số lỗ lũy kế tính đến tháng 9/2014 là gần 40 tỷ đồng.
Cùng với đó, trụ sở chính tại số 4 Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội xuống cấp trầm trọng, dẫn đến việc một năm hãng chỉ sản xuất khoảng 2 phim đặt hàng của Nhà nước, còn lại hầu hết các nghệ sỹ đều phải đi kiếm thêm việc làm bên ngoài.
Trước tình trạng khó khăn trên, năm 2015, Công ty TNHH MTV Hãng Phim truyện Việt Nam nhận được yêu cầu về việc cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.
Việc cổ phần hóa doanh nghiệp này được anh em tập thể văn nghệ sỹ đón nhận như "luồng gió mới" với nhiều kỳ vọng về sự "đổi đời" cho một hãng phim già nua. Tuy nhiên, những gì diễn ra sau cổ phần hóa làm các văn nghệ sỹ và những người gắn bó với VFS đau lòng, bức xúc.
Theo đó, sau nhiều lùm xùm, Tổng Công ty Vận tải thủy - Vivaso đã hoàn tất quá trình mua lại đơn vị vào tháng 6/2017.
Tuy nhiên, ngay khi thực hiện cổ phần hóa, rất nhiều nghệ sĩ điện ảnh kỳ cựu bày tỏ bức xúc và ký vào bản đề nghị dừng ngay việc cổ phần hóa vì cho rằng vụ việc có dấu hiệu thiếu khách quan và minh bạch.
Nhiều lùm xùm xung quanh việc cổ phần hóa Hãng phim Truyện Việt Nam.
Cụ thể, sau khi chủ trương cổ phần hóa về tới hãng phim, ông Vương Tuấn Đức, Chủ tịch hội đồng thành viên kiêm Tổng Giám đốc Hãng phim đã thành lập Tổ giúp việc cho Ban cổ phần hóa - Bộ VHTT &DL gồm 7 người.
Tuy nhiên, theo các nghệ sỹ, hội viên Chi hội, có một điều hết sức kỳ lạ là trong tổ này lại không có các văn nghệ sỹ là những người có tên tuổi, có chức danh, chuyên môn cao và kinh nghiệm nhiều năm trong nghề làm phim. Thay vào đó là những nhân viên phòng tổ chức, thư ký giám đốc được đưa vào Tổ giúp việc.
Tổ giúp việc này, do ông Vương Tuấn Đức làm Tổ trưởng cùng công ty tư vấn về giá trị doanh nghiệp, trước khi cổ phần là Công ty TNHH toán quốc gia VIA và Công ty tư vấn CPH là Công ty chứng khoán Châu Á - Bình Dương. Các đơn vị này đã đưa ra giá trị thương hiệu và giá trị đất đai, ưu thế sử dụng vị trí của Hãng phim truyện Việt Nam bằng 0, với sự đồng ý của Ban cổ phần hóa.
Không chỉ nghi ngờ có điều bất thường trong việc định giá tài sản của VFS, các hội viên Chi hội Điện ảnh Việt Nam còn nghi ngờ ngay cả việc lựa chọn cổ đông chiến lược cũng chứa đựng nhiều điều bất bình thường.
Việc cổ phần hoá VFS được khởi động từ tháng 3/2016. Khi danh sách các đơn vị tham gia mua cổ phần được công bố, Vivaso đã nổi lên như một ẩn số, bởi đơn vị này hoàn toàn không có kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất phim truyện. Ngày 14/4/2016, VFS tiến hành đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) với mức giá khởi điểm 10.200 đồng/cổ phần.
Sau cổ phần hóa, vốn điều lệ của VFS đạt 50 tỷ đồng. Trong đó, Nhà nước nắm giữ 20% vốn điều lệ, cán bộ công nhân viên nắm giữ 4,5% vốn, 10,5% vốn công ty được mang ra đấu giá công khai, còn lại 65% vốn cổ phần - tương đương 33 tỷ đồng thuộc về nhà đầu tư chiến lược Vivaso.
Đến tháng 10/2017, Phó thủ tướng Trương Hòa Bình giao Thanh tra Chính phủ thanh tra quá trình cổ phần hóa doanh nghiệp này. Đồng thời yêu cầu kết quả thanh tra phải báo cáo Thủ tướng trước ngày 1/12/2017.
Trụ sở của Tổng công ty Vận tải thủy - Vivaso nằm trên "đất vàng" đường Nguyễn Văn Cừ.
Kịch bản thâu tóm &'đất vàng' VFS
Theo tìm hiểu của PV, phía sau Vivaso lại là một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, hạ tầng giao thông là Công ty liên hợp xây dựng Vạn Cường, đơn vị sở hữu 77,1% vốn tại Vivaso. Ông Nguyễn Thủy Nguyên, Tổng giám đốc Vạn Cường là người nắm giữ tới 98,87% vốn điều lệ tại đây, đồng thời cũng là Chủ tịch HĐQT của Vivaso.
Việc Công ty Vạn Cường tiến hành thâu tóm Vivaso, và sau đó thông qua công ty này sở hữu 65% VFS đã đặt ra câu hỏi lớn về mục tiêu kinh doanh, bởi hai đơn vị được thâu tóm có hoạt động không mấy liên quan. Tuy nhiên, điểm chung duy nhất của 2 doanh nghiệp trên là quá trình cổ phần hóa không thành công, nhưng lại đang nắm giữ nhiều lô đất "vàng" tại Hà Nội và TP.HCM, ước tính giá trị thị trường lên tới hàng nghìn tỷ đồng.
Với Vivaso, ngoài việc có giá trị doanh nghiệp của một tổng công ty vận tải đường thủy, Vivaso này đang quản lý sử dụng nhiều khu đất có giá trị lớn ở miền Bắc với tổng diện tích là 50ha. Trong số đó có các vị trí giá trị lớn như ở 158 Nguyễn Văn Cừ (Long Biên, Hà Nội), hoặc các khu nhà xưởng, mặt bằng cũng ở vị trí đẹp như phường Tân Ấp (quận Ba Đình); phố Kim Mã, Láng Hạ, Thanh Xuân, Đội Cấn (Hà Nội)...
Riêng đối với VFS, đơn vị này cũng đang được quyền thuê và sử dụng 4 lô "đất vàng" tại Hà Nội và TP.HCM. Theo đó, ở Hà Nội có 3 lô: 5.443,5 m2 đất tại số 4 Thụy Khuê, hình thức sở hữu là thuê đất trả tiền hàng năm, đất đã thuê hơn 50 năm; 904,9 m2 đất ở ngõ 151 Hoàng Hoa Thám - hình thức sở hữu là giao đất; 6.382,8 m2 đất ở Đông Anh tức trường quay Cổ Loa - hình thức sở hữu là giao đất. VFS có một lô đất 1.208,72 m2 đất ở số 6 Thái Văn Lung, quận 1, TPHCM - hình thức sở hữu thuê đất của nhà nước.
Theo tìm hiểu của phóng viên, giá đất ở tại mặt đường Thụy Khuê được UBND. TP Hà Nội quy định là 46 triệu/m2, nhưng thực tế có thời điểm giao dịch đã lên đến 250 triệu đồng/m2. Còn đất mặt phố Hoàng Hoa Thám hiện nay, mỗi mét vuông đất có giá khoảng 120-130 triệu/m2, khu đất tại Đông Anh của VFS có thị giá tối thiểu 160 tỷ đồng.
Như vậy nếu chỉ cho thuê mặt bằng chủ sở hữu đã "hái" ra tiền tỷ mỗi năm, chưa kể một vài năm sau khi được phép chuyển đổi công năng sử dụng, nơi đây trở thành nhà hàng, khách sạn, căn hộ cao cấp thì con số chủ đầu tư thu được sẽ rất "khủng".
Mới đây, ngày 20/9, Thanh tra Chính phủ công bố kết luận thanh tra "Công tác cổ phần hóa Hãng phim truyện Việt Nam". Kết luận thanh tra chỉ rõ, việc thực hiện cổ phần hóa Công ty TNHH MTV Hãng phim truyện Việt Nam tồn tại một số hạn chế, khuyết điểm.
Theo đó, ngoài việc chậm trễ xây dựng, ban hành Kế hoạch và tiến độ thực hiện cổ phần hóa Công ty và lựa chọn đơn vị tư vấn thì việc Ban Chỉ đạo cổ phần hóa không thực hiện việc lựa chọn đơn vị tư vấn định giá doanh nghiệp và tư vấn cổ phần hóa, để Công ty lựa chọn là chưa thực hiện đúng các quy định của Chính phủ và Luật Đấu thầu.
Mặt khác, kết quả thanh tra cho thấy việc VFS ký các hợp đồng cho thuê nhà, đất tại 4 lô "đất vàng" ở Hà Nội và TP. HCM là sai mục đích, trái thẩm quyền. Cùng với đó là việc chọn lựa và bán cổ phần cho các nhà đầu tư chiến lược có nhiều vi phạm, thiếu sót; việc xác định giá trị thương hiệu của Công ty này cũng để xảy ra nhiều tồn tại, vi phạm...
Đặc biệt, cơ quan thanh tra kiến nghị, Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện ngay các quy trình, thủ tục để nhà đầu tư chiến lược là Tổng công ty Vận tải thủy - Vivaso xin rút vốn trước thời hạn.
Theo Ninh Phan
Tiền phong
Dự án om 'đất vàng' vẫn ung dung tồn tại Nhiều dự án ôm "đất vàng" đã hơn 3 năm, thậm chí cả chục năm chưa triển khai song vẫn chưa bị thu hồi. ầu năm 2018, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội đã yêu cầu các sở, ban, ngành, quận, huyện rà soát, đề xuất điều chỉnh hoặc hủy bỏ các dự án, công trình có trong kế hoạch sử dụng...