Liệu thịt lợn có tiếp tục lên “cơn sốt” giá?
Hiện, số lượng đàn trong dân rất ít bởi lo dịch tả lợn châu Phi, một số người nuôi lại “găm” hàng, nên thương lái không có đủ hàng để thu mua.
Với sự thiếu hụt nguồn cung do dịch tả lợn châu Phi vừa diễn ra và tốc độ tái đàn đang diễn ra chậm, thịt lợn trên thị trường Việt Nam đang tiếp tục đứng trước tình thế khủng hoảng. Liệu, giá thịt lợn trên thị trường có lên đến đỉnh điểm hay phá đỉnh hay không?
Thương lái cho biết, số lượng đàn trong dân rất ít, bởi cùng kỳ năm ngoái người chăn nuôi phá đàn nhiều do dịch bệnh, giá cả sụt giảm, nên hiện giờ không có đủ hàng để thương lái thu mua.
Thị trường xuất hiện thiếu cung “giả tạo”. (Ảnh: VTC1)
Báo cáo trước Quốc hội tuần vừa qua, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết, dịch tả lợn châu Phi lây lan về Việt Nam từ đầu tháng 2/2019 đã gây ra thiệt hại quá lớn. “Đây là dịch lịch sử trong ngành chăn nuôi Việt Nam, và chăn nuôi thế giới cũng chưa bao giờ phải đối mặt với loại dịch gây tác hai ghê gớm đến mức như thế”.
Video đang HOT
Việc giá lợn hơi tăng cao, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, còn có nguyên nhân bị “thẩm thấu” qua Trung Quốc, nên người dân “găm” lợn chờ giá, do đó, đã khiến cho cung – cầu thiếu cục bộ.
Ngoài ra, Bộ trưởng Nguyên Xuân Cường cho hay, có một lượng lợn nhất định của Việt Nam đã được chuyển qua biên giới làm cho tâm lý chung là giá sẽ tăng. Qua kiểm tra cho thấy, một số đơn vị, một số hộ gia đình giữ đàn lợn để tăng trọng lượng cao hơn, thậm chí để chờ lợn lên đến 150 – 180kg/con mới bán. Vì thế, nguồn cung “giả tạo” thiếu.
Theo lý giải của đại diện Cục Chăn nuôi, giá lợn tăng đột biến trong thời gian ngắn vừa qua nguyên nhân không phải do thiếu nguồn cung bởi so với thời điểm khi dịch tả lợn Châu Phi xảy ra, đến nay mới chỉ thiệt hại khoảng 8,5% tổng đàn lợn, với 5,8 triệu con lợn chết và tiêu hủy, tương đương với 3,8 triệu tấn thịt lợn.
Giá lợn hơi cả nước hiện nay dao động từ 58.000 – 65.000 đồng/kg lợn mà vấn đề ở đây là do khâu lưu thông và thông tin về giá thịt lợn. Cụ thể, do thông tin chưa rõ ràng về nguồn cung chăn nuôi lợn tại từng địa phương nên gây tâm lý hoang mang dẫn đến người dân và thương lái nâng giá bán, nhiều đơn vị kinh doanh nhỏ lẻ, thu mua chụp giật càng đẩy giá lên cao. Cùng với đó là các hộ chăn nuôi lớn, vì ký kết với các công ty lớn bao tiêu nên thương lái không thể thu mua, đành phải mua ở các hộ nhỏ lẻ giá cao.
Giá lợn hơi trong nước vẫn tăng. (Ảnh minh họa: Tiền Phong)
Ông Nguyễn Xuân Dương – Cục trưởng Cục Chăn nuôi – phân tích, cũng chính vì diễn biến phức tạp của giá lợn trong nước và dự báo tăng cao, mặc dù lợn đã đạt trọng lượng, nhưng nhiều hộ chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn quyết giữ để chờ thêm giá dẫn đến tình trạng cầu vượt cung.
“Trước kia các thương lái mua của nông hộ là chính, nay nông hộ hầu như không còn lợn nên không tiếp cận nguồn cung thịt lợn. Nguồn cung lợn chính bây giờ là ở các trang trại lớn, các công ty, hộ chăn nuôi lớn mà các hộ này thường bán theo xe, số lượng lớn. Thương lái không tiếp cận được nguồn đó thì bao nhiêu cũng phải mua, ở chiều ngược lại hộ chăn nuôi nhỏ lẻ lại có tâm lý găm hàng và nếu bán thì giá rất cao. Trong khi đó thông tin báo chí đề cập đến giá cao cá biệt nên vô hình chung tạo hiệu ứng tăng đột biến”, ông Dương nói.
Theo vov
Nguồn cung khan hiếm, giá lợn hơi tiếp tục duy trì ở mức cao
So với cuối tháng 9/2019, giá lợn tại nhiều tỉnh, thành tăng từ 8.000 - 14.000 đồng/kg lên phổ biến trong khoảng 50.000 - 63.000 đồng/kg. Sau khi vượt ngưỡng 60.000 đồng/kg, hiện giá lợn hơi trên cả nước đã chững lại.
Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho biết, trong tháng 10/2019, giá lợn hơi trong nước tăng mạnh. Nguyên nhân giá lợn hơi tăng mạnh trong thời gian qua là do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi nên nguồn cung mặt hàng thịt lợn giảm mạnh. Trong khi, nhu cầu đối với các mặt hàng thực phẩm, nguyên vật liệu cuối năm tăng nên thị trường khá sôi động. Ngoài ra, việc Trung Quốc nhập khẩu thịt lợn với giá cao cũng gây sức ép cho thị trường trong nước.
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, đàn lợn cả nước tháng 10/2019 giảm mạnh 20% so với cùng kỳ năm 2018, do chịu ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, nguồn cung giảm là yếu tố chủ yếu khiến giá thịt lợn hơi trên thị trường gia tăng.
Tính đến ngày 22/10/2019, dịch tả lợn châu Phi đã xảy ra tại 8.296 xã thuộc 660 huyện của 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương với tổng số lợn tiêu hủy gần 5,7 triệu con, tương đương với tổng trọng lượng hơn 327 nghìn tấn, trong đó có 3.681 xã thuộc 412 huyện của 56 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dịch bệnh đã qua 30 ngày.
Trên thị trường thế giới, theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), trong năm 2020, sản lượng thịt lợn toàn cầu sẽ giảm tiếp 10% so với năm 2019, xuống còn 95,22 triệu tấn do dịch tả lợn châu Phi (ASF) ảnh hưởng tới số lợn nuôi ở những nước sản xuất chủ chốt. Dự báo sản lượng ở Trung Quốc sẽ giảm 25%, Philippines giảm 16%, Việt Nam giảm 6%...
Trong khi đó, tại các quốc gia khác, sản xuất thịt lợn được dự báo sẽ tiếp tục tăng, như Mỹ tăng khoảng 4% và Brasil là 5%. Sản lượng thịt lợn của EU trong năm 2020 được dự báo sẽ tăng 1% so với năm 2019 nhờ tăng cường xuất khẩu. Hầu hết các nước sản xuất thịt lợn lớn sẽ thúc đẩy sản xuất trong năm 2020 do nhu cầu nhập khẩu toàn cầu tăng.
Theo USDA, xuất khẩu thịt lợn toàn cầu năm 2020 dự báo tăng 10% lên 10,4 triệu tấn. Trong đó, Liên minh châu Âu (EU) vẫn là khu vực xuất khẩu thịt lợn hàng đầu thế giới và sẽ tăng 13% và Brasil tăng 20% so với năm 2019, nhờ đẩy mạnh xuất khẩu sang khu vực châu Á. Nhu cầu nhập khẩu của Trung Quốc dự báo sẽ tăng 35% và chiếm 35% tổng lượng nhập khẩu trên toàn cầu. Philippines cũng sẽ tăng 32% nhập khẩu do nguồn cung trong nước giảm mạnh vì dịch bệnh. Nhập khẩu thịt lợn của Việt Nam dự báo cũng tăng 12% do tác động của dịch bệnh tả lợn châu Phi.
Theo USDA, năm 2020, Trung Quốc vẫn là quốc gia tiêu thụ thịt lợn lớn nhất thế giới, với 38,15 triệu tấn, giảm 22,1% so với năm 2019. Trong khi, nhập khẩu năm 2020 dự báo đạt khoảng 3,5 triệu tấn, tăng 34,6% so với năm 2019 do tác động từ sự suy giảm đàn lợn nội địa do dịch tả lợn châu Phi gây ra.
Theo Nhịp Sống Việt
Thiếu thịt lợn, dân Trung Quốc chuyển sang ăn thịt chó, giá lại siêu rẻ Giá thịt lợn tiếp tục tăng mạnh trên khắp Trung Quốc do tình trạng thiếu nguồn cung và vấn đề xử lý yếu kém đối với dịch tả lợn châu Phi. Người dân Trung Quốc đang tìm kiếm các lựa chọn thay thế, bao gồm cả thịt chó và thịt thỏ. Giống như hầu hết các nhà hàng nhỏ ở vùng nông thôn...