Libya: Xuất hiện tình trạng ‘hai thủ tướng’, đất nước chìm trong ‘thập kỷ hỗn loạn’
Trong khi Thủ tướng Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNU), ông Abdul Hamid Dbeibah cho rằng 8 năm qua, người dân Libya đã bị tước đi quyền bầu cử, Thủ tướng do Quốc hội có trụ sở ở thành phố Tobruk chỉ định, ông Fathi Bashagha đã gửi thư tới ông Dbeibah kêu gọi Thủ tướng GNU giao lại quyền lãnh đạo một cách hòa bình và tránh chiến tranh.
Thủ tướng Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNU), ông Abdul Hamid Dbeibah phát biểu trong cuộc họp báo tại Tripoli, ngày 25/2/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Phi, ngày 25/8, Thủ tướng Chính phủ Thống nhất Quốc gia Libya (GNU), ông Abdul Hamid Dbeibah kêu gọi Chủ tịch Hội đồng cấp cao Nhà nước Libya (HCS) Khalid Al-Mishri và Chủ tịch Quốc hội Libya (HoR) Aqila Saleh “ trả tự do cho người dân Libya” bằng cách thông qua cơ sở hiến pháp cho các cuộc bầu cử quốc gia.
Phát biểu tại cuộc họp của GNU ở thủ đô Tripoli, ông Dbeibah cho rằng HoR và HCS tước đi quyền bầu cử của người dân Libya trong 8 năm qua. Ông Dbeibah khẳng định: “GNU là bên bảo đảm duy nhất có khả năng gây sức ép để các phe phái tiến tới các cuộc bầu cử. Chúng tôi bác bỏ những tin đồn về sự tồn tại của hai chính phủ và sự phân chia hành chính, vì tất cả các cơ quan nhà nước và các chính quyền thành phố tự trị đều đang hoạt động dưới sự quản lý của GNU. Những bất đồng hiện nay liên quan đến chính trị chỉ có thể được giải quyết thông qua bầu cử”.
Trước đó, ngày 24/8, Thủ tướng do Quốc hội có trụ sở ở thành phố Tobruk chỉ định, ông Fathi Bashagha đã gửi thư tới ông Dbeibah kêu gọi Thủ tướng GNU giao lại quyền lãnh đạo một cách hòa bình và tránh chiến tranh. Ông Dbeibah đã bác bỏ kêu gọi này, đồng thời yêu cầu ông Bashagha tập trung nỗ lực cho các cuộc bầu cử và “từ bỏ ảo tưởng về một cuộc đảo chính quân sự”.
Căng thẳng chính trị đã gia tăng ở Libya kể từ khi Quốc hội có trụ sở ở thành phố Tobruk miền Đông nước này hồi tháng 2 vừa qua chỉ định ông Bashagha làm thủ tướng mới thay thế Thủ tướng GNU Dbeibah. Tuy nhiên, ông Dbeibah từ chối chuyển giao quyền lực cho bất kỳ chính phủ nào, ngoại trừ một chính phủ dân cử.
Tranh cãi về cơ sở hiến pháp cho các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội là một trong những thách thức chính khiến các cuộc bầu cử quốc gia đã được lên kế hoạch vào tháng 12/2021 của Libya bị đình hoãn. Thất bại của kế hoạch tổ chức bầu cử là đòn giáng mạnh vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt một thập kỷ hỗn loạn ở Libya.
Các bên đối địch ở Libya nối lại đàm phán tại Cairo
Theo phóng viên TTXVN tại Cairo, ngày 12/6, các quan chức Libya đã trở lại thủ đô Cairo của Ai Cập để tham gia vòng đàm phán thứ 3 về sửa đổi hiến pháp để tổ chức các cuộc bầu cử quốc gia, trong bối cảnh quốc gia Bắc Phi này một lần nữa rơi vào bế tắc chính trị với hai chính quyền đối địch cùng tồn tại song song.
Binh sĩ được triển khai tại thủ đô Tripoli của Libya ngày 17/5/2022. Ảnh: THX/ TTXVN
Vòng đàm phán thứ 3 ở Cairo diễn ra sau các cuộc giao tranh dữ dội tại thủ đô Tripoli giữa các lực lượng dân quân đối địch ở Libya.
Các thành viên của Quốc hội Libya và Hội đồng Cấp cao Nhà nước Libya đã bắt đầu tiến trình đàm phán tại Cairo do Liên hợp quốc (LHQ) làm trung gian, trong bối cảnh cộng đồng quốc tế đang gây sức ép buộc hai cơ quan này gạt sang một bên những tranh chấp và thống nhất về cơ sở hiến pháp cho các cuộc bầu cử quốc gia.
Cố vấn đặc biệt của Tổng thống ký LHQ về Libya, bà Stephanie Williams cho biết các cuộc đàm phán tại Cairo sẽ tiếp tục diễn ra cho đến ngày 19/6, với mục đích thiết lập một khuôn khổ hiến pháp cần thiết để Libya tổ chức các cuộc bầu cử quốc gia càng sớm càng tốt. Trong hai vòng đàm phán trước đó, các bên của Libya đã đạt được thống nhất sơ bộ về 137 điều trong dự thảo hiến pháp, bao gồm các điều về các quyền và tự do. Theo bà Williams, họ sẽ tiếp tục thảo luận về một số điều khoản gây tranh chấp liên quan đến quyền lập pháp và tư pháp.
Tranh cãi về cơ sở hiến pháp cho các cuộc bầu cử tổng thống và quốc hội là một trong những thách thức chủ chốt khiến các cuộc bầu cử quốc gia đã được lên kế hoạch vào tháng 12/2021 bị đình hoãn. Sự thất bại của kế hoạch tổ chức bầu cử là một đòn giáng mạnh vào các nỗ lực của cộng đồng quốc tế nhằm chấm dứt một thập kỷ hỗn loạn ở Libya. Quốc gia Bắc Phi một lần nữa rơi vào bế tắc chính trị phức tạp, với hai chính quyền đối địch đều tuyên bố họ là chính quyền hợp pháp.
Ngày 10/6, các cuộc giao tranh đã nổ ra ở thủ đô Tripoli giữa các lực lượng dân quân đối địch, khiến dân chúng ở Tripoli lo sợ. Bà Williams đã lên án các cuộc đụng độ, nói rằng những người liên quan phải có trách nhiệm giải trình. Trong khi đó, Đại sứ Mỹ tại Libya Richard Norland dọa sẽ trừng phạt những người chịu trách nhiệm về các cuộc giao tranh. Còn Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL) Ahmed Aboul Gheit bày tỏ quan ngại về các cuộc đụng độ diễn ra ở Tripoli trong các ngày 10-11/6. Ông Aboul Gheit kêu gọi tất cả các bên tuân thủ thỏa thuận ngừng bắn, trong đó có việc rút tất cả lính đánh thuê và binh sĩ nước ngoài ra khỏi lãnh thổ Libya. Tổng thư ký AL cũng kêu gọi Libya tổ chức các cuộc bầu cử quốc gia càng sớm càng tốt.
LHQ quan ngại về các cuộc giao tranh ở Libya Sau một đêm nổ súng dữ dội giữa các lực lượng dân quân ở thủ đô Tripoli của Libya, ngày 11/6, Phái bộ của Liên hợp quốc (LHQ) tại Libya đã bày tỏ quan ngại về các cuộc đụng độ. Ô tô bị phá hủy trong cuộc xung đột tại thủ đô Tripoli của Libya ngày 17/5/2022. Ảnh: THX/TTXVN Theo phóng viên TTXVN...