Lính tinh nhuệ Trung Quốc giỏi võ hơn đặc nhiệm Mỹ?
Với quân số chưa đến 5.000 nhưng đây là lực lượng tinh nhuệ nhất của Trung Quốc, họ là những người đã từng vượt qua được cả đặc nhiệm Mỹ và Anh.
Lực lượng đặc nhiệm Trung Quốc – Chinese Special operations forces (SOF) là một lực lượng bao gồm biệt kích, binh sĩ giống biệt kích dù US Ranger của Mỹ.
Những đơn vị tiền thân của lực lượng này được ra đời từ những năm 1980, đến nay, qua nhiều thập kỉ, Trung Quốc đã cho các binh sĩ SOF của mình mở rộng hoạt động ra tầm quốc tế, thậm chí còn tham gia một cuộc thi quốc tế dành cho các lực lượng đặc nhiệm do NATO tổ chức.
Năm 2009, trong cuộc thi lần thứ 14 dành cho đặc nhiệm do NATO tại Slovakia, Đặc nhiệm Trung Quốc đã lần đầu tiên đứng trên cùng đấu trường với những lực lượng nổi tiếng thế giới như Biệt kích Hải quân Hoàng gia Anh, Biệt kích US Ranger của Mỹ (lính mũ nồi xanh) và Biệt kích Sayeret MATKAL của Israel.
Các binh sĩ đặc nhiệm Trung Quốc trong cuộc thi bắn tỉa Sniper World Cup 2010
Sau một cuộc cạnh tranh khốc liệt của những người đàn ông giỏi nhất thế giới, Trung Quốc đã tạo ra bất ngờ khi phá vỡ 6 kỉ lục của cuộc thi, đứng đầu về tổng số huy chương, số lượng huy chương vàng và điểm toàn đoàn.
Video đang HOT
Trong cuộc thi dành cho lính bắn tỉa toàn cầu Sniper World Cup năm 2010, Trung Quốc đứng vị trí thứ 3 và đến năm 2011 thì họ chính thức giành được vị trí đầu tiên. Đặc nhiệm Trung Quốc còn được nói là đã giành chiến thắng trong các cuộc đấu võ tay đôi với đặc nhiệm các nước khác.
Ở Trung Quốc, lực lượng đặc nhiệm này được gọi với tên “Tử huyệt”, nó liên quan đến võ thuật cổ truyền. Khi võ sĩ được huấn luyện về huyệt đạo đã ra đón trùng đích, đối phương có thể bị gục ngã ngay lập tức.
Hiện nay, tổng số binh sĩ SOF có dưới 5.000 người, được biên chế vào các đơn vị là Nhóm chiến tranh đặc biệt số 6, Nhóm chiến tranh đặc biệt số 8, Nhóm chiến tranh đặc biệt độc lập số 12 và Đơn vị biệt kích Hải quân.
Một bài tập của các đặc nhiệm Trung Quốc
Nguồn tuyển quân chủ yếu của SOF Trung Quốc là từ Đoàn biệt kích dù số 15. Vì vậy các binh lính Trung Quốc hiểu rằng, để có thể trở thành một biệt kích của SOF họ trước tiên phải được phục vụ trong đơn vị biệt kích dù.
Tại thời điểm Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Trung Quốc khi đó chỉ có dưới 100 biệt kích các loại, nhiệm vụ chủ yếu của các quân nhân này là trinh sát tầm xa.
Sau khi chứng kiến những gì mà lính Mỹ đã làm ở vùng Vịnh, Trung Quốc đã phát triển lực lượng của mình theo hướng các Biệt kích US Ranger của Mỹ.
Đến cuộc chiến Afghanistan 2001, Trung Quốc nâng cấp hướng huấn luyện đặc nhiệm của mình lên một bậc nữa giống như các lực lượng Delta Force của Mỹ hay S.A.S của Anh với chức năng chống khủng bố. Ngoài ra, họ cũng đảm nhận các nhiệm vụ đặc biệt như đột kích, ám sát, bắt cóc, giải cứu con tin.
SAS của Anh, lực lượng đặc nhiệm của Không quân Hoàng gia Anh với những chiếc mặt nạ khí rất dễ nhận biết
Hình ảnh trong một buổi luyện tập của các lính đặc nhiệm Trung Quốc
Trong 2 thập kỉ vừa qua, Trung Quốc tuyển dụng và đào tạo SOF cực kì nghiêm khắc, điều đó có nghĩa họ sở hữu hàng trăm biệt kích có kinh nghiệm hoạt động hàng chục năm.
Lính biệt hải Trung Quốc trong một buổi luyện tập giả định
Năm 2006, hàng trăm giảng viên của SOF Trung Quốc được cho là đã đến Venezuela để huấn luyện quân đội nước này các kĩ năng trinh sát và chống khủng bố trong vòng 6 tháng.
Tuy nhiên, chẳng có gì là miễn phí với người Trung Quốc. Nước này chọn Venezuela bởi muốn tìm hiểu những gì các giảng viên của SOF Mỹ đã dạy quân đội nước này trong năm 2003. Venezuela đã cho Trung Quốc thứ họ cần.
Từ đó đến nay, Trung Quốc đã có nhiều thay đổi trong đào tạo và các nhiệm vụ tình báo, hiệu quả của sự thay đổi này cho thấy các chiến thuật đã cũ được Mỹ sử dụng trong hơn nửa thế kỉ qua vẫn đang còn rất hiệu quả.
Theo VTC
Đặc nhiệm Mỹ cứu con tin từ tay hải tặc Somalia
Lực lượng đặc nhiệm Mỹ đã tấn công cướp biển Somalia vào rạng sang ngày thứ Tư để giải cứu hai con tin, một phụ nữ người Mỹ và một người đàn ông Đan Mạch đã bị giam giữ suốt ba tháng qua.
Lực lượng SEAL của Mỹ đã thực hiện vụ giải cứu con tin ở Somalia (Nguồn: AFP)
Trong một thông cáo được Nhà Trắng phát đi sau đó vài tiếng, Tổng thống Mỹ Barack Obama đã xác nhận sự việc, đồng thời tuyên bố "Mỹ sẽ không rộng lượng đối với những kẻ gây hại cho các công dân của chúng ta," đồng thời coi chiến dịch giải cứu này là một sự thực thi công lý.
Theo AFP, đơn vị tham gia chiến dịch đột kích này là đội SEAL nổi tiếng của hải quân Mỹ, sử dụng trực thăng bay ở tầm thấp vượt qua miền trung Somalia và đáp xuống gần khu nhà của bọn bắt cóc, khiến chúng bị bất ngờ.
Quan chức Mỹ cho hay, lực lượng SEAL đã tiêu diệt được hàng lọat hải tặc trong vụ đột kích này và vụ đột kích khiến người ta liên tưởng đến vụ tiêu diệt bin Laden tại Pakistan hồi tháng 5/2011.
Hai con tin được giải cứu là Jessica Buchanan và Poul Thisted, làm việc cho cơ quan về người tị nạn và rà phá bom mìn của Đan Mạch (DDG). Cả hai đều không bị thương và đã được đưa tới nơi an toàn, cơ quan quản lý hai nhân viên này cho hay.
"Hai nhân viên DDG đã được giải cứu... chúng tôi đang thu thập thêm thông tin về việc có ít nhất 6 chiếc trực thăng quân sự đã thực hiện vụ đột kích vào sáng nay," một quan chức an ninh địa phương cho hay, đồng thời cho biết thêm rằng đơn vị thực hiện cuộc giải cứu là thuộc quân đội Mỹ.
Một nguồn tin an ninh thì nói với AFP rằng cuộc giải cứu do các đặc nhiệm SEAL thực hiện và đã xảy ra những màn đọ súng quyết liệt, trong đó rất nhiều tên cướp biển đã thiệt mạng.
Một nhân viên an ninh khác cho hay con số cướp biển thiệt mạng có thể là 8 tên. Hiện chưa có bất cứ thông tin nào về thương vong từ phía Mỹ.
"Cuộc giải cứu diễn ra ngay trước lúc bình minh, lực lượng tham gia giải cứu tỏ ra rất chuyên nghiệp," nhân viên này cho hay.
Hai nhân viên DDG, Buchanan và Thisted đã tham gia công tác rà phá bom mìn ở miền trung Somalia, thuộc khu vực bán tự trị Galmudug thì bị các tay sung bắt giữ hôm 25/10/2011.
Khu vực này được coi là một trong những nơi nguy hiểm nhất thế giới đối với các nhân viên cứu hộ quốc tế. Rất nhiều tàu bè qua khu vực này cũng đã bị bọn cướp biển Somalia bắt cóc làm con tin và đòi tiền chuộc lên tới hàng triệu USD.
Từ sau khi Somalia nổ ra cuộc nội chiến cách đây 2 thập kỷ, chính quyền đã tỏ ra bất lực, tạo điều kiện cho các phiến quân, trong đó có cả các nhóm Hồi giáo cực đoan và cướp biển lộng hành.
Trước cuộc giải cứu của lực lượng SEAL lần này thì lực lượng NATO cũng dã vài lần giải cứu thành công các con tin bị cướp biển Somalia bắt cóc trên biển./.
Theo TTXVN
Putin cáo buộc đặc nhiệm Mỹ tham gia giết ông Gadhafi Thủ tướng Nga Putin hôm nay cáo buộc lực lượng đặc nhiệm Mỹ tham gia vào vụ giết hại nhà lãnh đạo bị lật đổ của Libya Gadhafi vào tháng 10 vừa qua. "Ai đã làm điều này?", ông Putin hỏi trong cuộc đối thoại trực tiếp với người dân Nga qua điện thoại và được phát trên truyền hình. "Máy bay không...