Lịch nghỉ hè của học sinh, giáo viên ở Hà Nội
Nhiều trường học ở Hà Nội đã hoàn thành chương học kỳ II năm học 2019-2020. Có trường tổ chức bế giảng năm học và học sinh, giáo viên bắt đầu được nghỉ hè.
Theo bà Nguyễn Thị Thu Anh – Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Nguyễn Tất Thành (Hà Nội), trường đã bế giảng năm học từ 5.6. Học sinh của trường đã được nghỉ hè. Thời gian nghỉ sẽ kéo dài đến hết tháng 7.
Đến ngày 1.8, học sinh của trường sẽ bắt đầu bước sang năm học mới 2020-2021. Đây cũng là lịch tựu trường các năm trước tại Trường Nguyễn Tất Thành.
Nhờ dạy học online hiệu quả, giáo viên, học sinh Trường THCS & THPt Nguyễn Tất Thành đã được nghỉ hè. Ảnh: Tô Thê
Hiện học sinh của nhiều trường vẫn chưa học xong chương trình học kỳ II, do ảnh hưởng của việc nghỉ học dài ngày vì COVID-19. Còn học sinh Trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành được nghỉ hè sớm, theo lãnh đạo nhà trường vì nhiều lý do.
Từ đầu mùa dịch, học sinh của Trường THCS &THPT Nguyễn Tất Thành vẫn học tập bình thường, mọi hoạt động diễn ra đúng như thời khóa biểu.
7h sáng hằng ngày, giáo viên chủ nhiệm điểm danh, kiểm soát sĩ số lớp, học sinh vắng mặt phải có lý do từ phụ huynh. Điểm khác nhau duy nhất giữa tiết học trong mùa dịch so với trước đây là toàn bộ hoạt động này diễn ra trên mạng.
Đây là một trong số ít trường triển khai thành công việc dạy học online theo thời khóa biểu ngay từ đầu tháng 2.2020 – thời điểm học sinh cả nước bắt đầu bước vào những ngày nghỉ học để phòng dịch. Vì vậy, bên cạnh việc giữ nguyên chương trình dạy học, trường vẫn đảm bảo đủ số đầu điểm theo quy định.
Cũng liên quan đến lịch nghỉ hè của học sinh, trao đổi với Lao Động, bà Văn Lê Na – Phó Hiệu trưởng Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (Hà Nội), cho biết, dự kiến đến ngày 15.7, trường sẽ bế giảng năm học và cho học sinh nghỉ hè.
“Tuy Bộ GDĐT cho giảm tải chương trình nhưng khi học sinh đi học trở lại, nhà trường vẫn dạy phần nội dung giảm tải đó để đảm bảo kiến thức cho các em khi học lên các lớp trên” – bà Na chia sẻ.
Với học sinh lớp 12, lãnh đạo Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh cho biết, về cơ bản các em đã học xong chương trình. Hiện nhà trường đang gấp rút ôn tập kiến thức cho học sinh để chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT sắp tới.
Video đang HOT
Trường Marie Curie (Hà Nội) thì dự kiến sẽ tổ chức lễ bế giảng cho học sinh vào cuối tháng 6.
Năm nay do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh phải nghỉ học dài ngày, nên thời gian kết thức năm học cũng kéo dài hơn mọi năm.
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, một số mốc thời gian năm học đã được thay đổi như sau: Hoàn thành chương trình giáo dục học kỳ II trước ngày 11.7 và kết thúc năm học trước ngày 15.7 (mọi năm kết thúc năm học trước 31.5).
Xét công nhận hoàn thành chương trình Tiểu học và xét công nhận tốt nghiệp Trung học cơ sở trước ngày 31.7. Hoàn thành tuyển sinh vào lớp 10 trước ngày 15.8. Kỳ thi Trung học phổ thông sẽ được tổ chức vào 9 và 10.8.
Đồng thời, Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu các cơ sở giáo dục báo cáo tình hình chuẩn bị năm học và tổ chức khai giảng trước ngày 10.9.
Như vậy, học sinh, giáo viên các cấp có thể vẫn được nghỉ hè tối đa 1 tháng.
Thiết kế khóa học online hiệu quả
Để tăng hiệu quả dạy học online, giáo viên nên kết hợp cả hai phương pháp thu video bài giảng cho học sinh, sinh viên tự xem và giảng bài trực tuyến.
Giảng dạy online môn Sinh hóa trong 2 năm, tiến sĩ Ellie Phương D. Nguyễn, giáo sư bậc 1 Đại học bang Oklahoma chia sẻ kinh nghiệm.
Để tăng hiệu quả và hứng thú của học sinh, sinh viên với việc học online, thầy cô có thể kết hợp hai phương pháp vào thiết kế giáo trình dạy và học online để tổng hợp ưu điểm, giảm bớt nhược điểm của mỗi phương pháp. Điều này cũng giúp học sinh chủ động nhiều hơn, giúp giáo viên có thời gian chuẩn bị hoạt động tương tác nhằm tăng sự hứng thú của học sinh với học online.
Có hai phương pháp dạy online phổ biến hiện nay được áp dụng cho cả trình độ phổ thông hay đại học ở Mỹ và nhiều nước. Thứ nhất là phương pháp thu video bài giảng và để học sinh, sinh viên tự xem.
Cách này giáo viên sẽ thu video từng bài học (như bằng Camtasia, Snagit, Zoom) và đưa lên website quản lý của môn học đó theo nội dung từng tuần (như Canvas, MS Team) để học sinh, sinh viên vào tự xem theo trình tự hướng dẫn của giáo viên. Đây cũng là cách tổ chức khóa học online của Coursera hay các đại học lớn ở Mỹ (Havard, MIT, Princeton) mở hiện nay cho mọi người vào học miễn phí.
Ưu điểm:
- Thời gian học linh động và chủ động cho người học, sinh viên, học sinh có thể xem bất cứ lúc nào, xem một hay nhiều lần để hiểu kỹ hơn.
- Giáo viên có thể dùng các video đã thu cho nhiều lớp có cùng một vài nội dung chung, hoặc dùng cho nhiều học kỳ, mỗi kỳ chỉ cần cập nhật hay chỉnh sửa cho phù hợp.
Khuyết điểm:
- Không có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh, sinh viên trong lúc giảng bài, phù hợp hơn với người có khả năng tự học cao như ở bậc đại học.
- Không kiểm soát được học sinh, sinh viên có xem hết các video hay không.
Cách khắc phục khuyết điểm:
- Mở mục thảo luận bên cạnh mục video bài giảng (Discussion/Chat) để học sinh, sinh viên gửi câu hỏi lên theo từng chủ đề/bài học và giáo viên sẽ vào trả lời câu hỏi để tất cả học sinh, sinh viên vào tham khảo.
- Đặt câu hỏi trong bài thi chỉ được đề cập rải rác trong video mà không có trong powerpoint slides.
Ảnh: Globallearn.
Phương pháp thứ hai là giảng bài trực tuyến. Giáo viên lên giờ học cụ thể hàng ngày hoặc hàng tuần để tất cả học sinh, sinh viên trong lớp cùng vào học tại cùng một thời điểm theo lịch học, thông qua phần mềm Zoom, MS Team hay các ứng dụng tương tự.
Ưu điểm: Tương tác trực tiếp, trả lời câu hỏi tại chỗ, giữ được nhịp độ đều đặn như lên lớp.
Khuyết điểm:
- Nếu học trực tuyến liên tục với thời lượng kéo dài hơn một tiếng một lần sẽ khiến học sinh mệt mỏi và giảm hiệu quả tiếp thu.
- Giáo viên phải liên tục quản lý lớp học trong lúc dạy trực tuyến để học sinh không lo ra như chat riêng với nhau, hay tự ý chia sẻ nội dung không phù hợp.
Cách khắc phục khuyết điểm:
- Giáo viên có thể tạm thời tắt tiếng (mute all participants) để dễ tập trung và không bị chi phối bởi tiếng động xung quanh do không phải học sinh nào cũng có phòng riêng yên tĩnh để ngồi học. Giáo viên tắt chức năng chat riêng hay vẽ vào màn hình, chia sẻ màn hình của học sinh trong lúc đang giảng để tránh bị rối.
- Giáo viên hướng dẫn trước cho học sinh, sinh viên dùng các chức năng tương tác như dùng chức năng giơ tay trong Zoom để báo cho giáo viên biết khi có câu hỏi, từ đó biết bật lại tiếng của học sinh đó. Và đặc biệt nên xen kẽ các phần thảo luận khoảng 5-10 phút tùy nội dung để học sinh, sinh viên có thể tương tác đặt câu hỏi trong lúc học sau khi nghe giảng.
Cách thứ ba là kết hợp ưu thế của cả hai phương pháp trên vào thiết kế học online. Cách thức triển khai như sau:
- Đầu tuần giáo viên sẽ đưa các power points slides, video bài giảng, bài tập lên website của lớp cho học sinh tự vào xem theo nội dung từng tuần. Để học sinh tiện theo dõi thì thay vì để một video dài cả tiếng, giáo viên có thể chia mỗi bài học thành nhiều video nhỏ 10-15 phút cho từng mục chính giúp học sinh dễ nắm bắt ý chính của từng video. Giáo viên cũng nên gửi email hay thông báo tóm tắt nội dung học và bài tập, bài kiểm tra cần hoàn tất và thời hạn nộp bài trong tuần.
- Giáo viên mở mục thảo luận và chia sẻ trên website của lớp học để học sinh, sinh viên vào đặt câu hỏi cho giáo viên, hoặc trao đổi thảo luận cho nội dung từng tuần. Khi có câu hỏi của học sinh, giáo viên cần giải đáp thắc mắc nhanh chóng, kịp thời trong vòng một ngày chứ không nên để quá lâu mới trả lời.
- Giữa tuần hoặc sau khi học sinh đã tự xem nội dung học sẽ có 1-2 buổi trực tuyến tầm 40-60 phút/buổi với khung giờ cố định nhằm tóm tắt nhanh nội dung chính của bài học tuần đó, và triển khai các hoạt động tương tác với nhiều yếu tố chuyển đổi và tăng tính thực hành.
Buổi gặp trực tuyến này để giúp đào sâu nội dung học qua các hoạt động thay đổi phong phú như giải quyết vấn đề, thảo luận nhóm, chơi game với nội dung liên quan đến bài học, như mỗi lần trả lời đúng câu hỏi trong bài sẽ được thưởng hay lên level trong trò chơi. Vì vậy học sinh sẽ có động lực tự xem bài giảng trước để có thể tham gia tốt và hiệu quả các hoạt động tương tác này. Việc học thông qua các hoạt động tương tác sẽ tăng hứng thú học online cho học sinh.
- Cuối tuần sẽ có một buổi ôn tập trực tuyến trong khoảng 40-60 phút để giải đáp thắc mắc của học sinh, sửa lỗi sai thường gặp, nhằm chuẩn bị cho các bài tập hay bài kiểm tra sắp đến, có thể bố trí buổi ôn tập trực tuyến này cách tuần nếu không có nhiều bài kiểm tra. Giáo viên sẽ nghe phản hồi của học sinh cho bài học tuần vừa qua và thông báo những gì cần chuẩn bị cho tuần tới.
Nếu tuần sau có bài thi lớn thì tuần trước đó cần nhắc nhở để học sinh chuẩn bị và sắp xếp, đồng thời cung cấp hướng dẫn ôn tập trước một tuần cho bài thi sắp đến để học sinh có sự chuẩn bị tốt hơn cho bài thi.
TS Ellie Phương D. Nguyễn
Hiệu trưởng Marie Curie "bật mí" lý do không thu học phí, trả lương đủ cho giáo viên Theo ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng Marie Curie, lãnh đạo nhà trường quyết định "phá" quỹ tích luỹ gần 30 năm qua để hỗ trợ học sinh, giáo viên trong dịch bệnh. Theo ông Nguyễn Xuân Khang, nhà trường đã phải dùng quỹ dự phòng để trang trải. Ảnh: MC Trưa 30/3, ông Nguyễn Xuân Khang - Hiệu trưởng trường THCS...