Lộ diện kinh đô bí ẩn “bị thất lạc” của Đế chế cổ xưa tại Campuchia
Các nhà nghiên cứu lần đầu tên đã phát hiện ra một “thành phố bị biến mất” của Campuchia.
Trong một dự án kéo dài nhiều năm, một nhóm các nhà khoa học đã sử dụng phương pháp quét laser trên không và đo đạc trên mặt đất để lập ra bản đồ của Mahendraparvata, hay còn gọi là Núi Indra, Vua của các vị thần.
Nhờ vào công nghệ cao, một trong những kinh đô đầu tiên của Đế chế Khmer đã được phát hiện (ảnh: CNN)
Mahendraparvata là một trong những kinh đô đầu tiên của Khmer – đế chế tồn tại từ thế kỷ 9 tới 15 TCN, nhưng cho tới giờ vẫn còn cất giấu rất nhiều bí ẩn. Giới khoa học từng đưa ra giả thuyết, Mahendraparvata nằm tại cao nguyên Phnom Kulen, cách Siem Reap khoảng 48km về phía bắc; tuy nhiên, không tìm được nhiều bằng chứng. Cao nguyên Phnom Kulen khá xa xôi, khó tiếp cận, bị che phủ bởi rừng rậm và có thể từng là nơi đặt các khu mỏ dưới chế độ Khmer Đỏ trong những năm 1970.
Trong nhiều thập kỷ, Mahendraparvata vẫn được mệnh danh là “thành phố bị thất lạc”; nhưng giờ đây, các nhà khoa học khẳng định, họ đã xác định được nó.
“Chúng tôi xác nhận giả thuyết dựa trên chứng cứ rằng Mahendraparvata – kinh đô từ thế kỷ thứ 8-9 TCN của đế chế Khmer – nằm ở dãy núi Phnom Kulen”, bài báo xuất bản trên tạp chí Antiquity viết.
Các nhà nghiên cứu đã nhờ tới các máy quét laser từ trên cao, có “khả năng độc nhất vô nhị là nhìn xuyên qua các lớp thực vật và đem tới các hình mẫu có độ phân giải cao về nền của rừng”.
Họ phải lập bản đồ của toàn khu vực theo hai chiến dịch riêng biệt – lần đầu vào năm 2012 trên khoảng 37 km2 và lần hai là năm 2015 trên khoảng 975 km2.
Kết quả từ việc quét trên không cùng với các thông tin thu thập từ điều tra thực địa đã được tổng hợp để tạo nên một bản đồ trong đó thể hiện các trục đường và con phố chính của kinh đô. Bản đồ cũng chỉ ra chi tiết vị trí của các công trình như hồ chứa nước chưa hoàn thiện, đập nước, các bức tường của đền thờ, thậm chí là một cung điện…
Theo bài báo, những phát hiện trên đã mở ra cánh cửa để tìm hiểu thêm về Đế chế Khmer và vùng Angkor. Nó cho thấy những người xây dựng kinh đô đã vận dụng quy hoạch đô thị, “một hệ thống dẫn nước tinh tế” và các phát kiến khác.
Một phát hiện đáng kinh ngạc là thành phố được xây dựng trên các trục tuyến tính chiếu theo các hướng đông tây nam bắc – giống như một phiên bản đời đầu của hệ thống lưới áp dụng trong quy hoạch các đô thị hiện đại.
Minh Đức
Theo Báo Tổ quốc
Kỳ bí hòn đá "thánh" 100 kg biết bay ở Ấn Độ
Ngôi đền thờ Qamar Ali Darvesh ở làng Shivapur, Ấn Độ nổi tiếng thế giới với hòn đá 'thánh' nặng 90 kg mang tên Levitating. Điều kỳ bí là nó có thể tự bay lên cao khi 11 người chỉ ngón tay trỏ của tay phải vào phần dưới hòn đá.
Đền thờ Qamar Ali Darvesh, một vị thánh theo đạo Hồi giáo Sufi (Tên khác: Hồi giáo Mật tông) nằm ở làng Shivapur, miền Tây Ấn Độ hấp dẫn du khách trong và ngoài nước khi lưu giữ một hòn đá "thánh" có niên đại hơn 700 năm tuổi.
Theo các chuyên gia, hòn đá trên có trọng lượng 90 kg và được gọi là Levitating. Khác với những hòn đá thông thường, hòn đá thiêng Levitating có khả năng tự bay lên không trung mà không cần người nào nhấc lên.
Để hòn đá Levitating có thể tự bay lên, 11 người đàn ông đứng xung quanh hòn đá. Tiếp đến, 11 người này dùng ngón tay trỏ của tay phải chỉ vào phần dưới hòn đá Levitating và đồng thanh hô lớn tên vị thánh Qamar Ali Darvesh.
Khi ấy, hòn đá Levitating sẽ từ từ nhấc lên khỏi mặt đất và lơ lửng trên không trung một thời gian ngắn.
Tên tuổi của thánh Qamar Ali Darvesh gắn liền với giai thoại về hòn đá "linh thiêng". Cụ thể, truyền thuyết kể rằng, Qamar Ali Darvesh sinh ra trong một gia đình Hồi giáo trung lưu.
Vào thời đó những người đàn ông chú trọng đến sức mạnh cơ bắp nên thường xuyên luyện tập để có cơ thể khỏe mạnh.
Khác với mọi người, Qamar Ali Darvesh tin vào sức mạnh tinh thần. Ông trở thành đệ tử của Pir (một nhân vật nổi tiếng trong đạo Hồi Sufi) khi 6 tuổi.
Qamar Ali Darvesh dành phần lớn thời gian để ăn chay và ngồi thiền thay vì luyện tập thể chất. Vì vậy, ông có khả năng chữa bệnh một cách kỳ diệu. Trước khi qua đời, ông đặt một lời nguyền lên một hòn đá lớn mà nam giới trong làng thường sử dụng để rèn luyện sức mạnh cơ bắp.
Ông làm điều này vì muốn chứng minh với mọi người sức mạnh tinh thần lớn hơn sức mạnh thể chất. Vì vậy, ông yêu cầu đặt hòn đá đó cạnh mộ của mình và dặn dò: nếu 11 người đàn ông chỉ ngón tay trỏ của bàn tay phải vào phía dưới hòn đá và gọi tên ông thì nó sẽ bay lên cao quá đầu người.
Qamar qua đời khi chưa kết hôn nên phụ nữ bị cấm xuất hiện ở đây. Trước sự việc kỳ bí về hòn đá Levitating, một số người cho rằng, phép màu không có thật. Hòn đá "bay" lên được là do 11 người nhấc lên.
video: Mua hòn đá 50.000 đồng về sau được trả giá 2 tỷ đồng (nguồn: VTC14)
Tâm Anh
Theo kienthuc.net.vn/Indiatimes
Truyền thuyết rùng rợn về Chùa Cầu nổi tiếng Hội An Để hạn chế sự tàn phá của con thủy quái khổng lồ, người Nhật khi qua định cư tại Hội An đã cố tìm những người giỏi về phong thủy để xem thế đất, cắm điểm dựng đền thờ. Và Chùa Cầu đã được dựng lên trong bối cảnh như vậy. Không chỉ là di tích lịch sử mang tính biểu tượng của...