Linh hoạt dạy học STEM
Dạy học STEM thời gian qua được đưa vào nhiệm vụ của nhiều nhà trường tại Nghệ An. Qua đó, giáo viên dần đổi mới phương pháp giảng dạy, phát huy khả năng sáng tạo, tư duy logic cho học sinh.
Dù vậy, để triển khai rộng rãi còn gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất cũng như do không tương thích với chương trình giáo dục hiện hành.
Lớp học STEM tại Trường Tiểu học Lê Mao, TP Vinh, Nghệ An
Trải nghiệm mới mẻ cho học sinh
Tại buổi sinh hoạt câu lạc bộ STEM của Trường THCS Võ Liệt (huyện Thanh Chương, Nghệ An), các em học sinh rất háo hức khi học môn Công nghệ trực tiếp với mô hình robot khá hiện đại. Nhiều em đã tự lập trình và điều khiểu được rô bốt dù còn đơn giản. Điển hình như Dương Văn Minh (HS lớp 8E), một trong những thành viên xuất sắc của đội tuyển robot của nhà trường. Em từng đạt giải Nhất cuộc thi robotics tìm hiểu lịch sử đền Bạch Mã và giải Khuyến khích tại “Ngày hội STEM” của huyện Thanh Chương.
Cậu học trò có niềm say mê với tin học từ nhỏ, nhưng chủ yếu tự mày mò với chiếc máy tính cũ ở nhà. Khi lên THCS, cũng là lúc em được học STEM và có cơ hội phát huy khả năng của mình. “Em thích nhất là được học thêm về lập trình, vì thế có thể hiểu được nguyên lý lập trình và công nghệ, biết được quy tắc lắp ráp của các mô hình robot nhỏ. Khi xem các cuộc thi robocon trên mạng, em cũng hiểu được một chút về mô hình do các anh chị sáng tạo ra”.
Thầy Nguyễn Ngọc Thành – GV phụ trách STEM của trường cũng nói thêm: “Dạy học STEM khiến học sinh hào hứng, thích thú sáng tạo. Các em cũng có hiểu biết về công nghệ. Ví dụ trước đây, khi tiếp xúc với các con robot và các trò chơi điều khiển, các em chỉ đơn thuần là chơi thôi. Nhưng nay, các em có thể hiểu rõ về cơ chế hoạt động, có thể xây dựng chương trình điều khiển và lập trình cho trò chơi của mình”.
Giờ học STEM của học sinh Trường THCS Võ Liệt, Thanh Chương
Trường THCS Võ Liệt đóng tại địa bàn xã thuần nông, nhưng là một trong những trường đầu tiên của huyện Thanh Chương đưa STEM vào hoạt động dạy học. “Trong xu thế cách mạng 4.0 hiện nay, trẻ nông thôn nếu không được sớm tiếp cận công nghệ thông tin sẽ rất thiệt thòi. Vì vậy, nhà trường mạnh dạn cử giáo viên đi tập huấn để triển khai STEM vào trong các môn học.
Video đang HOT
Chúng tôi cũng kêu gọi xã hội hóa để đầu tư xây dựng một phòng học lab STEM, mua các phần mềm ứng dụng với tổng giá trị hơn 30 triệu đồng. Nội dung dạy học ở trường không phải ở trình độ cao, nhưng có thể cung cấp kiến thức nền nhất định về công nghệ, giúp các em học tập tốt hơn sau này”, thầy Phạm Đức Kính – Hiệu trưởng nhà trường nói.
Được biết, huyện Thanh Chương hiện có 15 trường THCS, 11 trường tiểu học thành lập được các câu lạc bộ STEM với lịch sinh hoạt ít nhất 1 tiết/tuần. Đây cũng là huyện xây dựng chuyên đề dạy học, tổ chức dạy học tích hợp STEM hiệu quả của tỉnh Nghệ An.
Triển khai theo cấp độ phù hợp
Tuy nhiên, để triển khai rộng rãi trong các nhà trường còn rất nhiều khó khăn, chủ yếu về cơ sở vật chất chưa đảm bảo. Thầy Mai Văn Quyền – giáo viên Trường THPT chuyên Phan Bội Châu cho biết: “Nếu dạy được STEM rất tốt cho học sinh. Nhưng cũng cần nhiều yếu tố như: Giáo viên có năng lực, được bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm thường xuyên; cơ sở vật chất đảm bảo có phòng lab STEM để tổ chức dạy và học với máy móc, trang thiết bị đầy đủ. Trong khi ngay cả trường chúng tôi là trường THPT chuyên của tỉnh còn phải học chay phần lớn, thì các trường phổ thông khác sẽ còn khó khăn hơn nhiều”.
Trên thực tế chưa có chương trình dạy học STEM, vì vậy các nhà trường chỉ mới đưa vào dạy học theo hướng mở, linh hoạt. Tại Trường THPT Hoàng Mai (thị xã Hoàng Mai, Nghệ An), thời gian qua triển khai lồng ghép dạy học STEM vào nhiều môn học. Thầy Chu Viết Tấn, GV dạy STEM của trường cho hay: Dạy học STEM tổ chức với nhiều cấp độ khác nhau, tùy thuộc vào hoàn cảnh và điều kiện cụ thể của từng trường. Như ở trường chúng tôi ở cấp độ “bán STEM”. Bước đầu cho thấy học sinh đáp ứng tốt và hiệu quả.
Học sinh hứng thú với tiết học trải nghiệm
Các em được trải nghiệm, thích thú tìm tòi, nghiên cứu cũng như vận dụng các kiến thức liên môn vào thực tiễn. Tương tự, Trường THPT Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An) cũng đưa giáo dục STEM vào trong hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm, sinh hoạt CLB… Thầy Dương Văn Sơn, Hiệu trưởng nhà trường chia sẻ: “Một phần do khối lượng kiến thức của chương trình hiện hành lớn, thầy trò phải dành phần lớn thời gian dạy – học văn hóa để đáp ứng các kỳ kiểm tra và thi cử”.
Hiện, giáo dục STEM được triển khai rộng rãi nhất ở các trường tiểu học. Tại TP Vinh, nhiều trường vận động xã hội hóa và phối hợp với một số trung tâm để đưa giáo dục STEM vào trường học. Tuy nhiên, một số phụ huynh vẫn băn khoăn về chương trình dạy học mang tính chất giải trí, khó đánh giá về chất lượng cũng như chi phí chênh lệch giữa các trung tâm.
Ông Nguyễn Tiến Dũng – Trưởng phòng Giáo dục Trung học, Sở GD&ĐT Nghệ An cũng cho rằng: Khó khăn lớn nhất khi thực hiện giáo dục STEM và các phương pháp dạy học tích cực khác là không đồng bộ với hoạt động giáo dục hiện hành. Trong điều kiện đó, các nhà trường cần linh hoạt sáng tạo nhiều hình thức; mục tiêu cuối cùng vẫn là phát triển phẩm chất và năng lực của người học.
Hồ Lài
Theo GDTĐ
Học sinh Thi trắc nghiệm Toán: Cân nhắc kỹ nếu tiếp tục triển khai
Chia sẻ với Kinh tế & Đô thị về Kỳ thi THPT Quốc gia 2020 vẫn có bài thi trắc nghiệm Toán, thầy Trần Mạnh Tùng - giáo viên (GV) Toán trường THPT Lương Thế Vinh nhận định: Toán của học sinh (HS) đang "nát" dần, việc thi trắc nghiệm môn học này, HS sẽ không rèn luyện được tư duy logic.
10 hệ lụy thi trắc nghiệm Toán
Không ít người cho rằng thi trắc nghiệm Toán đánh giá được năng lực HS nhưng ông và nhiều người lại có quan điểm ngược lại?
- Hiện đang có hai khuynh hướng đối với thi trắc nghiệm Toán. Một khuynh hướng ủng hộ thi trắc nghiệm Toán như 3 năm vừa qua, đa số là những người làm công việc tổ chức thi THPT quốc gia và tuyển sinh đại học (ĐH). Họ cho rằng tổ chức thi trắc nghiệm Toán thuận lợi, chấm thi khách quan và nhanh. Khuynh hướng phản đối là những GV đang giảng dạy môn Toán ở trường THPT - làm việc trực tiếp với HS, trong đó tôi nhận thấy thi trắc nghiệm Toán có nhiều vấn đề đáng lo ngại.
Thầy có thể nói rõ về vấn đề này?
- Dạy trắc nghiệm Toán dẫn đến hệ lụy HS đang mất gốc, không nắm vững kiến thức nền tảng. Tiếp đến là sự tùy tiện, trong quá trình làm bài trắc nghiệm HS có thói quen bằng mọi cách tìm được đáp số nhanh nhất, trong đó có cả cách không chính xác dẫn đến làm liều, ẩu. Các em đang mất phương hướng, không có phương pháp để giải quyết một bài toán cơ bản.
Ngoài ra, HS cẩu thả, phụ thuộc quá nhiều vào máy tính, lười học và đặc biệt là thiếu suy luận logic. Trong khi, mục tiêu lớn nhất của môn Toán là rèn tư duy logic. Mục tiêu này hình thành trong quá trình rèn luyện Toán tự luận. Thực tế đã có nhiều em ngây ngô khi học những môn Toán ứng dụng ở trường ĐH.
Theo thầy Trần Mạnh Tùng, dạy trắc nghiệm Toán dẫn đến hệ lụy học sinh đang mất gốc. Ảnh: Trần Oanh
Nhiều đồng nghiệp của tôi than phiền về việc phải hướng dẫn lại Toán phổ thông cho sinh viên. Học và thi trắc nghiệm Toán cũng dẫn đến HS có tâm lý ỉ lại, chờ may rủi và không cảm nhận được sự thú vị của môn học này.
Đánh giá lại toàn diện thi trắc nghiệm Toán
Trực tiếp đứng lớp, ông thấy chất lượng học Toán của HS 3 năm trở lại đây thế nào?
- Tôi tạm chia làm 3 trường phái GV dạy Toán. Trường phái GV dạy và hướng dẫn HS làm trắc nghiệm 100%, được các em rất thích vì hợp thời, có thể đi thi đạt điểm cao. Trường phái GV vừa hướng dẫn tự luận và trắc nghiệm 50% - 50%, trong đó có tôi.
Theo đó, đầu chương bài, tôi hướng dẫn HS làm tự luận, trình bày cẩn thận để hiểu được bản chất vấn đề; đến giữa chương, tôi không cho HS trình bày và nháp, mà điền đáp số. Đến cuối chương, tôi hướng dẫn HS làm trắc nghiệm để phục vụ cho việc đi thi.
Ở trường THPT Lương Thế Vinh - nơi tôi công tác, các em HS tự giác nên không gặp trở ngại. Nhưng ở những trường yếu hơn, đồng nghiệp nói HS học đối phó và không theo. Như vậy, trong 3 cách dạy Toán đều có những trở ngại và khó khăn; mục tiêu rèn tư duy logic cho HS không đạt được, ngoài việc nhiều người đang hướng tới là dạy để đi thi.
Về mặt điểm số, mỗi khi chúng tôi kiểm tra vấn đáp hay làm tự luận, hoặc có các cách đánh giá tương tự cho kết quả rất thấp. Chỉ khi kiểm tra trắc nghiệm, với những gì được dạy, được học thì HS đáp ứng được, gần giống như học mẹo, học vẹt.
Vì thế, khi chúng tôi thay đổi đề bài, tình huống, hay cho đề bài nhiều chữ hơn thì các em ngại không đọc hết. Khi HS yếu về kỹ năng làm toán, khả năng tư duy, trình bày thì năng lực Toán học không thể đạt như dạy và thi tự luận.
Chúng ta đang tiếp cận chương trình giáo dục phổ thông mới, theo ông, đề thi trắc nghiệm Toán cải tiến ra sao để phù hợp với xu hướng và giảm thiểu hệ lụy?
- Kỳ thi THPT quốc gia có bài thi trắc nghiệm Toán đã được thực hiện 3 năm. Đặt đề thi Toán của mình bên cạnh những đề thi trắc nghiệm như SAT của Mỹ hay PISA của Tổ chức OECD thấy khác nhau một trời một vực.
Đề Toán của mình rất hàn lâm, nặng lý thuyết. Đề có rất nhiều tình huống, bài tập khó do các thầy dày công sáng tạo tới mức chỉ dành cho siêu nhân. Điều quan trọng là những bài toán ấy không có trong thực tế và trong khoa học. Trong khi các bài trắc nghiệm Toán nước ngoài được nghiên cứu trong thực tế, đo đạc trong thực tiễn.
Nếu sắp tới, Bộ GD&ĐT vẫn tổ chức thi trắc nghiệm Toán nên cải tiến đề thi cơ bản, khoa học và thực tiễn hơn. Đề thi đánh giá được đúng năng lực của HS, làm thay đổi cách dạy - học theo hướng tích cực, thực chất hơn. Qua đây, tôi kiến nghị với Chính phủ, Bộ GD&ĐT đánh giá lại toàn diện của việc dạy và thi trắc nghiệm Toán, chất lượng của HS vào ĐH rồi có kết luận hướng đi sắp tới.
Xin cảm ơn ông!
Theo kinhtedothi
Nếu làm được bài toán lớp 5 trong kỳ thi học sinh giỏi này thì xin chúc mừng, IQ của con bạn "không phải dạng vừa đâu" Bố mẹ có thể cho con làm thử bài toán này để xem trình độ Toán học của con đang ở mức nào nhé. Bài toán dưới đây được sử dụng trong kỳ thi học sinh giỏi Tiểu học Trung Quốc năm 1999. Thời lượng làm bài là trong vòng 4 phút. Không chỉ riêng học sinh Tiểu học, ngay đến người lớn...