Lo nông sản Việt phải mượn đường Thái Lan để vào Trung Quốc
Nhiều khả năng nông sản Việt Nam sẽ phải đi đường vòng qua Thái để xuất khẩu sang Trung Quốc, điều này ảnh hưởng đến lợi nhuận của nông dân, doanh nghiệp
Ông Nguyễn Lâm Viên, Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty CP Vinamit, cho biết vừa gặp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường để trao đổi về một số vấn đề liên quan đến xuất khẩu sang Trung Quốc.
Phía Trung Quốc đang hiện thực hoá lộ trình siết hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam, đặc biệt là các mặt hàng nông sản theo đúng như thông báo của họ từ năm 2018. Cơ quan quản lý Trung Quốc muốn Việt Nam phối hợp chặt chẽ với họ để kiểm soát chất lượng, an toàn nông sản nhập khẩu chính ngạch vào thị trường Trung Quốc. Nếu Chính phủ Việt Nam không quan tâm đúng mức, đồng hành cùng doanh nghiệp sẽ khó đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch và mở rộng thêm mặt hàng vào Trung Quốc.
Đến nay, Trung Quốc mới cho phép 8 loại nông sản Việt Nam vào thị trường của họ, trong khi đã mở cửa cho 23 loại từ Thái Lan. Vậy nên, nếu nhà nước không vào cuộc, nhiều khả năng nông sản Việt Nam sẽ phải đi đường vòng qua Thái để xuất khẩu sang Trung Quốc, khiến lợi nhuận của nông dân, doanh nghiệp Việt bị hạn chế.
Nếu Nhà nước không quyết tâm và tích cực hỗ trợ, nguy cơ nông sản Việt sẽ phải đi đường vòng để vào thị trường Trung Quốc hoặc rơi vào cảnh bị nhà mua hàng Trung Quốc thao túng
Video đang HOT
“Tôi đã làm ăn rất nhiều năm với Trung Quốc nên hiểu rõ sự khác biệt giữa thị trường này với các thị trường châu Âu, Mỹ. Nếu với Mỹ, doanh nghiệp mua hàng chỉ cần mang hàng đi kiểm tra, lấy chứng nhận vào thị trường thì với Trung Quốc, Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải nắm chắc các quy định của họ, đồng thời phải đứng ra giải quyết” – ông Viên nói.
Chẳng hạn, Trung Quốc họ cần 1 công hàm của Chính phủ Việt Nam gửi cho họ và họ trả lời công hàm đó, ghi rõ những điều kiện để nhập hàng. Theo đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam thực hiện thêm một bước là gửi công hàm đăng ký doanh nghiệp, nhà máy, trang trại/vườn ở đâu… cho Tổng cục Hải quan Trung Quốc. Từ danh sách đăng ký này, Tổng cục Hải quan Trung Quốc xem xét, cử người sang kiểm tra rồi mới công nhận và cho nhập hàng.
“Lẽ ra chỉ cần doanh nghiệp làm việc trực tiếp với hải quan thì Trung Quốc yêu cầu phải qua cơ quan nhà nước. Hiện Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang giao Cục Bảo vệ Thực vật thực hiện nhưng Cục không hiểu rõ về những quy định này” – ông Viên nêu thực tế và cho biết giải pháp để xuất khẩu nông sản chính ngạch sang Trung Quốc là doanh nghiệp phải hiểu, sau đó giải trình lại cho Cục Bảo vệ Thực vật Việt Nam hiểu. Tiếp đến, Cục lại nói cho hải quan Trung Quốc hiểu…
“Tuy nhiên, không nhiều doanh nghiệp hiểu được tầm quan trọng của vấn đề. Với tình hình này, nguy cơ phía Trung Quốc cho doanh nghiệp của họ sang Việt Nam thu mua nông sản để mang về nước theo đường chính ngạch, thao túng thị trường Việt Nam… doanh nghiệp Việt càng khốn khổ hơn” – ông Viên lo ngại.
Theop NLD
BIDV vẫn chưa thống nhất giá bán với KEB Hana Bank
Ông Phan Đức Tú - Chủ tịch HĐQT BIDV cho biết, đến nay thương vụ bán vốn cho KEB Hana Bank vẫn chưa hoàn tất được thủ tục do giữa hai bên còn có khoảng cách và chưa thống nhất giá.
Ngày 26/4, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV, mã: BID) tổ chức họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2019. Trong đó, có một vấn đề được cổ đông khá quan tâm là những vướng mắc và khả năng thành công trong thương vụ đàm phán với KEB Hana Bank.
Chủ tịch HĐQT Phan Đức Tú đã chia sẻ, "đây là câu chuyện khá dài, trải qua nhiều giai đoạn từ khi ĐHĐCĐ năm 2017 chúng ta cũng đã đặt vấn đề tìm cổ đông chiến lược. Năm 2018, chúng ta xác định danh tính nhà đầu tư tiềm năng là tập đoàn tài chính Hana của Hàn Quốc. Trong quá trình đàm phán và bán vốn, chúng ta, theo quy định pháp luật của Việt Nam, chúng ta đã trải qua rất nhiều thủ tục, và những thủ tục đấy đến nay về cơ bản đã được Chính phủ, NHNN và các cơ quan liên quan tháo gỡ. Tuy nhiên, hiện một số thủ tục vẫn còn chưa hoàn tất. Giá kỳ vọng của đối tác và chúng ta cũng chưa gặp nhau"
Liên quan đến vấn đề bao giờ thành công thì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố từ thị trường, yêu cầu kỹ thuật về thủ tục pháp luật và cả giá kỳ vọng của 2 bên...HĐQT sẽ làm tối đa để có thể hoàn tất thương vụ này sớm nhất vì đây là thương vụ rất quan trọng với BIDV.
Trước đó, trong năm 2018 BIDV đã trình và được cổ đông thông qua phương án tăng vốn theo 5 cách: Phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng 170,9 triệu cổ phiếu mới; Phát hành 603,3 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài; Phát hành 170,9 triệu cổ phiếu ESOP; Phát hành trái phiếu chuyển đổi và phát hành cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận. Tuy nhiên trong năm qua, BIDV vẫn chưa thể thực hiện được kế hoạch nói trên do chưa được NHNN cho ý kiến.
Trong năm 2019, BIDV trình lại kế hoạch tăng vốn, trong đó bỏ phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi. Theo đó, NHNN đã có văn bản chấp thuận việc phát hành cho nhà đầu tư chiến lược, trong khi 4 phương án còn lại vẫn đang trong quá trình xem xét và trình Thủ tướng Chính phủ.
Về việc phát hành cổ phiếu cho nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng cho biết, mới nhất, ngày 21/2/2019, NHNN đã có văn bản số 1029/NHNN-TTGSNH chấp thuận tăng vốn điều lệ cho BIDV từ 34.187 lên 40.220 tỷ đồng thông qua phát hành riêng lẻ cho KEB Hana Bank.
Tại Đại hội, lãnh đạo ngân hàng cũng đã cập nhật về kết quả kinh doanh quý I/2019 với lợi nhuận trước thuế đạt 2.521 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế riêng lẻ đạt 2.262 tỷ đồng, tăng 6,9% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng tài sản ngân hàng đạt 1.343 nghìn tỉ đồng, tăng 2,2% so đầu năm. Tín dụng đạt 1.264 nghìn tỉ, tăng 4,1% so với đầu năm. Dư nợ cho vay tăng 4,1%. Nguồn vốn tăng 2,2% đạt 1.037 nghìn tỉ đồng. Tỷ lệ nợ xấu hợp nhất là 1,74%; tỷ lệ nợ xấu riêng lẻ là 1,64%. Ngân hàng đã tiến hành trích lập dự phòng rủi ro đầy đủ theo quy định.
Năm 2019, BIDV đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất 10.300 tỷ đồng, tăng 8,73% so với thực hiện năm trước. Kế hoạch này của BIDV giảm so với mức 10.500 tỷ đồng mà ngân hàng đã công bố trong tài liệu ĐHĐCĐ trên website hôm 16/4. Ngân hàng đặt mục tiêu huy động vốn tăng 11%, dư nợ tín dụng tăng 12% và nợ xấu dưới 2%, chi trả cổ tức không thấp hơn mức thực hiện năm 2018.
Về các giải pháp trọng tâm trong năm 2019, BIDV sẽ tập trung xây dựng, ban hành và triển khai chiên lược phát triển của BIDV đên năm 2025, tầm nhìn đên năm 2030 và chiên lược cấu phần đối với từng đối tượng khách hàng, trong đó tập trung ưu tiên bán lẻ, SME và FDI.
HĐQT của BIDV cũng trình ĐHĐCĐ thông qua phương án tăng vốn điều lệ trong năm 2019 là tiếp tục thực hiện các cấu phần đã có kế hoạch từ năm 2018. Theo đó, BIDV tiếp tục dự định tăng vốn theo 4 cách đó là phát hành riêng lẻ hoặc chào bán ra công chúng 170,9 triệu cổ phiếu mới, phát hành 603,3 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài, phát hành 170,9 triệu cổ phiếu ESOP và phát hành cổ phiếu từ nguồn lợi nhuận. Khác với năm trước, BIDV bỏ phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi.
Cổ đông thông qua nội dung tờ trình bổ sung thành viên HĐQT. Ông Phan Đức Tú, Chủ tịch HĐQT, cho biết hiện nay thành viên HĐQT của BIDV là 8 nên bầu thêm 1 thành viên HĐQT nhiệm kỳ 2017-2022. Ứng viên là bà Nguyễn Thị Thu Hương sinh năm 1967 hiện là Vụ trưởng Vụ thanh tra, giám sát các tổ chức tín dụng nước ngoài (Vụ II), cơ quan thanh tra, giám sát thuộc NHNN.
Theo thuonggiaonline.vn
Eximbank đại hội cổ đông bất thành Không đủ tỷ lệ cổ phần có quyền biểu quyết tham dự, phiên họp Đại hội cổ đông thường niên của Eximbank không đủ điều kiện tổ chức. Sáng nay, phiên họp đại hội đồng cổ đông thường niên của Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) dự kiến bắt đầu từ 8h30 sáng 26/4, nhưng đến giờ khai mạc mới có...