Liên bang Nga tiết lộ mối quan tâm hàng đầu hiện nay ở Syria
Ngày 11/12, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga tiếp tục đưa ra tuyên bố về tình hình Syria, đồng thời tiết lộ mối quan tâm hàng đầu hiện nay của Moskva ở đất nước đang trong tình trạng bất ổn chính trị này.
Trong một phát biểu đưa ra ngày 11/12, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga, bà Maria Zakharova tuyên bố: “Không nghi ngờ gì, mối quan tâm hàng đầu của chúng tôi là đảm bảo an toàn cho tất cả công dân Nga tại Syria, cùng với việc bảo vệ quyền miễn trừ đối với các cơ sở và hoạt động của Liên bang Nga, bao gồm ngoại giao, quân sự và những hoạt động liên quan đến các công ty, tổ chức của Liên bang Nga”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga nhấn mạnh rằng các cơ sở và tài sản của nước này tại Syria cần được bảo vệ theo các chuẩn mực của luật pháp quốc tế.
Bà Zakharova nói: “Chúng tôi tin rằng việc tuân thủ các chuẩn mực pháp lý quốc tế điều chỉnh tình trạng và hoạt động của các tổ chức của Liên bang Nga tại Syria là không thể thay thế”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Liên bang Nga kêu gọi tất cả các bên tại Syria có cách tiếp cận có trách nhiệm nhằm khôi phục an ninh và ổn định càng sớm càng tốt, đồng thời cộng đồng quốc tế cần tránh bất kỳ tuyên bố hay luận điệu khiêu khích nào có khả năng tác động tiêu cực đến những gì đang diễn ra.
Ở Syria, Liên bang Nga hiện duy trì một căn cứ không quân lớn ở tỉnh Latakia và một cơ sở hải quân tại Tartous, đây là trung tâm sửa chữa và tiếp tế duy nhất của nước này ở khu vực Địa Trung Hải.
Trước đó, trong một tuyên bố đưa ra vào ngày 8/12, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga cho biết các căn cứ quân sự của nước này tại Syria hiện được đặt trong tình trạng báo động cao, tuy nhiên hiện không đối mặt với mối đ.e dọ.a nghiêm trọng nào.
Video đang HOT
Bộ Ngoại giao Liên bang Nga cũng khẳng định sẽ làm tất cả những biện pháp cần thiết để đảm bảo an toàn cho công dân nước này tại Syria.
Trong tuyên bố của mình, Bộ Ngoại giao Liên bang Nga nêu rõ Moskva đang liên hệ với các lực lượng đối lập tại Syria, nhưng không tham gia vào các cuộc đàm phán liên quan đến chuyển giao quyền lực.,đồng thời kêu gọi tất cả các bên kiềm chề không gây bạo lực và giải quyết tình hình một cách hòa bình.
Từ ngày 27/11, lực lượng nổi dậy tại Syria, do nhóm Hayat Tahrir al-Sham ( HTS) dẫn đầu, đã phát động các cuộc tấ.n côn.g lớn trên một số mặt trận ở Syria, chiếm giữ các thành phố quan trọng như Aleppo và Hama.
Chiều 6/12, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) thuộc phe nổi dậy đã hoàn toàn kiểm soát thành phố Deir el-Zor, biến đây trở thành thành phố thứ ba rơi khỏi quyền kiểm soát của Tổng thống Bashar al-Assad chỉ trong vòng một tuần.
Hôm 8/12, chỉ huy phiến quân Syria, Hassan Abdul Ghany, cho biết vào sáng sớm cùng ngày, lực lượng nổi dậy đã “hoàn toàn giải phóng” thành phố Homs ở miền Trung Syria.
Việc chiếm được Homs, một giao lộ quan trọng giữa thủ đô của Syria và Địa Trung Hải, đã cắt đứt hiệu quả kết nối của Damascus với thành trì ven biển của cộng đồng Alawite – nhóm thiểu số ủng hộ Tổng thống Bashar al-Assad, cũng như với căn cứ không quân và hải quân của Liên bang Nga.
Việc mất quyền kiểm soát Homs không chỉ làm lung lay quyền lực kéo dài 24 năm của Tổng thống Bashar al-Assad mà còn đặt thủ đô Damascus vào tình thế bị đ.e dọ.a nghiêm trọng khi quân nổi dậy tiến nhanh về phía này và thực tế cho thấy lực lượng nổi dậy ngày 8/12 đã tiến vào Damascus buộc Tổng thống al-Assad phải rời bỏ đất nước.
Vào ngày 9/12, hãng tin tư nhân Interfax và truyền thông nhà nước Liên bang Nga, bao gồm hãng thông tấn TASS, dẫn lời một nguồn tin từ Điện Kremlin cho biết: “Tổng thống Syria Bashar al-Assad và các thành viên gia đình ông đã đến Moskva. Nga đã cấp quyền tị nạn cho họ vì lý do nhân đạo”.
Sự sụp đổ nhanh chóng của chính phủ al- Assad được nhìn nhận như một khoảnh khắc địa chính trị chấn động đối với Trung Đông, diễn ra sau sự thay đổi cán cân quyền lực ở Trung Đông
Theo hãng tin Reuters ngày 9/12, Moskva, một đồng minh của ông Bashar al-Assad, từng can thiệp vào Syria năm 2015 trong động thái lớn nhất của Liên bang Nga tại Trung Đông kể từ khi Liên Xô sụp đổ, hiện đang nỗ lực duy trì vị thế của mình.
Tuy nhiên, vị thế địa chính trị của Liên bang Nga trong khu vực cùng hai căn cứ quân sự chiến lược tại Syria đang gặp nguy cơ lớn sau khi chính phủ của Tổng thống Bashar al-Assad sụp đổ.
Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được lợi gì từ sự biến động chính trị ở Syria?
Sự hỗn loạn chính trị tại Syria đang mở ra cơ hội mới cho Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng.
Với vị trí chiến lược, Thổ Nhĩ Kỳ có thể phát triển các tuyến vận chuyển dầu khí qua Syria, góp phần củng cố vai trò trung tâm năng lượng khu vực.
Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Thổ Nhĩ Kỳ có thể hưởng lợi từ sự bất ổn ở Syria, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng. Theo tờ Izvestia (Nga) ngày 10/12, tình hình chính trị tại Syria có thể định hình lại các tuyến đường cung cấp năng lượng cho Thổ Nhĩ Kỳ và châu Âu.
Việc thiết lập một tuyến đường trực tiếp để vận chuyển dầu khí qua Syria sẽ mang lại lợi ích đáng kể cho Ankara. Trước đây, các tuyến đường dài hơn và tốn kém hơn đi vòng qua Syria đã được cân nhắc do do tình trạng bất ổn chính trị tại quốc gia Arab này. Dù Syria không phải là nhà cung cấp dầu khí lớn, vị trí địa lý chiến lược khiến nước này trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng năng lượng.
Những biến động chính trị ở Syria hiện nay diễn ra đồng thời với khả năng dừng hoạt động quá cảnh khí đốt của Nga sang châu Âu qua Ukraine. Đặc biệt, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang lên kế hoạch thành lập một trung tâm giao dịch khí đốt mới tại Istanbul vào đầu năm tới.
Dự án này được đề xuất nhằm đối phó với các lệnh trừng phạt và sự cố đường ống Nord Stream, có thể giúp Thổ Nhĩ Kỳ trở thành một trung tâm năng lượng chủ chốt trong khu vực. Nếu Ankara phát triển một tuyến vận chuyển năng lượng từ Qatar qua Syria, điều này sẽ củng cố vai trò của Thổ Nhĩ Kỳ như một trung tâm khí đốt lớn trong khu vực.
Trong bối cảnh chính trị đang thay đổi, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang chuẩn bị hỗ trợ nhu cầu năng lượng của Syria sau khi chính quyền của Tổng thống Syria Bashar Assad sụp đổ. Bộ trưởng Năng lượng Alparslan Bayraktar đã nêu bật tình trạng tồi tệ của cơ sở hạ tầng năng lượng của Syria, vốn đã bị tàn phá bởi hơn 10 năm nội chiến. Ông Bayraktar nhấn mạnh rằng nước này hiện phụ thuộc rất nhiều vào nguồn nhập khẩu từ Iran.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdoğan cũng tái khẳng định cam kết của Ankara trong việc hỗ trợ tái thiết Syria bằng mọi cách có thể. Ông Erdoğan cho rằng điện là nhu cầu thiết yếu và cơ sở hạ tầng đang thiếu trầm trọng. Mặc dù chưa có yêu cầu chính thức nào từ phía Syria, nhưng Bộ trưởng Bayraktar cho biết Thổ Nhĩ Kỳ đã sẵn sàng hỗ trợ.
Tuy nhiên, chuyên gia Vladimir Chernov từ Freedom Finance Global giải thích rằng tình hình chính trị ở Syria có thể làm gián đoạn các tuyến đường hậu cần và thương mại khu vực, vì đây là một liên kết quan trọng giữa Trung Đông, châu Âu và Thổ Nhĩ Kỳ. Ngoài ra, cơ sở hạ tầng bị tàn phá và các lệnh trừng phạt đã khiến Syria trở nên kém khả thi cho các dự án quá cảnh quy mô lớn.
Syria đã không xuất khẩu dầu kể từ cuối năm 2011 do các lệnh trừng phạt quốc tế và phải phụ thuộc vào nhiên liệu nhập khẩu từ Iran để duy trì nguồn cung cấp điện. Theo phân tích trước đây của Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), sản lượng dầu của Syria đã giảm mạnh từ khoảng 383.000 thùng mỗi ngày xuống còn 40.000 thùng/ngày vào năm 2023.
Sản lượng khí đốt tự nhiên cũng giảm từ 8,7 tỷ mét khối vào năm 2011 xuống còn 3 tỷ mét khối vào năm 2023. Miền Bắc Syria hiện đang chịu sự chiếm đóng của nhóm dân quân khác nhau, những nhóm này đã lợi dụng khoảng trống quyền lực do cuộc nội chiến tạo ra để kiểm soát một phần ba lãnh thổ Syria. Họ cũng kiểm soát các giếng dầu lớn nhất ở Syria và buôn bán dầu bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Nhìn chung, sự biến động ở Syria có thể mang lại nhiều cơ hội cho Thổ Nhĩ Kỳ trong lĩnh vực năng lượng. Tuy nhiên, để tận dụng những cơ hội này, Ankara cần phải vượt qua nhiều thách thức liên quan đến an ninh và ổn định khu vực.
Mỹ tranh luận về việc dỡ bỏ danh sách khủn.g b.ố đối với lực lượng đối lập Syria Mỹ hiện đang đối mặt với hàng loạt tranh cãi liên quan đến việc liệu một lực lượng đối lập có thể thay đổi bản chất của mình? Người dân Syria tại thủ đô Damascus ngày 8/12/2024. Ảnh: THX/TTXVN Mỹ hiện đang đối mặt với hàng loạt tranh cãi liên quan đến việc liệu một lực lượng đối lập có thể thay đổi...