Liều mạng đi bắt cua ‘hàng khủng’, thu nhập hơn nửa tỷ vẫn hãi hùng
Giá bán đắt đỏ nhưng không phải ai cũng biết đằng sau đó là quá trình đánh bắt vô cùng nguy hiểm, vất vả.
Cua hoàng đế Alaska là loại cua đắt tiền, có thể sống tới 20 -30 năm. Mức giá bán ở Mỹ của cua nặng 4,5kg là 314 USD (7,3 triệu đồng). Đây là loại cua có vị ngọt, thơm ngon, nhiều thịt.
Tại Việt Nam, giá bán loại cua này cũng không hề rẻ, loại nhỏ hơn 1,1 triệu đồng, còn loại lớn có thể hơn 3 -4 triệu đồng/con.
Tuy nhiên, để đánh bắt được cua hoàng đế Alaska rất vất vả và nguy hiểm.
Mùa thu hoạch cua Hoàng đế Alaska từ tháng 10 đến tháng 1 hằng năm, khi nhiệt độ trung bình ngoài biển chỉ 10 -20 độ C. Đây cũng là thời điểm hay có các cơn bão quét qua.
Trong khi ngư dân đánh bắt cua có thể bị trơn trượt do boong tàu bị phủ băng và có thể bị trượt khỏi thuyền rơi xuống biển.
Video đang HOT
Nhiếp ảnh gia Corey Arnold từng trải nghiệm chuyến đi như vậy với các ngư dân để thu hoạch cua Hoàng đế và cua Opilio.
Khu vực biển mà anh đến để thu hoạch cua có độ cao sóng khoảng 3-6m, nhưng anh đã chứng kiến những con sóng lớn 15,2m. Vị thuyền trưởng điều khiển con thuyền từng chứng kiến những con sóng cao 24,3m.
Một bài viết năm 2014 dẫn thông tin từ cơ quan thống kê lao động Mỹ cho thấy, thu nhập trung bình hàng năm của ngư dân Alaska là 27.250 đô la (hơn 500 triệu đồng). Nhưng rõ ràng đây vẫn không phải là công việc khiến người ta thích thú.
Các chuyến đi đánh bắt cua như vậy kéo dài 5-12 ngày, trong đó mất 1-2 ngày để tới được nơi có cua và mất chừng đó thời gian đi thuyền trở về đất liền.
Các ngư dân lao động vất vả như vậy đòi hỏi chế độ ăn nhiều chất béo, protein, omega-3. Ngoài thực phẩm đã chuẩn bị, đầu bếp cũng hấp chân cua tươi và hải sản đánh bắt được cho các ngư dân ăn lấy sức.
Khi ở nơi đánh bắt cua, các ngư dân phải mất 3 ngày để cua đầy khoang nhưng có lúc mất 8-9 ngày.
Không ai biết được cua nằm chính xác ở đâu trên biển. Cho nên, các ngư dân sẽ thả lồng sắt xuống biển, có lúc đầy ắp cua nhưng có lúc chẳng có gì. Nếu cua đầy lồng có thể thu được 362kg cua, còn nếu kéo lồng lên mà không thu được gì, các ngư dân sẽ chuyển sang vị trí khác.
Sau khi lồng bắt cua được kéo lên, các ngư dân dùng cần cẩu đưa lên boong. Họ phân loại ngay tại chỗ, những con cua không thuộc kích thước được phép đánh bắt sẽ phải thả về biển cho chúng phát triển.
Khi hoàn tất, tàu trở về có thể chở 150.000 con cua Hoàng đế và 200.000 con cua Opilio.
Theo dân việt
Sầu riêng Đăk Lăk đầu vụ giá rớt thê thảm
Dù mức giá sầu riêng vẫn đảm bảo cho thu nhập cao, lợi nhuận lớn nhưng vẫn khiến nông dân cảm thấy nguy cơ khủng hoảng thừa.
Kể từ cuối tháng 8, sầu riêng xuất khẩu ở Đăk Lăk bước vào chính vụ. Từ khi vươn lên thành ngành hàng nghìn tỷ, sầu riêng đã trở thành hướng phát triển mới của bà con nơi đây.
Cũng chính vì được mùa, được giá, những năm qua khi sầu riêng liên tục phá kỷ lục về giá bán , đạt đến hơn 90.000 đồng/kg vào cuối vụ năm ngoái. Nhưng đến năm nay, những lo âu đã bắt đầu xuất hiện khi quy mô diện tích vườn tăng, giá bán lại giảm chỉ còn bằng một nửa, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ 2018.
Dù trời mưa, những chuyến xe công nông, máy cày, xe máy 2 sọt chở sầu riêng vẫn kìn kìn chở tới các cơ sở thu mua, được mở dọc theo Quốc lộ 26, địa phận xã Ea Kênh và Ea Yông, huyện Krông Păk. Phía trong các cơ sở, các nhân viên chia thành từng tốp, người thì cầm cán dao, gõ từng trái sầu riêng để thẩm định độ già của trái, người thì cầm bình sơn, bút sơn đánh dấu, rồi mới chuyển vào khu vực chờ cân.
Nông dân đội mưa đi bán sầu riêng với giá chỉ hơn nửa mức trung bình so với năm 2018.
Anh Nguyễn Đình Toàn một thương lái mang sầu riêng đến nhập cho đại lý cho biết, giá sầu riêng vụ này thấp hơn năm ngoái rất nhiều mà việc thu mua, tuyển lựa cũng rất khắt khe.
"Loại sầu riêng da xanh giá cao nhất năm nay cũng chỉ được 42.000 đồng/kg hoặc hơn chút đỉnh. Sầu riêng loại da lút không phun thuốc giá có 39.000 đồng/kg và sầu riêng nào phun thuốc họ không mua. Mọi năm bao nhiêu sầu riêng đưa đến họ mua hết bấy nhiêu, năm nay họ xem xét kĩ càng và muốn bán được rất khó khăn", anh Toàn cho hay.
Chính vì giá bán sầu riêng năm nay chưa bằng 60% trung bình vụ trước và chỉ bằng 40% giai đoạn cuối vụ, đa số nông dân ở vùng trọng điểm sầu riêng Ea Kênh và Ea Yông, huyện Krông Păk vẫn đang niêm vườn cây.
Anh Y Vem Niê ở buôn Yông 1, xã Ea Yông cho biết, năm ngoái gia đình bán ngay từ đầu vụ với giá 60.000 đồng/kg, sau đó đó đã phải hối tiếc vì giá lên tới 70.000 rồi cao nhất là 97.000 đồng/kg. Bởi vậy năm nay, anh sẽ cố đợi đến khi giá cao hơn mới bán, dù khi trái chuyển sang giai đoạn chín cây sẽ bị giảm trọng lượng.
"Năm ngoái sầu riêng nhà trồng bán được hơn 10 tấn với giá 60.000 đồng/kg. Năm nay cũng đã có thương lái đến vườn hỏi mua nhưng họ chỉ trả giá có 42.000 đồng/kg nên gia đình chưa bán. Gia đình sẽ đợi đến cuối tuần hoặc tuần sau chờ giá lên, trái nào chín đành bán hàng chín và như thế sẽ thiệt vì hàng chín so với cắt trên cây giá giảm hơn", anh Nie chia sẻ.
Theo ông Trần Thành Vinh, Chủ tịch UBND xã Ea Kênh, huyện Krông Pắk, năm nay diện tích sầu riêng kinh doanh ở xã tăng gấp 5 lần so với vụ 2018, do có 400 ha nữa bắt đầu cho thu hoạch. Ông Vinh cho rằng, việc giá sầu riêng khá thấp ở thời điểm hiện tại không phải do vấn đề cung cầu.
Thực tế theo ông Vinh, thương lái luôn nêu khó khăn ở thị trường Trung Quốc để mua giá thấp ở đầu vụ. Như năm ngoái, giá khởi điểm chỉ có 55.000 - 60.000 đồng/kg nhưng cuối vụ tăng tới 91.000 đồng/kg. Để người trồng sầu riêng không bị ép giá, các xã có sầu riêng ở Krông Păk đều có những tổ công tác liên ngành, trực suốt ngày đêm xử lý kịp thời các biểu hiện tiêu cực.
"Những năm trước đã có tình trạng ép cấp, ép giá, đầu gấu, bảo kê thu mua sầu riêng nhưng sau đó xã đã báo cáo lên huyện và phối hợp với lực lượng công an thành lập các tổ công tác, thông báo tới tất cả các hộ trồng sầu riêng. Nếu thấy biểu hiện tiêu cực, người dân sẽ gọi theo đường dây nóng cho lực lượng công an. Từ năm 2017 đến hết năm 2018, tình trạng ép cấp, ép giá, đầu gấu, bảo kê đã tuyệt đối không còn. Năm nay xã vẫn tiếp tục lên kế hoạch kiểm soát về nhân hộ khẩu, đăng ký kinh doanh... nếu có bất kỳ dấu hiệu nào về ép cấp, ép giá, đầu gấu, bảo kê... xã sẽ xử lý kịp thời", ông Vinh khẳng định.
Krông Păk là huyện có nhiều sầu riêng đang kinh doanh nhất tỉnh Đắk Lắk. Năm ngoái, diện tích này khoảng 1.000 ha nhưng năm nay tăng thêm khoảng 500 ha, cho tổng sản lượng hơn 20.000 tấn. Cùng với tăng diện tích, sầu riêng ở Đắk Lắk còn liên tục tăng giá trong những năm qua, từ mức chỉ dưới 30.000 đồng/kg đã tăng lên tới hơn 90.000 đồng/kg vào cuối vụ 2018.
Vụ sầu riêng 2019 này là lần đầu tiên trái sầu riêng quay đầu giảm giá. Dù mức giá hiện tại vẫn đảm bảo cho thu nhập cao, lợi nhuận lớn nhưng vẫn khiến nông dân cảm nhận được nguy cơ khủng hoảng thừa. Cảm nhận này càng rõ ràng khi ở tỉnh rộ lên phong trào nhà nhà trồng sầu riêng; tốc độ tăng diện tích sầu riêng từ 2017 trở lại đây, cao gấp 3 lần so với giai đoạn trước đó./.
Theo vov
Thu nhập 20 triệu/tháng, vợ chồng trẻ mua nhà tiền tỷ không nợ 1 xu Thu nhập của vợ chồng tôi chỉ được khoảng 20 triệu đồng/tháng. Nhưng sau 5 năm chúng tôi đã thoát kiếp đi ở trọ, mua được nhà tiền tỷ mà không phải vay nợ dù chỉ là 1 xu. Đến nay, sau khi dọn về ổn định tại căn nhà chung cư rộng 60 mét vuông tôi mới dám chia sẻ về kế...