Liên hợp quốc hoan nghênh thỏa thuận ngừng bắ.n tại Gaza
Ngày 15/1, Tổng thư ký Liên hợp quốc (LHQ) António Guterres đã hoan nghênh việc đạt được lệnh ngừng bắ.n tại Dải Gaza, gọi đây là “bước tiến quan trọng đầu tiên”.
Tổng thư ký LHQ Antonio Guterres phát biểu tại cuộc họp báo ở New York, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại New York, phát triển trước báo giới từ trụ sở LHQ, người đứng đầu tổ chức đa phương lớn nhất hành tinh đã lên tiếng hoan nghênh các nỗ lực trung gian của Ai Cập, Qatar và Mỹ để các bên đạt được thỏa thuận ngừng bắ.n và phóng thích con tin ngày 15/1. Tổng thư ký António Guterres lưu ý rằng ngay từ khi xung đột bùng phát, LHQ đã kêu gọi ngừng bắ.n ngay lập tức và trả tự do vô điều kiện cho tất cả các con tin, nhấn mạnh vấn đề hạn chế tối đa ảnh hưởng của chiến sự đối với người dân, đồng thời khẳng định LHQ sẵn sàng hỗ trợ để thực hiện thỏa thuận và mở rộng quy mô cung cấp cứu trợ nhân đạo bền vững. Ông Guterres kêu gọi tất cả các bên liên quan tuân thủ cam kết để đảm bảo thỏa thuận ngừng bắ.n được thực thi hiệu quả, tạo điều kiện cho hàng cứu trợ nhân đạo đến được với người dân bị ảnh hưởng một cách nhanh chóng, an toàn và không bị cản trở.
Tổng thư ký LHQ đán.h giá đây là bước tiến triển quan trọng đầu tiên để mở ra hy vọng thúc đẩy những mục tiêu lớn hơn, như sự thống nhất và toàn vẹn của Vùng lãnh Palestine bị chiếm đóng (OPT), trong đó sự thống nhất của Palestine là yếu tố then chốt để đạt được một nền hòa bình và ổn định lâu dài tại khu vực vì tương lai tốt đẹp hơn cho tất cả mọi người dân ở Palestine cũng như Israel.
Niềm hạnh phúc của thân nhân các con tin Israel bị bắt giữ tại Dải Gaza, sau khi thoả thuận ngừng bắ.n giữa Israel và phong trào Hamas được công bố, ngày 15/1/2025. Ảnh: THX/TTXVN
Trước đó cùng ngày, Qatar và Mỹ đã thông báo chính thức về thỏa thuận ngừng bắ.n và trao trả con tin giữa Israel và lực lượng Hamas sau hơn 1 năm xung đột.
Phát biểu trong cuộc họp báo tại thủ đô Doha, Thủ tướng kiêm Ngoại trưởng Qatar Mohammed bin Abdulrahman bin Jassim Al Thani cho biết việc thực thi thỏa thuận ngừng bắ.n sẽ bắt đầu từ ngày 19/1. Theo đó, Hamas sẽ trả tự do cho 33 con tin trong giai đoạn đầu tiên, kéo dài trong 6 tuần, để đổi lấy việc Israel trả tự do cho những người Palestine đang bị bắt giữ. Các chi tiết về giai đoạn thứ hai và thứ ba của thỏa thuận sẽ được công bố sau khi giai đoạn đầu tiên hoàn tất.
Video đang HOT
Thoả thuận ngừng bắ.n Israel-Hezbollah: Hòa bình mong manh hay bước ngoặt lịch sử?
Sau 14 tháng giao tranh ác liệt, thỏa thuận ngừng bắ.n giữa Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah, được Pháp và Mỹ làm trung gian, đã chính thức có hiệu lực.
Dù mang lại hy vọng, nhiều chuyên gia cảnh báo thỏa thuận này vẫn rất mong manh, với nhiều nguy cơ tái diễn xung đột.
Nội dung thỏa thuận ngừng bắ.n
Thỏa thuận này cam kết ngừng chiến trong hai tháng giữa quân đội Israel và lực lượng vũ trang Hezbollah tại Liban. Nội dung chính của thỏa thuận được xây dựng trên cơ sở Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (2006), từng kết thúc cuộc chiến ngắn nhưng tàn khốc giữa hai bên.
Theo thỏa thuận, Hezbollah sẽ rút quân về phía Bắc sông Litani, trong khi quân đội Israel sẽ từ từ lui về phía Nam đường Ranh giới xanh (Blue Line) - biên giới tạm thời do Liên hợp quốc vạch ra sau các cuộc xung đột trước đây. Khu vực giữa sông Litani và Ranh giới xanh sẽ trở thành vùng đệm, được giám sát bởi quân đội Liban và Lực lượng lâm thời Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL), với số lượng binh sĩ tăng cường.
UNIFIL, bao gồm binh sĩ từ 48 quốc gia như Đức, sẽ nhận thêm hỗ trợ từ Mỹ và các nước khác. Dù vậy, lực lượng này không có quyền sử dụng vũ lực mà phải dựa vào sự hợp tác từ các bên. Trong khi đó, quân đội Liban - dù nhỏ bé và thiếu trang bị so với Hezbollah - sẽ được Mỹ viện trợ quân sự.
Vì sao các bên chấp nhận ngừng bắ.n?
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu cho rằng thỏa thuận giúp Israel tập trung hơn vào Iran, giảm thiểu tổn thất nhân lực và cô lập Hezbollah khỏi phong trào Hamas tại Gaza. Áp lực từ Mỹ cũng góp phần khiến Israel đồng ý, trong khi các chính trị gia cực hữu trong liên minh của Thủ tướng Netanyahu không phản đối mạnh mẽ như trước đây.
Đối với Hezbollah, tổn thất về lãnh đạo và sức ép từ các cuộc không kích của Israel vào thường dân Liban cùng tác động kinh tế đã làm suy yếu ý chí chiến đấu của nhóm này. Theo chuyên gia Gina Abercrombie-Winstanley, dù Nghị quyết 1701 không hoàn hảo, nó từng mang lại hơn 16 năm tương đối ổn định, và giờ đây, cả hai bên đều mong muốn điều đó.
Thoả thuận ngừng bắ.n liệu có bền vững?
Dù Tổng thống Mỹ Joe Biden kỳ vọng đây sẽ là "bước ngoặt cho hòa bình lâu dài," nhiều chuyên gia cho rằng thỏa thuận này vẫn rất mong manh. Xung đột cốt lõi giữa Israel và Hezbollah chưa được giải quyết, và việc thực thi các điều khoản sẽ không dễ dàng.
Israel tuyên bố sẽ tấ.n côn.g lại Hezbollah nếu nhóm này vi phạm thỏa thuận, một động thái gây tranh cãi vì Hezbollah và Liban coi đó là vi phạm chủ quyền. Để tháo gỡ bế tắc, Mỹ được cho là đã cam kết cung cấp thông tin tình báo cho Israel và cho phép Israel thực hiện các cuộc trinh sát trên không, điều bị cấm theo Nghị quyết 1701.
Về phía Hezbollah, nhóm này cũng tuyên bố sẽ đáp trả nếu bị Israel tấ.n côn.g. Theo ông Heiko Wimmen, Giám đốc dự án tại tổ chức Crisis Group, thách thức lớn nhất vẫn là đảm bảo cả hai bên tuân thủ dài hạn và giải quyết sức mạnh quân sự của Hezbollah, mối đ.e dọ.a tiềm tàng đối với Israel.
Các nhân tố quốc tế và tương lai bất định
Thỏa thuận ngừng bắ.n không áp dụng cho xung đột tại Gaza. Dù Tổng thống Biden hy vọng thành công ở Liban sẽ lan tỏa sang Gaza, Thủ tướng Netanyahu đã bác bỏ khả năng này. Trong khi đó, các nhóm vũ trang khác trong "Trục kháng chiến", bao gồm Hamas tại Gaza và Houthi tại Yemen, vẫn duy trì lập trường chống Israel.
Việc ngừng bắ.n đã giảm nguy cơ chiến tranh toàn diện giữa Israel và Iran, nhưng xung đột ở Gaza và căng thẳng với các nhóm vũ trang khác vẫn khiến khu vực khó lòng ổn định.
Dù mang lại hy vọng, thỏa thuận ngừng bắ.n giữa Israel và Hezbollah chỉ là giải pháp tạm thời trước một cuộc khủng hoảng phức tạp. Với những yếu tố căng thẳng sâu sắc chưa được giải quyết, Liban vẫn đứng trước nguy cơ trở thành tâm điểm xung đột mới. Thách thức hiện tại là liệu các bên có thể chuyển từ ngừng bắ.n tạm thời sang nền hòa bình bền vững hay không, một bài toán khó mà cả khu vực và thế giới đều quan tâm.
Trước đó, phát biểu tại Nhà Trắng ngày 26/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Joe Biden thông báo Israel và Liban đã chấp thuận đề xuất của Washington về lệnh ngừng bắ.n giữa Israel và Hezbollah.
Tổng thống Biden bày tỏ: "Thỏa thuận được thiết kế để chấm dứt vĩnh viễn các hành động thù địch", đồng thời "tạo ra những điều kiện để khôi phục bầu không khí yên bình lâu dài và cho phép cư dân ở cả hai nước trở về nhà một cách an toàn" ở cả hai bên đường biên giới.
Căng thẳng tại Trung Đông: Báo động số lượng phụ nữ và tr.ẻ e.m thiệt mạng tại Gaza Văn phòng Nhân quyền Liên hợp quốc ngày 8/11 công bố báo cáo cho biết gần 70% số người thiệ.t mạn.g mà cơ quan này xác minh được trong cuộc xung đột ở Dải Gaza là phụ nữ và tr.ẻ e.m. Người dân sơ tán tránh xung đột tại thành phố Gaza, ngày 5/11/2024. Ảnh: THX/TTXVN Số liệu báo cáo của Liên hợp...