Lò luyện thi tung chiêu hút sĩ tử
Thí sinh, phụ huynh nên cảnh giác với những “chiêu” quảng cáo và dịch vụ đi kèm tại các trung tâm, giúp tiết kiệm chi phí ôn luyện, đạt hiệu quả cao.
Quăng giá sốc, khoa trương thương hiệu với các khẩu hiệu như: “ôn chất lượng cao”, “tỉ lệ đậu cao”, “đội ngũ giáo viên đứng lớp là thạc sĩ, thầy giáo giỏi, nổi tiếng, tâm huyết”, “hỗ trợ, giới thiệu tìm phòng trọ”, “miễn phí tài liệu khi ôn”, “tăng tiết học nếu chưa ôn hết chương trình”… là những “chiêu” mà các trung tâm luyện thi cấp tốc đang sử dụng để thu hút thí sinh trong mùa thi ĐH-CĐ năm nay.
Mỗi nơi một giá
Theo quan sát của PV, học phí luyện thi cấp tốc năm nay dao động ở hai mức 1,8 triệu đồng/khóa và hơn 1 triệu đồng/khóa (một khóa dạy ba môn của một khối bất kỳ A, B, C, D… học cả tuần, mỗi buổi học 2 đến 3 tiếng đồng hồ tùy môn học cho đến hết ngày 30-6). Sự chênh lệch này không tuân theo quy luật (các dịch vụ kèm theo khi thí sinh ôn luyện tốt, trung tâm luyện thi nổi tiếng, có uy tín thì giá cao) mà tùy thuộc vào mức giá do chính các trung tâm này đề ra.
Video đang HOT
Chẳng hạn, các trung tâm luyện thi ĐH và bồi dưỡng văn hóa (thời điểm này gọi tắt là trung tâm luyện thi cấp tốc) thuộc địa bàn trung tâm TP như Trung tâm Hùng Vương, Chu Văn An (quận 5), Vĩnh Viễn (quận 10)… có mức giá chỉ từ 1 đến 1,1 triệu đồng/khóa. Trong khi đó, Trung tâm Nguyễn Hữu Cảnh (quận 7), Gia Định 1 (quận Bình Thạnh), trung tâm của ĐH KHXH&NV TP.HCM (quận 1)… lại có mức giá từ 1,6 đến 1,8 triệu đồng/khóa. Ở các trung tâm nhỏ thì có các lớp ôn theo từng môn học với mức giá 300.000 đồng/môn, riêng Toán từ 350.000 đến 450.000 đồng, môn Họa từ 600.000 đến 750.000 đồng.
Bên cạnh đó, một số trung tâm có dịch vụ cho thí sinh ở trọ với mức giá từ 700.000 đến 900.000 đồng/thí sinh/tháng.
Đủ loại băng rôn quảng cáo lớp luyện thi ĐH-CĐ cấp tốc trước cổng các trung tâm luyện thi ĐH và bồi dưỡng văn hóa
Khoa trương thương hiệu
Thời điểm hiện tại, do học sinh vừa hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp THPT, chưa có kết quả hoặc “nghỉ xả hơi” nên nhìn chung các trung tâm vẫn chưa “ nóng”. Tuy nhiên, để “chuẩn bị tinh thần”, hầu hết các trung tâm đều in sẵn những tấm băng rôn “khổng lồ”, tờ rơi, thời khóa biểu, “chính sách ưu đãi” để tạo sự chú ý, thu hút thí sinh.
Hàng ngàn biển hiệu, băng rôn quảng cáo lớn, nhỏ với những dòng chữ như “ôn thi chất lượng cao, tỉ lệ đậu cao, cung cấp tài liệu ôn miễn phí, giảm 5% học phí cho học sinh tỉnh, đội ngũ giáo viên là thạc sĩ, giảng viên giàu kinh nghiệm hiện đang giảng dạy tại các trường ĐH-CĐ…” cứ ùn ùn xuất hiện trên các con đường, giao lộ lớn như giao lộ Hàng Xanh, bùng binh Nguyễn Tri Phương… thậm chí những mảnh quảng cáo in không màu cũng dễ nhìn thấy khi chúng được dán tràn lan trên các cột điện.
Chung tình trạng trên, trên các trang mạng nhiều trung tâm “chui”, cá nhân dạy kèm cũng có những lời mời hấp dẫn: “thi đậu mới lấy tiền”, “100% giáo viên có trình độ thạc sĩ trở lên”…
Trong vai một người anh đi tìm chỗ ôn cấp tốc cho hai đứa em bà con, chiều 5-6, tôi tới tìm hiểu tại các trung tâm. Nhân viên các trung tâm này kể hàng loạt “chính sách ưu đãi”, khoe tên nhiều tiến sĩ, thạc sĩ giảng dạy tại các trường ĐH lớn như TS Nguyễn Văn Y (ĐH Kiến trúc), TS Trần Văn Tùng (ĐH KHTN), nhà giáo Nguyễn Hữu Quang… Sau các cuộc trao đổi, những nhân viên ghi danh thường xin số điện thoại để tiện liên lạc. Khi tôi vin lý do “muốn xem phòng học có sạch sẽ, thoáng mát không để mẹ của hai đứa nhỏ yên tâm” thì tất cả đều từ chối thẳng thừng. Một nhân viên ghi danh của Trung tâm Gia Định 1 (153A Xô Viết Nghệ Tĩnh, phường 17, quận Bình Thạnh) còn nói: “Cứ yên tâm, tối đa mỗi lớp chỉ có 40 em thôi. Ngày mai anh đưa hai đứa tới đóng tiền rồi học luôn không mấy bữa nữa không còn chỗ ngồi đâu (!?)”.
Theo Pháp Luật TP.HCM
Quảng cáo ồn ào "tấn công" trường học
Tờ rơi, băng rôn, áp phích quảng cáo, các gian hàng lưu động với sân khấu, loa đài nhạc giật đinh tai trong trường học không còn là hiện tượng xa lạ đối với các bạn học sinh, sinh viên các trường ĐH, CĐ mỗi đầu năm học mới .
Quảng cáo, dịch vụ thi nhau vào trường
Nhiều hãng sản phẩm lớn như: Pond, Clear, Rexona, Beeline, Vinaphone, Viettel, Pepsi, Cocacola, ... rầm rộ đổ vào các trường học mỗi đầu năm học.
Tại hầu hết các trường ĐH, CĐ trên địa bàn thành phố đều đã và đang xuất hiện rất nhiều hình ảnh quảng cáo của các hãng sản phẩm như thế.
Không những thế, những dịch vụ miễn phí như làm thẻ ATM của các ngân hàng cũng thi nhau treo băng rôn quảng cáo dịch vụ.
Dạo quanh các trường ĐH, CĐ thời điểm này, trường ĐH Công Đoàn, ĐH Thủy Lợi, Học viện Báo chí và tuyên truyền, ĐH Thương Mại, ĐH Ngoại Thương..., sân trường đang bắt đâù "nóng" lên cùng các chiến dịch quảng cáo, tiếp thị của các hãng sản phẩm.
Dựng sân khấu, nhảy bốc lửa trong trường hoc để quảng cáo
Gây chú ý hơn cả phải kể đến chương trình giới thiệu sản phẩm của hãng sản phẩm bim bim Poca và nước giải khát Pepsi trong thời gian qua ở các trường ĐH, CĐ.
Nhiều gian hàng lưu động được dựng lên ở ngay chính giữa sân trường, và kéo dài trong vài ngày, huyên náo nhộn nhịp với những lời mời mọc gây sự chú ý của sinh viên.
Tại trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn ( ĐH QGHN), khi hai hãng sản phẩm này vào trường, sân khấu, loa đài được dựng hoành tráng công phu, đặc biệt là có những cô " váy hơi ngắn, chân hơi dài" tọa lạc, nhảy múa ngay giữa sân trường để quảng cáo sản phẩm. Và cứ vài tháng lại có một đợt quảng cáo "ầm ĩ" như vậy.
Thông thường với những chương trình quảng cáo kiểu này, sinh viên được ăn, uống, nghe, xem, dùng thử sản phẩm một cách thoải mái và miễn phí.
Đầu năm học mới, nhiều chương trình khuyến mại, giảm giá dành riêng cho học sinh, sinh viên, nhất là những tân sinh viên, như: làm sim mới, mỹ phẩm ưu đãi cho sinh viên, làm thẻ đa năng ... được quảng cáo rất rầm rộ.
Cảnh sinh viên chen lấn, xô đẩy nhau để mua một vài cái sim sinh viên, uống thử sản phẩm giới thiệu, dùng thử kem dưỡng da ... là cảnh tượng thường gặp ở các trường học đầu mỗi năm học mới khi các sản phẩm quảng cáo vào trường.
Cần trả lại không gian học thuật cho trường học
Theo tìm hiểu của chúng tôi, khi các hãng sản phẩm vào trường học giới thiệu sản phẩm đều đã qua xin phép và được sự chấp thuận của ban giám hiệu trường học. Tuy nhiên, hoạt động này lợi thì ít mà hại thì nhiều.
Với những đợt quảng cáo kiểu này, trường học bị đảo lộn ít nhiều, gây mất thẩm mĩ, rác thải khá nhiều lại không được dọn dẹp ngay, phá vỡ không gian yên tĩnh cần có trong các trường học.
Trao đổi với chúng tôi, chị Trang nhân viên của Poca (một hãng có sản phẩm quảng cáo tại trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn thời gian gần đây) cho biết, họ đã cố gắng chọn thời gian sinh viên được nghỉ giải lao để không ảnh hưởng đến việc học tập của các bạn sinh viên.
Song với việc học tín chỉ không thể nào tránh được có lớp nghỉ, lớp học. Việc quảng cáo có âm thanh huyên náo gây nhiều tiếng ồn đã ảnh hưởng lớn đến việc học tập của sinh viên.
Đứng trước thực trạng nhiều quảng cáo đang dần lấn áp, chiếm lĩnh môi trường học đường, PGS.TS Dương Xuân Sơn, giảng viên khoa Báo chí và truyền thông, trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn bày tỏ: "Sân trường là không gian học thuật và chỉ để học tập.
Các hoạt động quảng cáo trong trường học hiện nay nói chung và trường Nhân văn nói riêng là vô lí. Cần phải nhanh chóng dỡ bỏ và nghiêm cấm ngay lập tức."
"Môi trường học tập cần trong sạch, lành mạnh, không nên xô bồ quá. Nhà trường nên thay các băng rôn quảng cáo bằng cáo thông báo Hội Thảo, Hội nghị khoa học thì tốt hơn", một giảng viên khác nhấn mạnh.
Theo VTC
Hà Nội: Lò luyện tăng giá Dạo qua nhiều "lò" luyện thi đại học trên địa bàn Hà Nội dịp này khá yên ắng, vắng thí sinh. Tuy nhiên, giá mỗi buổi học đều tăng từ 10.000 đ/buổi so với năm trước. Nhiều trung tâm gia sư giả đã xuất hiện, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội đã phải lên tiếng cảnh báo. Thí sinh vắng, giá tăng Khảo...