Lịch nghỉ hè của học sinh: Đừng biến con tôi thành robot!
Nhiều bậc phụ huynh cho rằng: Nếu không kéo dài kỳ nghỉ hè thì học sinh sẽ ít cơ hội để rèn luyện năng khiếu, học các kỹ năng mềm để dần biến thành các robot chỉ biết học và học.
Đừng biến học sinh trở thành những robot chỉ biết học và học (ảnh minh họa). Ảnh Hải Nguyễn
Chị Thanh Hương, một công chức ở Đống Đa (Hà Nội) dự tính từ đầu năm sẽ cho cậu con trai 11 tuổi đi học bơi, học võ cho con. Thế nhưng kế hoạch này đã phá sản vì dịch COVID-19, đến thời điểm này, con trai chị vẫn phải xách cặp đến trường, chưa kể phải chuẩn bị tinh thần cho đợt tuyển sinh vào lớp 6.
“Tôi chọn cho con một trường khá ở Hà Nội – chị Hương nói- tuy nhiên phải đầu tháng 7, con trai tôi mới được nghỉ hè, còn trường mới thì ra thông báo ngày 1.8 đã bắt đầu cho các con nhập học. Kế hoạch nghỉ mát của gia đình bị huỷ đã đành, kế hoạch tăng cường sức khoẻ, cho con học bơi, học võ cũng huỷ nốt. Biết rằng năm nay không học thì để năm sau nhưng cháu háo hức từ đầu năm, giờ bỏ dở, lại vùi đầu vào học, rồi đầu tư cả ngoại ngữ hết luôn thời gian”.
Video đang HOT
Tâm tư như chị Hương còn có anh Bùi Cảnh, anh có hai cậu con trai trên 10 tuổi, mấy năm trở lại đây cứ đến dịp hè là anh chị “gửi gắm” cho con vào một số lớp Học kỳ quân đội để rèn giũa. “Mỗi lần trở về, ý thức các con đã tốt hơn – anh Cảnh nói- nhưng năm nay thì đành chịu, cũng là điều rất đáng tiếc. Tôi rất mong Bộ Giáo dục- Đào tạo điều chỉnh để kỳ nghỉ hè của các con dài hơn”.
Trên thực tế nhiều cơ sở dạy kỹ năng mềm, dạy bơi, võ thuật, hội hoạ, ca nhạc, nấu ăn… đã chuẩn bị mùa “tuyển sinh” ngắn hạn nhưng cho đến thời điểm này số lượng đăng ký học rất hạn chế.
Những lớp trang bị kỹ năng mềm này rất quan trọng cho ý thức, tâm lý học sinh. Theo các chuyên gia giáo dục, tỷ lệ trẻ em phạm tội, trẻ em dính vào các tệ nạn xã hội và bỏ nhà, hư hỏng ngày càng nhiều một phần do thiếu kỹ năng sống.
Không chỉ có vậy, việc hạn chế cho con tham gia các hoạt động xã hội, chỉ biết học và học sẽ tạo ra một lứa học sinh “gà nòi” dù học giỏi nhưng ra ngoài đời chỉ ngơ ngác.
Không thể đánh đồng những ngày ở nhà vì cách ly dịch COVID-19 và coi đó “đã là những ngày nghỉ” thì cần gì nghỉ hè. Đó là quan niệm sai lầm, kiểu nghỉ cưỡng ép, bắt buộc và “chỉ ở trong nhà” khác hẳn những kỳ nghỉ hè vui tươi gắn với các hoạt động xã hội, gắn với những chuyến nghỉ mát cùng gia đình.
Chỉ cho nghỉ hè ngắn, không được tham gia các lớp kỹ năng mềm là “đánh cắp” một phần tuổi thơ của các em, biến các em thành robot.
Lịch nghỉ hè của học sinh: Cha mẹ đành xin lỗi các con
Trong khi Bộ trưởng Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch Nguyễn Ngọc Thiện mời nhân dân cả nước đi du lịch thì nhiều người dân vẫn cảm thấy "bế tắc" vì lịch nghỉ hè và quỹ thời gian nghỉ của học sinh quá ngắn.
Cuối tháng 6, học sinh vẫn phải đến trường. Ảnh Hải Nguyễn
"Kế hoạch nghỉ mát dịp hè của gia đình tôi đã chính thức phá sản - chị Đình Mai Hoa ở Thanh Xuân, Hà Nội cho biết - Năm nào chúng tôi cũng thưởng cho các con một kỳ nghỉ mát khoảng 1 tuần nhưng năm nay thì chịu. Đến giờ này hai con nhỏ của tôi, một cháu học lớp 4, 1 cháu chuẩn bị lên lớp 6 còn chưa nghỉ hè. Nhất là cháu đầu còn phải ôn thi đầu cấp. Nhưng quan trọng nhất là quỹ thời gian không có, trường con tôi định thi vào đầu tháng 8 đã nhập học vì thế đành huỷ các kế hoạch du lịch. Nhìn các con nghe thông báo buồn thiu mình thấy tội nhưng biết làm thế nào".
Mặc dù Bộ Giáo dục và Đào tạo (GDĐT) đang tính toán xây dựng khung kế hoạch thời gian năm học để áp dụng cho năm học 2020 - 2021. Theo đó kế hoạch này sẽ đảm bảo nguyên tắc học sinh phải có thời gian nghỉ hè ít nhất 1 tháng trở lên. Dự kiến cuối tháng 6, các trường sẽ tổ chức cho học sinh thi học kỳ 2 và dự kiến kết thúc năm học trước 15.7. Học sinh và giáo viên sẽ được nghỉ hè ít nhất 1 tháng trước khi tựu trường.
Đặc biệt là khối lớp 9 và lớp 12, năm nay xác định sẽ không có kỳ nghỉ hè. Thời gian học tập và ôn thi của các em sẽ kéo dài sang tháng 8. Sau đó, học sinh sẽ thực hiện nhiều thủ tục nhập học vào cuối tháng 8 đến đầu tháng 9, nếu trúng tuyển.
"Một tháng tưởng là đủ để sắp xếp nhưng rất khó - anh Ngô Anh Văn, một công chức ở Hà Nội nói - vì bố mẹ cũng phải bố trí nghỉ phép. Chưa kể khoảng thời gian 1 tháng đó chắc chắn là cao điểm nghỉ hè, cũng chưa chắc mua được vé, đặt được phòng. Tôi nghĩ nếu Bộ Văn hoá - Thể Thao - Du lịch có ý kích cầu du lịch nội địa thì cũng nên bàn với Bộ Giáo dục và Đào tạo để tăng thời gian nghỉ hè cho các con, ít nhất là hai tháng. Thế là chúng tôi đành phải xin lỗi các con vì không thể bố trí đi nghỉ mát cho gia đình. Đó là chưa kể Bộ trưởng Văn hoá - Thể thao - Du lịch mời dân đi du lịch nhưng tiền đâu để đi lúc này thì không thấy Bộ trưởng nói".
Ngân sách hạn hẹp, quỹ thời gian không còn, nhiều bậc cha mẹ đành cho các con "du lịch qua màn ảnh nhỏ".
Nạn đuối nước ở học sinh: Hiểm nguy rình rập Những ngày cuối tháng 5, đầu tháng 6, nhiều địa phương trên cả nước nắng nóng gay gắt, có nơi nhiệt độ lên tới 40 độ C. Chuỗi ngày nắng cháy da cháy thịt khiến các em học sinh (HS) căng thẳng, mệt mỏi. Để giải nhiệt, nhiều em đã rủ nhau đi tắm sông hay nghịch nước ở các ao hồ mà...