Lo lắng tương lai sinh viên ngành chống tham nhũng tại Trung Quốc
Trước thông tin 16 trường đại học Trung Quốc sẽ mở chuyên ngành chống tham nhũng, nhiều học giả bày tỏ lo ngại về khả năng việc làm tương lai của sinh viên chuyên ngành này.
Theo các phương tiện truyền thông Trung Quốc, trong thời gian tới, 16 trường đại học nước này sẽ thành lập các chuyên ngành về “kiểm tra và giám sát”.
Nói chuyện với Times Higher Education, các học giả tán thành về việc Trung Quốc cần nhiều sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng giải quyết tận gốc các hành vi hành chính sai trái. Nhưng đồng thời, họ cũng bày tỏ nhiều lo ngại về tình hình việc làm và khả năng duy trì công việc của sinh viên chuyên ngành này.
Chuyên gia lo ngại về cơ hội việc làm của sinh viên ngành chống tham những tại Trung Quốc. Ảnh: THE.
Alex He, thành viên cao cấp nghiên cứu chính trị Trung Quốc tại Trung tâm Đổi mới Quản trị Quốc tế, tổ chức tư vấn có trụ sở tại Canada, bày tỏ cái nhìn không tích cực về triển vọng việc làm của sinh viên mới tốt nghiệp và sức hấp dẫn trong lĩnh vực tư nhân. Ngoài ra, ông cũng bày tỏ nghi vấn về độ quan trọng của ngành học này.
“Chỉ các cơ quan chính phủ mới có thể quan tâm đến việc tuyển dụng sinh viên chuyên ngành thanh tra và giám sát… Công việc nhà nước dường như là lựa chọn duy nhất mà họ có, đặc biệt trong bối cảnh thị trường việc làm ảm đạm ở Trung Quốc ngày nay”, ông nói.
Video đang HOT
Theo báo cáo của truyền thông, ngành học sẽ bao gồm những bài học về hành chính công, luật pháp và hệ thống chính trị Trung Quốc. Ngoài ra, sinh viên cũng được đào tạo về các kỹ năng điều tra, kinh tế và kinh doanh.
Tuy nhiên, ông He cho rằng những kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm học được từ trường đại học không đủ để sinh viên mới ra trường có thể xử lý tham nhũng.
Tương tự ông He, ông William Hurst, giáo sư về Phát triển Trung Quốc tại ĐH Cambridge, cũng hoài nghi về ngành học chống tham nhũng. Bên cạnh đó, ông cảnh báo việc thiếu nhân sự ngành học này, kể cả khi sinh viên có kỹ năng tốt tốt nghiệp hàng loạt mỗi năm.
“Dù tuyển dụng nhiều sinh viên giỏi về làm việc, chính quyền vẫn phải đối mặt với tình trạng thiếu nhân sự do các sinh viên giỏi thường được nhiều công ty hay tập đoàn tư nhân lớn mời về làm việc với mức lương béo bở”, ông giải thích.
Ông Hurst cho rằng việc mở ngành chống tham nhũng có thể cung cấp nhân lực cho Ủy ban Giám sát Trung Quốc, một cơ quan nhà nước chuyên trách điều tra và truy tố tham nhũng mới mở ra gần đây.
Ông Futao Huang, giáo sư tại Viện Nghiên cứu Giáo dục Đại học tại ĐH Hiroshima, cho hay dù việc thành lập ngành chống tham nhũng mới chỉ được quyết định trong thời gian gần đây, ý tưởng thành lập ngành học này đã xuất hiện từ một thập kỷ trước.
Ông cho hay ý tưởng này đã có từ năm 2008, khi một số trường đại học cân nhắc việc thành lập ngành kiểm tra và giám sát. Trong khoảng thời gian này, hàng chục viện nghiên cứu trực thuộc trường đại học về lĩnh vực này cũng đã được mở ra.
Ông Huang cũng cho rằng sinh viên tốt nghiệp ngành tham nhũng không chỉ phù hợp với công việc nhà nước mà còn cung cấp nhân sự cho việc giảng dạy và nghiên cứu lĩnh vực này.
Trường ĐH Nam Cần Thơ tổ chức tốt nghiệp cho hơn 1.300 sinh viên
Ngày 26/11, Trường đại học Nam Cần Thơ đã tổ chức lễ tốt nghiệp cho hơn 1.300 sinh viên đến từ 17 ngành học.
Lãnh đạo nhà trường trao khen thưởng sinh viên tốt nghiệp đại học loại xuất sắc.
Phát biểu tại buổi lễ, Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ cho biết: Lễ tốt nghiệp năm 2022 này, nhà trường tiến hành trao bằng tốt nghiệp cho 1.309 tân kỹ sư, cử nhân, dược sĩ, kiến trúc sư.
Trong đó, có 32 sinh viên đạt loại xuất sắc, 362 sinh viên đạt loại giỏi, 661 sinh viên đạt loại khá, 249 sinh viên đạt loại trung bình khá, 5 sinh viên đạt loại trung bình.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Quang, Hiệu trưởng Trường ĐH Nam Cần Thơ phát biểu tại buổi lễ.
Như vậy, tổng số sinh viên tốt nghiệp ra trường đạt loại khá trở lên chiếm trên 80% số lượng sinh viên các ngành được trao bằng tốt nghiệp, trong đó cao nhất là ngành Dược học có 360 sinh viên, Kỹ thuật xét nghiệm y khoa có 132 sinh viên.
"Sinh viên trường tốt nghiệp góp phần cống hiến sức trẻ cho sự phát triển của thành phố Cần Thơ nói riêng, các tỉnh khu vực ĐBSCL nói chung và được các cơ quan doanh nghiệp tuyển dụng đánh giá rất cao. Qua đó cho thấy rằng, nhà trường nhận được sự tín nhiệm cao từ phụ huynh, thí sinh và xã hội", TS Quang nói.
GS.TS. Võ Tòng Xuân trao bằng tốt nghiệp cho sinh viên.
Quy mô đào tạo hiện nay của Trường ĐH Nam Cần Thơ là hơn 19.000 học viên, sinh viên đang học tập tại trường. Gần 10 năm qua, trường có trên 8.500 học viên, sinh viên đã tốt nghiệp ra trường.
Đây sẽ là nguồn nhân lực góp phần to lớn vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và TPCần Thơ trong thời gian tới.
Năm 2022, trường có 38 ngành bậc đại học. Ngoài ra, trường có 5 ngành đào tạo bậc thạc sĩ gồm: Quản trị kinh doanh, Quản trị Dịch vụ du lịch và lữ hành, Luật Kinh tế, Công nghệ thông tin và Công nghệ kỹ thuật ô tô
Thiết kế mỹ thuật số - Ngành học đang được nhiều bạn trẻ quan tâm, cơ hội việc làm lớn Nhu cầu nhân lực cho ngành học này càng tăng cao, sinh viên ra trường không lo thất nghiệp. Sự phát triển vượt bậc của Cách mạng công nghiệp 4.0 đã tạo bước đệm để lĩnh vực Thiết kế số lên một tầm cao mới với hàng loạt nhóm việc làm có mức thu nhập hấp dẫn, vị trí đa dạng như: Sản...