Liên hợp quốc cảnh báo loại ma túy tổng hợp mới có khả năng gây nghiện cao
26/6, Cơ quan phòng, chống ma túy và tội phạm Liên hợp quốc (UNODC) đã “gióng hồi chuông” cảnh báo về một loại thuốc giảm đau nhóm opioid tổng hợp có khả năng gây nghiện cao, trong bối cảnh lượng thuốc phiện tại Afghanistan giảm có thể khiến việc sử dụng ma túy tổng hợp gia tăng.
Trong thông cáo báo chí, UNODC cho biết nitazene – một nhóm thuốc opioid tổng hợp thậm chí có thể mạnh hơn cả fentanyl – gần đây đã xuất hiện ở một số nước giàu, dẫn đến số ca tử vong do dùng thuốc quá liều tăng. Báo cáo thường niên của cơ quan có trụ sở tại Vienna cho thấy loại ma túy này đã được phát hiện tại các nước Bỉ, Canada, Estonia, Latvia, Slovenia, Anh và Mỹ. Các tổ chức khác, trong đó có Trung tâm giám sát ma túy và nghiện ma túy châu Âu (EMCDDA) cũng đưa ra cảnh báo tương tự về sự nổi lên của nitazene.
UNODC lưu ý lượng thuốc phiện toàn cầu đã giảm 74% vào năm 2023 sau khi chính quyền Taliban cấm trồng cây thuốc phiện ở Afghanistan – nước xuất khẩu thuốc phiện nhiều nhất thế giới. Cơ quan này cho biết độ tinh khiết của heroin trên thị trường dự kiến giảm, đồng thời cảnh báo người sử dụng heroin có thể chuyển sang các loại thuốc phiện khác, với những loại gây nhiều rủi ro cho sức khỏe.
Video đang HOT
Theo Trưởng nhóm nghiên cứu của UNODC Angela Me, nitazene trộn với heroin gây ra một số trường hợp tử vong do dùng quá liều. Trong khi đó, thị trường cocaine “vẫn đang bùng nổ”, với nguồn cung cocaine toàn cầu tiếp tục tăng lên mức cao kỷ lục hơn 2.700 tấn vào năm 2022, tăng 20% so với năm trước. Bà lưu ý loại chất cấm này đang mở rộng ra bên ngoài hai thị trường truyền thống Mỹ và Tây-Trung Âu, sang một số khu vực khác như châu Phi, nơi nạn buôn người qua châu lục này đang gia tăng. Diện tích trồng cây coca trên toàn cầu trong giai đoạn 2021-2022 đã tăng 12% lên 355.000 ha.
UNODC lưu ý tổng cộng gần 292 triệu người trên thế giới sử dụng ma túy vào năm 2022, tăng 20% so với 10 năm trước, một phần do dân số tăng.
Năm 2022, cần sa vẫn là loại ma túy được sử dụng nhiều nhất trên thế giới, với ước tính khoảng 228 triệu người sử dụng. Tiếp theo là thuốc giảm đau nhóm opioid với 60 triệu, chất kích thích loại amphetamine với 30 triệu, cocaine và thuốc lắc lần lượt với 23 triệu và 20 triệu người dùng. Cơ quan này cho rằng việc hàng chục bang tại Mỹ hợp pháp hóa cần sa dường như thúc đẩy các sản phẩm cần sa trở nên đa dạng hơn và khiến tệ nạn ma túy gia tăng.
Mỹ chờ đợi Trung Quốc gật đầu tham gia một liên minh quốc tế này
Mỹ mong muốn Trung Quốc tham gia liên minh quốc tế chống ma túy tổng hợp để chung tay chống lại hiểm họa chung này.
Hình ảnh một lọ 5ml fentanyl, loại thuốc tước đi sinh mạng của nhiều người Mỹ dưới 50 tuổi. (Nguồn: Drug Free Kids Canada)
Ngày 6/7, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ về chống ma túy quốc tế và thực thi pháp luật Todd Robinson tiết lộ, Mỹ đã mời Trung Quốc tham gia liên minh quốc tế chống ma túy tổng hợp, dự kiến công bố trong tuần này, song đến nay vẫn chưa nhận được phản hồi từ Bắc Kinh.
Một ngày sau đó, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken chủ trì cuộc họp cấp bộ trưởng trực tuyến đầu tiên về vấn đề này.
Theo ông Robinson, liên minh quốc tế chống ma tuý đã nhận được sự quan tâm tham gia từ 84 nước trên thế giới và một số tổ chức quốc tế. Tuy nhiên, đây mới chỉ là khởi đầu của quá trình và kỳ vọng nhiều quốc gia khác sẽ trở thành một phần của liên minh trong thời gian tới, đặc biệt là Trung Quốc.
Mỹ hiện phải "đau đầu" giải quyết khủng hoảng fentanyl. Loại thuốc này và các dạng ma túy tổng hợp khác có liên quan đến cái chết của nhiều người Mỹ dưới 50 tuổi hơn bất kỳ nguyên nhân nào khác.
Theo kế hoạch, liên minh chống ma túy sẽ họp bên lề Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) lần thứ 78 vào tháng 9 tới và cuộc họp Ủy ban LHQ về Ma túy vào tháng 3/2024.
Phá vỡ 'vòng lặp khổ đau' Năm 2023, tại Mỹ đã ghi nhận khoảng 100.000 ca tử vong do sử dụng quá liều fentanyl, một loại ma túy tổng hợp được coi là "cực độc". Thuốc có chứa fentanyl tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Fentanyl vốn là một chất thuộc nhóm thuốc giảm đau rất mạnh (gấp 100 lần morphine) và được sử dụng có kiểm soát trong...