Lo khi con đi trải nghiệm…
Sẽ thật mâu thuẫn khi nói rằng, tôi muốn cho con được tham gia trải nghiệm cùng các bạn mỗi khi nhà trường tổ chức để con được phát triển toàn diện, nhưng lại luôn muốn giữ con khư khư bên mình để bớt lo lắng, bất an.
Ảnh minh họa
Giữ con quanh bố mẹ, quanh trường lớp thì con không được mở mang tầm mắt, tham gia hoạt động vui chơi. Còn để cho con tự do trải nghiệm thì lại không an tâm… Vậy, có cách gì để vẹn cả đôi đường? Với một phụ huynh như tôi, chắc chỉ còn biết trông mong vào các thầy cô giáo.
Cứ mỗi khi nghe đâu đó câu chuyện học sinh bị tai nạn khi tham gia hoạt động ngoại khóa, hay đáng sợ hơn như câu chuyện một học sinh lớp 4 tử vong do đuối nước trong lúc đi ngoại khóa ở Khu du lịch Đại Nam, mới xảy ra cách đây 1, 2 ngày, tôi lại thấy rùng mình. Vì sao đáng thương đến vậy?
Tất nhiên, cho con tham gia ngoại khóa là phải có sự đồng ý của cha mẹ. Nhưng trách nhiệm quản lý, đảm bảo an toàn suốt chặng đường đi của các em phải là các thầy cô, những người có trách nhiệm bảo vệ nơi các em sẽ đến. Đi bất cứ đâu, ở bất cứ chỗ nào, rời mắt khỏi trẻ nhỏ là những nguy hiểm khó có thể lường trước được.
Cách đây không lâu, tôi được nghe một chị đồng nghiệp kể rằng, mỗi chuyến đi ngoại khóa, trải nghiệm của con chị đều xin cô giáo cho tham gia cùng. Đó có thể cũng là một cách để trải nghiệm với con, cùng con lớn lên. Hơn hết, để giữ con trong tầm mắt…
Nhưng không phải ai cũng có điều kiện tham gia với con như vậy. Và không phải chuyến đi trải nghiệm nào cũng cho phép bố mẹ đi cùng. Bởi thế, người bên cạnh các em trong những giờ học cả chính khóa và ngoại khóa luôn là các thầy cô giáo.
Tổ chức dã ngoại cho học sinh nói riêng và hoạt động giáo dục nói chung chỉ có thể đạt hiệu quả khi thầy trò an toàn. Trường học hạnh phúc trước hết phải là trường học an toàn. Bởi vậy, trước khi cho học sinh tham gia ngoại khóa, nhà trường nên cân nhắc về số lượng học sinh tham gia, lịch trình của buổi ngoại khóa. Mỗi thầy cô sẽ quản lý bao nhiêu học sinh? Một đợt ngoại khóa giới hạn bao nhiêu em thì hợp lý? Đồng thời, cảnh báo những nguy hiểm cho học sinh (nếu có) trên mỗi chặng đường… Có thể nói, với các chuyến đi ngoại khóa như vậy, công tác tổ chức của nhà trường và công ty du lịch là vô cùng quan trọng.
Những vụ tai nạn thương tâm, những cái kết buồn như kể trên là không ai mong muốn. Tôi kể ra ở đây cũng để tự dặn mình, để những người làm cha mẹ, những thầy cô giáo và những người có trách nhiệm cùng chung tay bảo vệ các em. Nếu tất cả cùng biết cách phòng ngừa, thì có thể hạn chế đến mức thấp nhất, những vụ tai nạn đáng thương kia…
Video đang HOT
Cô và trò Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương xây dựng trường học hạnh phúc
Để xây dựng một trường học hạnh phúc, mỗi nhà giáo phải thay đổi, từ nhận thức đến hành động, từ những điều nhỏ nhất và cần lắm sự chung tay của toàn xã hội.
Chiều 10/12, Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (quận Hồng Bàng, Hải Phòng) tổ chức chuyên đề cấp thành phố xây dựng trường học hạnh phúc "Mỗi ngày đến trường là một ngày vui" năm học 2020-2021.
Dự chuyên đề có lãnh đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo Ủy ban nhân dân quận Hồng Bàng, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Hồng Bàng cùng đông đảo giáo viên tiểu học trên địa bàn quận.
Tiết mục văn nghệ do học sinh Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương biểu diễn (Ảnh: LT)
Trong không khí vui tươi, phấn khởi, các vị đại biểu được thưởng thức những tiết mục hát, múa đặc sắc do học sinh nhà trường biểu diễn; Được xem phóng sự chuyên đề "Trường học hạnh phúc- thay đổi từ tư duy đến hành động".
Phóng sự được thể hiện với những hình ảnh, chia sẻ, mong muốn của các thầy cô giáo, các bậc phụ huynh cùng các bạn học sinh để hướng đến việc xây dựng thành công Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương trở thành một "Trường học hạnh phúc".
Hoạt động trải nghiệm "giờ học hạnh phúc" của cô và trò Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (Ảnh: LT)
Tiếp đó, các đại biểu được trải nghiệm giờ học hạnh phúc và giờ chơi hạnh phúc; giao lưu sau giờ ra chơi và gửi thông điệp "những mong muốn của các em về ngôi trường hạnh phúc".
Phát biểu tại chuyên đề, cô giáo Nguyễn Thị Bích Ngọc, Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương cho biết: "Trường học hạnh phúc, hiểu một cách đơn giản nhất là một ngày đến trường, giáo viên, học sinh đều cảm thấy là một ngày vui và thực sự ý nghĩa.
Vì thế, nhiệm vụ của thầy cô giáo không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng trong sách vở và những vận dụng thực tế, mà còn là làm thế nào để học sinh thấy được trường học trở thành một nơi thú vị.
Trường học hạnh phúc hiểu đơn giản là mỗi ngày đến trường, giáo viên và học sinh đều cảm thấy vui và thực sự ý nghĩa (Ảnh: Lã Tiến)
Đó là một mục tiêu mà tất cả chúng ta đều hướng đến vì tương lai của học sinh. Vì vậy, sứ mệnh của người thầy lại càng trở lên thiêng liêng vào cao cả hơn bao giờ hết.
Sự tôn vinh, kính trọng đối với nhà giáo không chỉ ở kiến thức uyên thâm hay ở tài nghệ sư phạm mà quan trọng hơn cả là sự mô phạm về phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, mến trẻ, sự mẫu mực trong lối sống, ở giá trị cao cả và trong sáng của nhân cách nhà giáo".
Hiệu trưởng Nguyễn Thị Bích Ngọc nhấn mạnh: "Để xây dựng một trường học hạnh phúc, bản thân mỗi nhà giáo chúng ta phải thay đổi, từ nhận thức đến hành động, từ những điều nhỏ nhất và cần lắm sự chung tay của toàn xã hội".
Hiệu trưởng Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương sẵn sàng thay đổi và rất cần sự thay đổi của các thầy cô, các em học sinh và các bậc phụ huynh (Ảnh: Lã Tiến)
Cô giáo Ngọc nêu những vấn đề để xây dựng trường học hạnh phúc. Thứ nhất, các cấp quản lý giáo dục có thay đổi? Sự tinh gọn, thống nhất, khoa học trong chỉ đạo, điều hành; giảm bớt gánh nặng, áp lực về hệ thống văn bản, cũng như tích hợp thống nhất các tiêu chuẩn đánh giá xếp loại đội ngũ.
Giờ chơi hạnh phúc của các em học sinh nhà trường (Ảnh: Lã Tiến)
Hiệu trưởng có dám tự nhìn nhận, dám bước ra khỏi "vùng an toàn" và thay đổi?
Đó là thay đổi tư duy, cách nghĩ, quan điểm quản trị, cách thức điều hành, chuyển từ tư duy quản lý, mệnh lệnh hành chính sang tư duy phục vụ, đặt lợi ích của người học lên hàng đầu, tạo động lực cho giáo viên, để mỗi thầy cô thực sự hạnh phúc và hạnh phúc đó sẽ được lan tỏa tới tất cả học sinh.
Tiết mục nhảy dân vũ "Trường học thân thiện" của học sinh nhà trường (Ảnh: Lã Tiến)
Giáo viên có thực sự thay đổi: yêu thương học trò bằng tất cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, lan tỏa cho học sinh niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những cử chỉ đầy tính nhân văn.
Hãy làm cho mỗi lớp học thực sự trở lên hạnh phúc, để mỗi ngày đến trường của học sinh thực sự là một ngày vui.
Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm với cô và trò Trường tiểu học Nguyễn Tri Phương (Ảnh: LT)
"Để thay đổi thế giới, tôi - Hiệu trưởng sẵn sàng thay đổi và rất cần sự thay đổi của các thầy cô, các em học sinh và các bậc phụ huynh", cô giáo Nguyễn Thị Bích Ngọc nói.
Học sinh tử vong vì tàu lượn: Ngoại khóa, trải nghiệm có phải là đi chơi xa? Ở các thành phố lớn, ngay cả trường mầm non cũng thường xuyên đưa học sinh trải nghiệm xa vài chục cây số vào những ngày như Halloween hay Trung thu khiến phụ huynh lo lắng. Trước khi xảy ra vụ việc nam sinh 17 tuổi tử vong khi chơi tàu lượn ở Khu du lịch Đảo Ngọc Xanh (Phú Thọ) trong chuyến...