“Liên minh tự nguyện” của châu Âu liệu có giúp Ukraine lật ngược tình thế?
Pháp đang cho thấy mình là đầu tàu gắn kết các đồng minh hỗ trợ Ukraine trong bối cảnh Mỹ có thể giảm vai trò dưới thời Tổng thống Donald Trump.
Lãnh đạo 31 quốc gia họp thượng đỉnh ở Paris ngày 27/3 (Ảnh: Anadolu).
Khi Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tổ chức hội nghị thượng đỉnh về Ukraine tại Paris vào ngày 27/3, câu hỏi chính vẫn còn bỏ ngỏ: liệu châu Âu với sự lãnh đạo của Pháp có thể đưa ra bảo đảm nào cho Kiev nếu Mỹ rút lui.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron mới đây khẳng định Pháp và châu Âu cần chuẩn bị sẵn sàng cho việc Mỹ rút hoàn toàn hỗ trợ.
Vào ngày 26/3, chính phủ của ông Macron công bố gói viện trợ quân sự mới cho Ukraine trị giá 2 tỷ euro.
“Chúng ta phải tiếp tục hỗ trợ ngay lập tức cho Ukraine, đó là điều cần thiết để duy trì sức chống đỡ”, Tổng thống Macron nói khi đứng cạnh người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky tại Điện Elysee.
Gói viện trợ bao gồm tên lửa chống tăng, hệ thống phòng không, tên lửa cho máy bay chiến đấu Mirage, xe bọc thép, đạn dược và các loại viện trợ khác.
Nhà lãnh đạo Pháp đang nỗ lực để đưa quốc gia này lên vị trí chỉ huy an ninh châu Âu. Tuy nhiên, như hiện tại, một loạt nỗ lực ngoại giao của ông Macron vẫn chưa cho thấy kết quả, khi lục địa này không thể nhất trí một kế hoạch cụ thể về tái vũ trang, triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine và đưa ra lập trường thống nhất đối với Mỹ.
Nỗ lực của ông Macron cho một châu Âu độc lập
Trong những tuần qua, Tổng thống Macron đã thể hiện mong muốn củng cố sự ủng hộ cho Ukraine và xây dựng lại hệ thống phòng thủ châu Âu, dù điều này vẫn phụ thuộc nhiều vào Mỹ với những bước đi không thể đoán trước.
Theo ông Antonio Missiroli, cựu Trợ lý Tổng thư ký NATO về các thách thức an ninh mới nổi, Pháp đã thể hiện “nhận thức rằng cần phải tiếp cận với các đối tác ngoài EU để có nhiều hơn nữa các quốc gia quan tâm đến việc chung tay bảo vệ châu Âu”.
Điều quan trọng là Pháp cũng đã thay đổi lập trường về việc hợp tác với Anh, cường quốc hạt nhân duy nhất của châu Âu ngoài Pháp.
“Đây là một sáng kiến Pháp – Anh nhằm cung cấp sự đảm bảo an ninh cho Ukraine khi một thỏa thuận hòa bình được nhất trí, thông qua việc triển khai quân đội đến Ukraine”, quan chức từ Điện Elysee nói.
Các quan chức nhấn mạnh những nỗ lực ngoại giao của Pháp dường như đã được đền đáp, với 31 quốc gia tham dự cuộc họp “liên minh tự nguyện” ở Paris hôm 27/3.
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron và người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky (Ảnh: Getty).
Video đang HOT
Dù vẫn chuẩn bị cho việc Mỹ từ bỏ các đồng minh châu Âu, Pháp cũng đang cố gắng ngăn chặn viễn cảnh đó. Điều này phụ thuộc nhiều vào mối quan hệ cá nhân giữa Tổng thống Macron và Tổng thống Mỹ Donald Trump.
“Tôi tin rằng ông Emmanuel đồng ý với tôi về nhiều vấn đề quan trọng”, Tổng thống Trump nói trong chuyến thăm của ông Macron tới Washington vào cuối tháng 2. Đây được nhiều người coi là một thành công ngoại giao của nhà lãnh đạo Pháp.
Ông Missiroli phân tích: “Tổng thống Macron và nội các nhận thức sâu sắc rằng điều quan trọng là phải cố gắng giữ một số kênh liên lạc với chính quyền ông Trump để tránh các sự kiện và diễn biến gây sốc”.
Tham vọng khó khả thi
Bất chấp những cái bắt tay giữa 2 nhà lãnh đạo Pháp và Mỹ, Washington vẫn kiên quyết lập trường châu Âu nên là người bảo đảm cho hòa bình lâu dài ở Ukraine chứ không phải Mỹ.
Cuộc họp ở Paris sẽ tập trung chủ yếu vào việc xác định những đảm bảo an ninh của châu Âu cho Ukraine, trong trường hợp châu Âu không thể tham gia vào quá trình đàm phán kết thúc xung đột.
Trước đó, châu Âu đã đề xuất gửi một lực lượng gìn giữ hòa bình đến Ukraine để ngăn chặn các cuộc tấn công từ Nga.
“Nếu người châu Âu phải triển khai một lực lượng gìn giữ hòa bình ở Ukraine, họ sẽ phải sử dụng tất cả lực lượng tốt nhất của họ và đặt quê nhà vào tình trạng không được bảo vệ”, ông Missiroli nói.
Bất chấp cam kết công khai từ ông Macron và Thủ tướng Anh Keir Starmer về việc gửi quân đến Ukraine trong trường hợp ngừng bắn, việc triển khai quân đội thực sự ngày càng khó xảy ra.
Ông Missiroli nói thêm rằng hầu hết quân đội châu Âu đã lên kế hoạch, huấn luyện và chuẩn bị để hoạt động trong khuôn khổ NATO, với đảm bảo về hỗ trợ từ Mỹ.
Ông nhận định: “Sẽ cực kỳ khó khăn cho châu Âu để chuyển đổi những khả năng này bên ngoài NATO nếu không có sự hỗ trợ của Mỹ, như một số loại hỗ trợ tình báo liên lạc hậu cần từ Mỹ. Vì vậy, nếu hỏi liệu châu Âu có thể khỏa lấp cho việc rút lui của Mỹ trong thời gian ngắn hay không, câu trả lời có lẽ sẽ là không”.
Ngay cả với sự hỗ trợ hậu cần của Mỹ, người ta vẫn nghi ngờ tính khả thi của một sứ mệnh gìn giữ hòa bình khi số lượng binh sĩ ở Pháp, Anh, Đức và các cường quốc châu Âu khác đã giảm đáng kể trong những năm gần đây.
Chia sẻ với Kyiv Ineipendent, Tướng Richard Shirreff, cựu Phó tư lệnh tối cao đồng minh châu Âu nói: “Để đưa một lực lượng gồm 10.000 binh sĩ Anh đến đó, bạn phải có 30.000 người sẵn sàng cho quá trình phục hồi hoặc huấn luyện. Đó là một cam kết lâu dài. Đây không phải là một cuộc hành quân kéo dài 6 tháng mà có thể là nhiệm vụ trong nhiều năm. Vì vậy, tôi nghĩ có những dấu hỏi thực sự về điều đó”.
Ngoài số lượng binh sĩ, châu Âu cũng sẽ gặp nhiều khó khăn để giảm sự phụ thuộc vào vũ khí của Mỹ, điều này có thể mất nhiều năm.
“Các hệ thống của châu Âu có thể mạnh ngang với của Mỹ và đôi khi kém hiện đại hơn một chút, nhưng chúng vẫn là những công nghệ tiên tiến. Châu Âu có tất cả các cơ sở công nghệ và kiến thức cần thiết, nhưng vấn đề chủ yếu là chi tiêu và sản xuất. Một số lỗ hổng năng lực (chẳng hạn như công nghệ về không gian) có thể mất tới 10 năm để thay thế sự vắng mặt của Mỹ”, ông Olivier Schmitt, người đứng đầu nghiên cứu tại Viện Hoạt động Quân sự tại Đại học Quốc phòng Hoàng gia Đan Mạch, cho biết.
Hạt nhân hóa?
Tổng thống Macron đã đề nghị các nhà lãnh đạo châu Âu cân nhắc liệu việc triển khai vũ khí hạt nhân của Pháp có khả thi hay không. Ông cũng tuyên bố rằng căn cứ không quân lớn nhất của đất nước sẽ được hiện đại hóa để có thể chứa vũ khí hạt nhân.
Ba Lan và Đức đều đã cho thấy mong muốn tham gia vào các cuộc thảo luận về chiếc ô hạt nhân của Pháp vì lo ngại rằng các đảm bảo hạt nhân của Mỹ đối với châu Âu có thể sớm bị rút lại.
“Ngay cả khi kết hợp năng lực hạt nhân của Anh và Pháp, tôi không nghĩ là đủ để răn đe. Điều quan trọng là sự xuất hiện những vũ khí đó ở các quốc gia như Ba Lan giúp việc cung cấp trở nên thực tế và khả thi hơn, và vì không ai muốn sử dụng chúng, nó sẽ có tác dụng răn đe lớn hơn nhiều”, cựu Tổng thống Estonia Toomas Hendrik Ilves nói với Kyiv Independent.
Anh và Pháp là hai cường quốc hạt nhân của châu Âu với 515 đầu đạn hạt nhân, nhưng chỉ Pháp có khả năng triển khai vũ khí hạt nhân cả trên biển và trên không.
Trong khi đó, Mỹ có 1.750 đầu đạn và Nga sở hữu 1.570 đầu đạn. Hai nước đều có khả năng triển khai những vũ khí này trên bộ, trên biển hoặc trên không.
Khả năng của EU
Trong khi đó, ông Macron đang thúc đẩy các thể chế của EU để đối mặt với nhiệm vụ trước mắt.
“Pháp đã nhanh chóng khuyến khích các tổ chức EU làm nhiều nhất có thể để tạo thêm động lực cho các quốc gia thành viên đầu tư vào quốc phòng. Chủ tịch Ủy ban EU Ursula von der Leyen gần đây đã trình bày một sáng kiến”, ông Missiroli nói.
Những sáng kiến này bao gồm một quỹ cho vay trị giá 150 tỷ euro, song song với nới lỏng các quy tắc nợ của EU để cho phép các quốc gia thành viên vay nhiều hơn để chi tiêu cho sản xuất quân sự.
Trong khi Pháp không có khả năng sử dụng các cơ chế này, các quan chức châu Âu khá chắc chắn rằng ít nhất 20 quốc gia EU sẽ sử dụng chúng.
Một thách thức cơ bản đối với Pháp và các nước châu Âu khác sẽ là tìm kiếm nguồn tiền để chi trả cho việc tăng cường quốc phòng châu Âu.
Theo giới chức châu Âu, Pháp sẽ không sử dụng các kế hoạch của EU để vay thêm tiền do chính phủ lo lắng về khoản nợ lớn của đất nước và các thách thức trong nước đối với ông Macron.
Tổng thống Pháp đã nêu rõ nguồn tiền đó không thể đến từ việc tăng thuế.
“Chính phủ Pháp sẽ phải đưa ra các quyết định khó khăn để chuyển nguồn lực từ các lĩnh vực chi tiêu công khác sang quốc phòng”, ông Missiroli kết luận.
Để thực hiện một loạt lời hứa với Ukraine cũng như các quốc gia châu Âu khác và thực hiện cách mạng hóa quốc phòng châu Âu trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2027, ông Macron sẽ cần tìm thêm rất nhiều nguồn lực cả về tài chính cũng như con người.
Thủ tướng Anh Keir Starmer tiết lộ về việc triển khai lệnh ngừng bắn ở Ukraine
Sau khi chủ trì cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo từ 26 quốc gia, Thủ tướng Anh Keir Starmer tuyên bố rằng các nước đã đồng ý tiếp tục các bước tiếp theo trong việc lên kế hoạch thành lập lực lượng đa quốc gia nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn tại Ukraine.
Thủ tướng Anh Keir Starmer phát biểu tại thủ đô London. Ảnh: THX/TTXVN
Thủ tướng Anh Keir Starmer cho biết, trong cuộc họp trực tuyến với 26 nhà lãnh đạo khác, ông đã nói rằng các quốc gia nên tập trung vào việc tăng cường sức mạnh cho Ukraine, bảo vệ lệnh ngừng bắn và duy trì áp lực lên Moskva (Moscow).
26 quốc gia tham gia cuộc họp đã nhất trí tiến hành bước tiếp theo trong kế hoạch đảm bảo lệnh ngừng bắn tại Ukraine
Sau khi chủ trì cuộc họp trực tuyến với các nhà lãnh đạo từ 26 quốc gia vào ngày 15/3, theo báo The Kyiv Post hôm 16/3, Thủ tướng Starmer tuyên bố rằng các nước đã đồng ý tiếp tục các bước tiếp theo trong việc lập kế hoạch thành lập lực lượng đa quốc gia nhằm đảm bảo lệnh ngừng bắn tại Ukraine.
Phát biểu từ Phủ Thủ tướng (Downing Street), ông Starmer nhấn mạnh:"Hãy để tiếng súng im bặt" và cho biết thêm "cuộc họp sáng nay (15/3) lớn hơn so với hai tuần trước, quyết tâm tập thể mạnh mẽ hơn và đã có những cam kết mới được đưa ra".
Một trong những biện pháp đang được xem xét là tịch thu hơn 200 tỷ euro tài sản của Liên bang Nga đang bị phong tỏa. Tuy nhiên, ông Starmer thừa nhận rằng việc kiểm soát hoàn toàn các quỹ này là một vấn đề pháp lý phức tạp.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục tìm kiếm các phương án hợp pháp để đảm bảo Liên bang Nga phải trả giá cho những tổn thất mà nước này đã gây ra cho Ukraine", ông Starmer tuyên bố,
Bên cạnh đó, vào ngày 20/3 tới, các quan chức quân sự từ các quốc gia tham gia sẽ không họp trực tuyến nữa mà sẽ gặp trực tiếp tại London để thảo luận về các biện pháp đảm bảo lệnh ngừng bắn thông qua các dàn xếp an ninh mạnh mẽ trong khuôn khổ "liên minh tự nguyện".
Anh và Pháp đã cam kết sẽ gửi quân đến Ukraine để đảm bảo thỏa thuận hòa bình, nhưng điều này chỉ xảy ra nếu lệnh ngừng bắn kéo dài 30 ngày đầu tiên được duy trì.
Một số quốc gia khác đã đề nghị hỗ trợ tài chính hoặc hậu cần, nhưng Đức và Ba Lan vẫn do dự trong việc triển khai binh lính.
Tuy nhiên, theo ông Starmer, ban đầu việc giám sát lệnh ngừng bắn sẽ dựa vào vệ tinh, thay vì triển khai quân đội ngay lập tức.
"Chúng tôi đã nhất trí đẩy nhanh các công việc thực tế để hỗ trợ một thỏa thuận tiềm năng. Vì vậy, giờ đây chúng tôi sẽ bước vào giai đoạn triển khai," ông Starmer nói.
Tổng thống Ukraine, ông Volodymyr Zelensky tham gia hội nghị trực tuyến do Vương quốc Anh tổ chức ngày 15/3/2025 nhằm thể hiện sự "đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraine". Ảnh: Volodymyr Zelensky/X
Liên quan tới hội nghị trực tuyến do Anh chủ trì hôm 16/3, kênh TVP World tối 15/3, theo giờ địa phương, dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan, ông Władysław Kosiniak-Kamysz cho biết nhóm do châu Âu dẫn dắt giờ đây đã trở thành một liên minh rộng lớn hơn.
"Có sự quyết tâm đầy đủ của các quốc gia châu Âu, cả trong Liên minh châu Âu (EU) và những nước thuộc cộng đồng rộng lớn hơn, vì Thổ Nhĩ Kỳ cũng tham gia. Tổng thống đương nhiệm Recep Tayyip Erdogan đã có mặt, Thủ tướng Canada, đại diện của Australi và New Zealand cũng tham gia, vì vậy quy mô này đã vượt ra ngoài phạm vi châu Âu, tất cả đều đoàn kết trong việc ủng hộ Ukraine", ông Kosiniak-Kamysz nói.
Bên cạnh đó, ông Kosiniak-Kamysz dẫn các báo cáo hằng ngày mà ông nhận được cho biết một trung tâm hậu cần chủ chốt cho viện trợ quân sự, đặt tại Rzeszów ở khu vực Đông Nam Ba Lan, hiện đang hoạt động nhộn nhịp.
"Viện trợ bao gồm cả thông tin tình báo quan trọng và việc chuyển giao thiết bị quân sự", ông Kosiniak-Kamysz nói với các phóng viên ở Kraków hôm 15/3.
"Chúng tôi nhận thấy rằng, sau vài ngày, các lô hàng đã bắt đầu được chuyển đi, không chỉ là những vật phẩm bị giữ lại ở căn cứ Rzeszów mà còn có các lô viện trợ quân sự mới từ Mỹ", ông Kosiniak-Kamysz bổ sung.
Ukraine sẽ phải nhượng lãnh thổ để đổi lấy hòa bình với Nga? Tổng thống Donald Trump cho biết Mỹ đang thảo luận với Ukraine về những vùng lãnh thổ nào có thể giữ lại hoặc nhượng bộ để đạt thỏa thuận hòa bình. Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu trong cuộc gặp Tổng thư ký NATO Mark Rutte tại Phòng Bầu dục hôm 13/3 (Ảnh: Reuters). "Chúng tôi không làm việc trong bóng tối....











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Mỹ ra tối hậu thư về hòa bình Nga - Ukraine: Đột phá hay chỉ là ngoại giao?

Pakistan sẵn sàng hợp tác điều tra quốc tế về vụ tấn công khủng bố tại Ấn Độ

IMF đánh giá hội nghị mùa Xuân với WB mang tính xây dựng

'Hội đồng Bảo an châu Âu' Giải pháp mới cho khủng hoảng an ninh của EU?

Tổng thống Zelensky muốn Ukraine nhận được hỗ trợ 'kiểu Israel' từ Mỹ

Ông Trump nói Crimea thuộc về Nga

Nỗ lực như "muối bỏ biển" của Ukraine khi tìm cách hút thanh niên nhập ngũ

Những chiến lợi phẩm thúc đẩy bước tiến lớn về công nghệ quân sự

Triều Tiên phá bỏ những đồn đoán khi hạ thủy tàu khu trục cỡ lớn nặng 5.000 tấn

Nước Mỹ đứng trước nguy cơ thiếu hụt hàng hóa

Trung Quốc mạnh tay bơm tiền vào nền kinh tế, chuyện gì đang xảy ra?

Đột phá hay tính toán sai lầm với xe tăng Challenger 3 mới nhất của Anh?
Có thể bạn quan tâm

Ông chủ vàng Phú Cường lĩnh án 14 năm 6 tháng tù
Pháp luật
16:16:37 26/04/2025
Hiệu trưởng tấn công hiệu phó vì chuyện tình tay ba chấn động, camera ghi lại cảnh tượng hỗn loạn
Netizen
16:02:16 26/04/2025
Cầu thủ 50 tuổi vẫn đẹp trai hơn Ronaldo, biệt thự có 5 căn giá nghìn tỷ nhưng vẫn đang "suy sụp" vì một điều đáng buồn
Sao thể thao
15:54:35 26/04/2025
Trúc Anh (Mắt Biếc) công khai hình ảnh lạ lúc tăng cân: Không thể đi nhanh, khóc vì thay đổi gây sốc của cơ thể
Sao việt
15:14:09 26/04/2025
Yoo Ah In gây tranh cãi vì nhận đề cử danh giá giữa bê bối ma túy chưa lắng xuống
Hậu trường phim
15:05:57 26/04/2025
Khách sạn 5 sao: Hé lộ chuyện nghề, chuyện đời của "phù thủy sân khấu" Thành Lộc và "nàng thơ Hà Nội" Lê Khanh
Tv show
15:01:21 26/04/2025
Mỹ nữ thảm nhất "Khi cuộc đời cho bạn quả quýt": Làm công nhân nhà máy, xoay xở với 7 công việc để kiếm sống
Sao châu á
14:51:31 26/04/2025
Công an thông tin nguyên nhân vụ lật xe khách 3 người chết ở Tam Đảo
Tin nổi bật
14:46:01 26/04/2025
Bảo Trâm Idol: "Âm nhạc là để sưởi ấm, không phải để ganh đua"
Nhạc việt
14:35:54 26/04/2025