‘List’ đồ ăn vặt siêu bổ, rẻ cho mẹ bầu
10 món ăn vặt này không chỉ giúp mẹ bầu bớt ốm nghén, mệt mỏi mà còn cung cấp lượng dinh dưỡng vô cùng cần thiết.
Ăn vặt là nhu cầu không thể thiếu của mẹ bầu trong thai kỳ đặc biệt với những mẹ bị ốm nghén không nạp được những thực phẩm phổ biến hàng ngày như cơm, thịt, cá, rau… Những đồ ăn vặt này không chỉ giúp mẹ bầu bớt mệt mỏi, ốm nghén mà còn cung cấp lượng dưỡng chất nhất định cho cơ thể và thai nhi.
Dưới đây là danh sách những đồ ăn vặt siêu bổ, rẻ mẹ nên trữ sẵn trong nhà:
Sữa chua
Sữa chua có giá trị dinh dưỡng cao, là nguồn thực phẩm dồi dào canxi (có tác dụng quan trọng trong việc phát triển xương và hàm răng chắc khỏe cho thai nhi) cũng như các loại vitamin và khoáng chất cần thiết khác. Vi khuẩn có lợi probiotic trong sữa chua giúp chống lại mệt mỏi cho bà bầu trong thời gian đeo “ba lô ngược”.
Sữa chua cũng là loại thực phẩm có tác dụng “đánh bay” táo bón. Tuy nhiên cũng do tác dụng nhuận tràng của sữa chua mà mẹ bầu không nên ăn quá nhiều. Bên cạnh đó cần lựa chọn sản phẩm có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng, tránh những loại chua được chế biến một cách thủ công và quá hạn sử dụng.
Mơ khô
Quả mơ có hàm lượng cao chất chống oxy hóa là beta-carotene, do màu vàng cam ngoài lớp vỏ. Trong cơ thể, beta-carotene chuyển đổi thành vitamin A – một loại vitamin giúp phát triển và duy trì sức khỏe của răng, xương và da.
Quả mơ sẽ ngon và bổ hơn khi ăn tươi nhưng mơ lại là loại quả theo mùa. Với mơ khô, bạn có thể ăn quanh năm. Có thể nhấm nháp chút ômai mơ chua ngọt nếu bạn thấy thèm.
Nhấm nháp chút mơ khô sẽ giúp mẹ bớt ốm nghén. (ảnh minh họa)
Hoa quả tươi
Theo các chuyên gia, hoa quả tươi có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe của mẹ và bé. Tuy nhiên mỗi ngày chỉ nên bổ sung khoảng 200 g hoa quả và cố gắng tránh những loại hoa quả có hàm lượng đường cao bởi chúng dễ khiến thai phụ tăng cân vù vù, lượng đường trong máu cao, dẫn tới đái tháo đường còn thai nhi dễ bị dị hình, thậm chí là chết lưu trong tử cung…. Chị em nên ghi danh những loại trái cây hữu cơ, giàu vitamin C (bưởi, cam, chanh, táo…), axit folic (mơ, đào…)… vào thực đơn hàng ngày của mình.
Nếu mua trái cây đóng hộp, chị em nên kiểm tra kỹ nhãn mác và hạn sử dụng. Hoa quả sấy khô cũng là một lựa chọn tuyệt vời cho chị em mê ăn vặt, có thể chọn mơ khô, nam việt quất….
Video đang HOT
Các loại hạt
Trong quá trình mang thai, có nhiều bà bầu rất thèm ăn bánh sandwich phết đầy kem. Tuy nhiên bạn nên hạn chế món này vì chúng giàu chất béo, nhiều calo, nếu ăn ít thì không sao nhưng khi ăn nhiều thì nó sẽ ảnh hưởng tới sự lên cân của chính bạn và em bé. Bạn có thể có lựa chọn khác như bánh sandwich phết đậu phộng, hạnh nhân, hoặc hạt điều… nghiền, các loại hạt không chỉ ngon mà rất tốt cho sức khỏe, chúng rất giàu protein, chúng lại chứa chất béo lành mạnh như DHA (chất có tác dụng phát triển trí não của trẻ).
Táo và phômai
Một quả táo mỗi ngày là tốt cho tất cả mọi người, bao gồm cả phụ nữ mang thai. Táo chứa chất xơ không hòa tan, chống táo bón và cả chất xơ hòa tan, có thể giúp giảm cholesterol. Tuy nhiên, bạn cần cẩn thận chọn mua những loại táo không chứa chất bảo quản hoặc bị phun nhiều thuốc trừ sâu.
Ngoài ra, một miếng phômai giàu protein ăn sau khi ăn táo sẽ giúp bà bầu có thêm dinh dưỡng.
Khoai lang sấy
Khi bạn thèm món gì đó giòn giòn, ngọt ngọt thì những miếng khoai lang sấy sẽ là món ăn vặt hữu ích. Nếu có lò nướng và khéo tay, bạn có thể tự làm khoai lang chip vì nó sẽ ít natri và chất béo hơn so với khoai lang sấy mua sẵn. Thêm vào đó, bạn còn nhận được nhiều lợi ích sức khỏe từ khoai lang như kali, chất xơ, vitamin A, C và B6.Ngũ cốcHầu hết các loại ngũ cốc đều chứa các loại vitamin cần thiết, khoáng chất, axit folic có tác dụng làm giảm nguy cơ khuyết tật bẩm sinh cho thai nhi . Bên cạnh đó, ngũ cốc rất giàu chất xơ giúp bảo vệ hệ tiêu hóa hoạt động bình thường và hạn chế tối đa chứng táo bón. Ngoài ra, ăn ngũ cốc có thể giúp mẹ bầu chống lại các bệnh viêm nhiễm vòm miệng, viêm lưỡi, loét miệng…
Khi bạn thèm món gì đó giòn giòn, ngọt ngọt thì những miếng khoai lang sấy sẽ là món ăn vặt hữu ích. (ảnh minh họa)
Cà rốt
Cà rốt rất dồi dào vitamin A và chất xơ. Bổ sung cà rốt trong chế độ ăn hàng ngày giúp thai nhi sáng mắt. Chị em nên ăn kèm cà rốt tý hon cùng sữa chua hoặc làm salad cũng với súp lơ và rau bina.
Bên cạnh đó chế độ dinh dưỡng hằng ngày của mẹ bầu sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến quá trình phát triển của thai nhi. Các mẹ bầu có thể tham khảo chế độ dinh dưỡng chuẩn tại bài viết “Chế độ ăn uống dinh dưỡng cho mẹ bầu”
Trứng luộc
Trứng luộc kỹ có hàm lượng protein cao. Nếu bạn chỉ thích lòng trắng trứng thì bây giờ là lúc bạn cần ăn cả lòng đỏ. Lòng trắng chứa nhiều protein, còn lòng đỏ có đầy đủ chất dinh dưỡng có giá trị như choline – chất đóng vai trò quan trọng trong não và hệ thần kinh của thai nhi; folate giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh.
Cà chua bi
Nếu bạn chỉ thích có món gì nhai mà không nhiều kalo thì cà chua bi là một gợi ý. Bạn có thể ăn nửa bát con cà chua bi mà chỉ có dưới 50kalo.Dồi dào vitamin C, cà chua bi còn cung cấp hàm lượng lớn lycopene – một chất chống oxy hóa giúp ngăn ngừa bệnh ung thư và bệnh tim. Cộng với một số lượng lớn chất xơ, vitamin A và một ít folate, cà chua bi là món ăn được coi là nhiều dinh dưỡng.
Theo Khám Phá
3 tháng đầu ăn gì để thai nhi tránh bị dị tật
Axit folic có nhiều trong đậu đen, măng tây, rau bina, trái cây và nước trái cây, đậu lăng, các loại ngũ cốc, bột mì... rất có lợi cho bà bầu.
Ba tháng đầu là một trong những giai đoạn quan trọng nhất đối với thai nhi. Vì vậy, ngay từ khi nhận được tin vui, các mẹ bầu cần áp dụng ngay lập tức chế độ ăn uống hợp lý để đảm bảo sự phát triển tối ưu cho thai nhi và sức khoẻ bà mẹ.
Ăn nhiều đậu đen, măng tây, trái cây...
Axit folic là một chất dinh dưỡng quan trọng trong thai kỳ, đã được chứng minh là có tác dụng làm giảm đáng kể nguy cơ dị tật bẩm sinh ở thai nhi và hỗ trợ sự phát triển bình thường của các tế bào trong cơ thể. Những phụ nữ có nguy cơ mang thai dị tật bẩm sinh, như những người dùng thuốc chống động kinh, sẽ cần một đơn thuốc chứa hàm lượng cao của acid folic.
Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể lựa chọn những loại thực phẩm giàu folate như đậu đen, măng tây, rau bina, trái cây và nước trái cây, đậu lăng, các loại ngũ cốc, bột mì...
Măng tây có chứa nhiều axit folic rất tốt cho thai nhi. (ảnh minh họa)
Thịt bò và thịt gà cung cấp chất sắt
Thịt bò và thịt gà là nguồn thực cung cấp sắt tuyệt vời. Ngoài ra, một số loại thực vật cũng cung cấp sắt như rau bina, đậu lăng nói riêng và các loại đậu nói chung ... Tuy nhiên chất sắt từ nguồn thực vật khó hấp thu hơn từ động vật. Do đó, các bà mẹ ăn chay nên bổ sung thêm sắt từ thuốc.
Ăn nhiều cá
Tiêu thụ nhiều cá trong thai kỳ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi. Các loại cá giàu dinh dưỡng bao gồm: Cá cơm, cá da trơn, cá trích, cá hồi, cá minh thái, cá tuyết và tôm. Tuy nhiên, bạn cũng nên tránh xa một số loại cá có hàm lượng thuỷ ngân cao như cá kiếm, cá kình, cá thu và cá mập.
Gia tăng chất béo có lợi
Cá hồi là nguồn cung cấp Omega-3 tuyệt vời cho thai phụ. Bên cạnh đó, quả óc chó và hạt lanh cũng chứ rất nhiều chất béo lành mạnh.
Bổ sung canxi
Canxi cần thiết cho sự hình thành và phát triển xương ở thai nhi. Bởi vậy, các bà mẹ phải đảm bảo được cung cấp nguồn canxi đầy đủ trong suốt quá trình mang thai. 1000 mg canxi mỗi ngày là hàm lượng phù hợp cho các bà bầu.
Các bà mẹ phải đảm bảo cung cấp nguồn canxi đầy đủ trong suốt quá trình mang thai.(ảnh minh họa)
Ăn nhiều chất xơ
Táo bón là hiện tượng phổ biến của thai kỳ. Khi mang thai, cơ thể của người mẹ trì trệ, kể cả hệ tiêu hoá. Lời khuyên dành cho các bà mẹ là tiêu tụ thật nhiều chất xơ ( 28-30 gam mỗi ngày) và uống đủ nước để cơ thể hoạt động trơn tru nhất có thể.
Nói không với bia rượu và cắt giảm caffeine
Bác sĩ Weiner - Chủ tịch Sản phụ khoa tại Đại học Kansas (Mỹ) - cho biết: "Rượu đã được chứng minh là có nguy cơ gây ra dị tật bẩm sinh cho thai nhi cũng như đe doạ đến sự phát triển trí não của trẻ. Một chút rượu có thể không ảnh hưởng nhiều đến mẹ nhưng lại là mối đe đoạ lớn với thai". Mẹ bầu cũng nên thận trọng với caffeine, chỉ nên sử dụng một lượng nhỏ mỗi ngày để đảm bảo sức khoẻ bà mẹ và bé.
Không nên ăn quá nhiều
Bà mẹ tăng cân quá nhiều trong thai kỳ có thể dẫn đến bệnh tim, béo phì và tiểu đường bẩm sinh cho thai nhi. Thực tế, thai phụ chỉ cần khoảng 300 calo mỗi ngày, vì vậy bạn nên thông minh lựa chọn thực phẩm để vừa đảm bảo đầy đủ đinh dưỡng, vừa tránh ôm đồm ăn quá nhiều.
Theo Nld
7 bí quyết giúp việc mang bầu 'nhàn tênh' Làm sao để luôn vui vẻ, yêu đời suốt cả 9 tháng 10 ngày "mang nặng đẻ đau"? Hóa ra, bí quyết lại rất đơn giản. Khi mang thai, có biết bao nhiêu thắc mắc, lo lắng khiến mẹ bầu "hao tâm khổ tứ". Vẫn biết tâm lí không tốt sẽ ảnh hưởng đến cả mẹ lẫn thai nhi trong bụng. Nhưng làm...