Lộ diện các game Esports trên PC có tầm ảnh hưởng lớn nhất hiện tại – LMHT số 1, CS:GO và DOTA 2 bám đuổi phía sau
Việc LMHT đứng ở vị trí top 1 có lẽ không phải là điều quá mới khi tựa game này sở hữu lượng fan khổng lồ trên thế giới.
Cách đây ít ngày, chuyên trang The Esports Observer đã công bố BXH chỉ số ảnh hưởng ( Impact Index) của các bộ môn Thể Thao Điện Tử trên nền tảng PC tại quý 2 năm 2021. Theo đó chúng ta biết được rằng LMHT là tựa game Esports trên PC có tầm ảnh hưởng lớn nhất thế giới với 71,40 điểm Impact Index. Xếp tại vị trí thứ 2 và thứ 3 lần lượt là hai cái tên gạo cội tới từ Valve – CS:GO và DOTA 2. BXH cụ thể:
BXH chỉ số ảnh hưởng của các tựa game Esports trên PC từ The Esports Observer
Chỉ số Impact Index được tính toán dựa theo lượng người chơi hàng tháng trên PC (30%), số giờ theo dõi (15%), phân chia tiền thưởng (25%), lượng người theo dõi stream cùng một lúc (5%), số giờ theo dõi Esports (20%) và số lượng giải đấu (5%)
Với việc có một lượng người hâm mộ khổng lồ trên thế giới, việc LMHT đứng ở vị trí top 1 trong BXH những tựa game Esports trên PC có tầm ảnh hưởng lớn nhất cũng không phải là điều quá lạ. Không chỉ về số lượng người chơi, LMHT cũng dẫn đầu về thống kê số giờ theo dõi stream hay các giải đấu. Cũng theo The Esports Observer thì trong quý 2 vừa qua, LMHT đã sở hữu tới hơn 480 triệu giờ theo dõi chỉ tính riêng trên nền tảng Twitch.
Với việc sở hữu những nhân vật nổi tiếng như Faker, Tyler1 thì việc LMHT đứng đầu về số giờ theo dõi stream cũng là điều dễ hiểu
Ngoài ra thì MSI 2021 và các giải đấu khu vực cũng giúp LMHT sở hữu số giờ theo dõi Esports cực kỳ lớn
Bám đuổi sát sao với LMHT đó chính là CS:GO, tựa game FPS có lẽ là số một thế giới ở thời điểm hiện tại. Điểm mạnh nhất của CS:GO so với các bộ môn khác đó là số lượng các giải đấu cực kỳ lớn. Hơn nữa, việc tổ chức thành công IEM Cologne 2021 cũng giúp CS:GO ghi điểm tại BXH kể trên. Lý do là bởi đây là giải đấu LAN đầu tiên của tựa game này sau 8 tháng thi đấu online liên tục và quy tụ những đội tuyển mạnh nhất thế giới. Điều này khiến cho số giờ theo dõi CS:GO trên các nền tảng phát sóng trực tuyến tăng mạnh tại quý 2 vừa qua.
Video đang HOT
Giải đấu LAN đầu tiên sau 8 tháng của CS:GO – IEM Cologne 2021 đã khép lại với chức vô địch của Na`Vi
Sự trở lại của DOTA 2 đối với top 3 những tựa game Esports có tầm ảnh hưởng nhất được xem như là một bất ngờ lớn. Thế giới DOTA 2 chuyên nghiệp đã phải chịu nhiều tác động tiêu cực do ảnh hưởng của dịch bệnh, đặc biệt là việc TI 10 không thể tổ chức trong năm 2020. Vì vậy mà mức độ ảnh hưởng của DOTA 2 đã giảm đi khá nhiều trong nhiều tháng vừa qua. Chỉ tới khi WePlay AniMajor được tổ chức với hình thức LAN và thu hút sự chú ý lớn của khán giả thì DOTA 2 mới tăng mạnh về số giờ theo dõi Esports.
Sự thành công của WePlay AniMajor với chức vô địch thuộc về PSG.LGD đã giúp DOTA 2 tăng mạnh về số giờ theo dõi Esports
Bên cạnh 3 cái tên “cựu thần” đã quá quen thuộc kể trên thì sự xuất hiện của VALORANT trong top 5 cũng mang tới một làn gió mới đến với làng Esports. Việc Riot Games tổ chức thành công giải đấu lớn mang tên VCT 2021: Stage 2 Masters – Reykjavík đã tạo nên một cú hích lớn và mở ra tương lai rộng mở đối thế giới VALORANT chuyên nghiệp.
Đội tuyển Sentinel với những siêu sao như TenZ, ShaZam đã lên ngôi vô địch VCT 2021: Stage 2 Masters – Reykjavík
5 bộ môn Esports phổ biến nhất năm 2020: LMHT không có đối thủ, Free Fire bứt phá khó tin
Bất chấp ảnh hưởng từ Covid-19, Free Fire và LMHT vẫn có những bước tiến tuyệt vời trong năm vừa qua
Đại dịch Covid-19 đã làm thay đổi hệ sinh thái Esports rất nhiều trong năm 2020. Nhiều giải đấu lớn, như The International của Dota 2 đã bị hủy, dẫn đến một số đội tuyển phải rời cuộc chơi vì không kiếm đủ tiền để bù vào chi phí vận hành.
Tuy nhiên trong thời buổi khó khăn ấy, cộng đồng dành nhiều thời gian cho các kênh stream hơn. Vì thế theo lẽ tất nhiên, một số bộ môn nếu tìm ra cách để tổ chức những giải đấu lớn theo hình thức online sẽ thu hút được sự quan tâm lớn.
Để cân đo đong đếm top 5 bộ môn phổ biến nhất năm qua, Esports Chart đã tính toán lượng thời gian cộng đồng bỏ ra để theo dõi những giải đấu trên mọi nền tảng stream (trừ thông số ở Trung Quốc). Kết quả chắc chắn sẽ khiến nhiều người bất ngờ.
5 - Free Fire
Cộng đồng đã dành ra hơn 132 triệu tiếng để theo dõi những giải đấu Free Fire vào năm 2020. Theo Esports Chart , con số này tăng 246%, tức là gần gấp 3 lần so với năm 2019.
Trong đó, số lượng người xem nhiều nhất cùng một thời điểm cũng vô cùng ấn tượng, lên tới 2,5 triệu.
Lý giải cho thành công này, Esports Chart cho rằng NPH của Free Fire đã xây dựng hệ thống giải đấu khu vực rất thành công, từ đó thu hút thêm người chơi mới và người theo dõi giải đấu trên khắp thế giới. Esports Chart cũng khẳng định Free Fire sẽ còn phát triển mạnh hơn nữa trong năm 2021.
4 - PUBG Mobile
Đối thủ trực tiếp của Free Fire, PUBG Mobile đứng ở vị trí thứ 4 trong BXH của Esports Chart . Tuy nhiên nếu đem so sánh, rõ ràng những gì PUBG làm được trong năm 2020 không ấn tượng bằng Free Fire.
Tổng thời gian cộng đồng theo dõi giải đấu trên các nền tảng stream của PUBG Mobile chỉ hơn Free Fire khoảng 2 triệu. Trong khi đó, lượng người xem cao nhất cùng một thời điểm của tựa game này chỉ đạt khoảng 1,1 triệu (thông số được ghi lại ở giải đấu PUBG Mobile World League 2020 khu vực phía đông).
PUBG Mobile chịu thiệt hơn một chút khi thông tin về lượng người xem ở giải đấu PMCO đầu năm 2021 chưa được công bố. Nhưng xét về tổng thể, Free Fire có bước chuyển mình ấn tượng hơn.
3- Dota 2
"Khốn khổ" là từ đúng nhất để mô tả các đội tuyển Dota 2 chuyên nghiệp trong năm 2020. Vì dịch Covid-19, toàn bộ hệ giống giải đấu lớn của bộ môn này đã bị hủy bỏ. NPH Valve tỏ ra thờ ơ với điều này, khiến nhiều tổ chức đầu tư vào Dota 2 tuyên bố phá sản. Phải chờ đến khi cộng đồng kêu quá nhiều trên các diễn đàn, Valve mới đứng ra trấn an về những thay đổi trong năm 2021.
Dẫu vậy, những gì đã diễn ra trong năm 2020 của Dota 2 thật sự đáng quên. Tổng thời gian xem so với năm 2019 giảm 11%, xuống chỉ còn 253 triệu. Lượng người xem cao nhất ở một thời điểm chỉ đạt khoảng 500.000, tức là bằng 1/2 PUBG Mobile, bằng 1/5 Free Fire.
2 - CS:GO
Giống với Dota 2, hệ thống giải đấu CS:GO bao gồm phần lớn những sân chơi tầm cỡ thế giới. Dịch Covid-19 đúng ra sẽ khiến bộ môn này bị ảnh hưởng nặng nề.
Trên thực tế, những con số lại chỉ ra điều ngược lại nhận định trên. Người xem vẫn theo dõi nhiều các giải đấu CS:GO bất chấp nó có thuộc hệ thống major hay không. Lượng thời gian xem đã tăng 25% so với năm ngoái, vươn lên con số 354 triệu.
Cứ thế, một kỷ lục vô cùng bất ngờ đã được thiết lập ở trận chung kết IEM Katowice 2020 giữa G2 Esports và Natus Vincere. Đã có hơn 1 triệu người theo dõi cùng một thời điểm màn thư hùng giữa 2 đội tuyển này, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử CS:GO.
1 - Liên Minh Huyền Thoại
LMHT gặp vô vàn khó khăn vì Covid-19 nhưng NPH của họ đã làm rất tốt. Trong năm 2020, LMHT là bộ môn duy nhất tổ chức thành công giải đấu vô địch thế giới, World Championship. Điều này dẫn đến lượng thời gian theo dõi tăng 21%, đạt mốc 354 triệu.
Hệ thống giải đấu vô địch khu vực của LMHT dù được tổ chức online hay offline đều đem lại tiếng vang lớn. Trong đó, lượng người theo dõi ở 3 khu vực châu Âu, CIS và Nam Mỹ tăng trưởng cực mạnh.
Nếu tiếp tục đà phát triển như thế này, khả năng LMHT vẫn đứng đầu BXH của Esports Chart rất lớn.
Top 5 bộ môn Esports được theo dõi nhiều nhất năm 2020 (theo Esports Chart)
Sẽ ra sao nếu tướng LMHT có thể nâng cấp kỹ năng bằng Aghanim's Scepter, Aghanim's Shard như DOTA 2? Cộng đồng LMHT đã nghĩ ra hàng loạt ý tưởng nâng cấp kỹ năng cực kỳ độc đáo với Aghanims Scepter và Aghanims Shard. Nếu như các bạn chưa biết thì Aghanims Scepter và Aghanims Shard là những món đồ vô cùng đặc biệt trong DOTA 2. Tác dụng của những trang bị này là cung cấp thêm hiệu ứng cho kỹ năng,...