LHQ, Nga cử quan chức quân đội cấp cao tới Syria
Trong bối cảnh Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không đạt được đồng thuận về gia hạn sứ mệnh của Phái đoàn quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria (UNSMIS), ngày 19/7, Liên hợp quốc đã cử quan chức quân đội cấp cao của mình đến Syria nhằm tiếp quản và chỉ huy UNSMIS.
Quan sát viên Liên hợp quốc tại Syria. (Nguồn: Internet)
Phát biểu trước báo giới, Phó Tổng Thư ký Liên hợp quốc Jan Eliasson cho biết Cố vấn quân sự hàng đầu của Liên hợp quốc – Tướng Barbacar Gaye đã lên đường đến thủ đô Damasus của Syria. Ngoài ra, quan chức phụ trách vấn đề triển khai lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc, ông Herve Ladsous dự kiến cũng sẽ sớm có mặt tại Syria.
Video đang HOT
Cũng trong ngày 19/7, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố sẵn sàng cử 30 quan chức quân đội nước này tới Syria cùng tham gia với UNSMIS.
Trước đó, Anh và Pakistan đã đề xuất hai dự thảo nghị quyết nhằm gia hạn sứ mệnh của UNSMIS, theo đó Anh đề xuất kéo dài thời gian của phái bộ này thêm 30 ngày, trong khi Pakistan đề nghị gia hạn 45 ngày. Dự kiến trong ngày 20/7, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc sẽ tổ chức một cuộc bỏ phiếu để ra quyết định cuối cùng trước khi sứ mệnh kéo dài 90 ngày của UNSMIS chấm dứt. Trong trường hợp Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc không đạt được đồng thuận, khoảng 300 quan sát viên sẽ nhanh chóng rời khỏi quốc gia Trung Đông này vì 20/7 là ngày kết thúc sứ mệnh của UNSMIS.
Trong khi đó, Mỹ và Anh đã chỉ trích việc Trung Quốc và Nga phủ quyết bản dự thảo nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về Syria, coi đây là “một quyết định hết sức đáng tiếc.” Tại Washington, người phát ngôn Nhà Trắng Jay Carney nói rằng việc hậu thuẫn chế độ này là một sai lầm khi chế độ đó “đang bên bờ sụp đổ”. Còn Đại sứ Anh tại Liên hợp quốc Mark Lyall Grantcho biết Chính phủ Anh bị “sốc” trước quyết định của Nga và Trung Quốc, đồng thời cảnh báo tình trạng đổ máu tại Syria sẽ ngày càng nghiêm trọng và nước này sẽ rơi vào một cuộc nội chiến.
Phản ứng trước những phát biểu trên, Đại sứ Trung Quốc tại Liên hợp quốc Lý Bảo Đông khẳng định rằng bản dự thảo nghị quyết áp đặt trừng phạt lên chính quyền Syria sẽ chỉ làm tình hình thêm trầm trọng, mà hệ quả có thể khiến bất ổn lan sang các nước khác trong khu vực. Cùng quan điểm này, Đại sứ Nga tại Liên hợp quốc Vitaly Churkin còn cáo buộc phương Tây tìm cách sử dụng Hội đồng Bảo an làm phương tiện để hợp thức hóa một hành động quân sự nhằm vào Syria.
Ông Churkin nói: “Dự thảo nghị quyết của phương Tây về trừng phạt chính quyền của Tổng thống al-Assad cốt để dẫn tới việc can thiệp quân sự vào Syria. Toan tính của họ, là sử dụng Hội đồng Bảo an để Gaye sức ép lên một quốc gia có chủ quyền, sẽ không thành công.”
Đây là lần thứ ba trong vòng 9 tháng qua, Nga và Trung Quốc sử dụng quyền phủ quyết với tư cách là ủy viên thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, để phản đối các nghị quyết chống Syria. Một ngày trước khi diễn ra cuộc bỏ phiếu, Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrop đã khẳng định “không thể chấp nhận việc áp dụng Chương 7 và phần về trừng phạt”./.
Theo TTXVN
Tổng thống Assad: Phương kế ở thế chân tường?
Với một loạt những vụ đào ngũ trong nội bộ chính quyền Syria, bạo lực không ngừng gia tăng cùng sức ép ngày càng quyết liệt từ các cường quốc phương Tây, nhiều người tin rằng, Tổng thống Bashar al-Assad đang bị dồn vào "chân tường".
Tổng thống Assad
Bên trong rạn nứt...
Khác với chính quyền của cố Tổng thống Muammar Gaddafi trước đây, chính quyền của Tổng thống Assad đã có được sự vững chắc đáng kinh ngạc trong suốt 17 tháng qua kể từ sau khi cuộc nổi dậy nổ ra ở đất nước Syria hồi đầu năm ngoái. Một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến cho chính quyền của Tổng thống Assad không bị lung lay được cho là do lòng trung thành của đội ngũ lãnh đạo cấp cao xung quanh Nhà lãnh đạo Syria.
Bất chấp làn sóng bạo lực gia tăng không ngừng mỗi ngày, những vụ đào ngũ của hàng chục, hàng trăm binh lính Syria liên tiếp xảy ra cũng như sức ép càng lúc càng mạnh từ các cường quốc hàng đầu thế giới, nội bộ chính quyền của ông Assad vẫn đoàn kết, thống nhất. Không có ai trong đội ngũ bộ máy cầm quyền Syria quay lưng lại với Tổng thống Assad trong suốt nhiều tháng trời. Trước sự vững chắc này, nhiều nhà phân tích từng nhận định, chính quyền của ông Assad sẽ còn tiếp tục đứng vững và nắm quyền lâu dài ở Syria.
Tuy nhiên, mọi việc bắt đầu thay đổi bất ngờ đối với ông Assad. Nhà lãnh đạo Syria đã phải chịu hai cú giáng mạnh liên tiếp bởi hai vụ "đào tẩu" đầu tiên trong nội bộ chính quyền của mình.
Ngay trong những ngày đầu tháng 7, ông Manaf Tlass - một vị tướng hàng đầu trong Lực lượng Vệ binh Cộng hòa tinh nhuệ của Syria và là một thành viên quan trọng trong bộ máy lãnh đạo của chính quyền Tổng thống Assad, đã trốn chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là vụ "đào ngũ" đầu tiên xảy ra trong nội bộ bộ máy cầm quyền vốn được xem ra là rất vững chắc của Tổng thống Assad. Vì thế, nó được coi là cú đấm chí tử đối với ông Assad.
Vài ngày sau khi có tin Tướng Tlass chạy sang Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn tin từ Pháp khẳng định, ông này đang tìm cách liên lạc với phe nổi dậy Syria.
Tướng Tlass vốn được coi là một người bạn rất thân của Tổng thống Assad. Ông này chỉ huy một sư đoàn trong Lực lượng Vệ binh Cộng hòa - đội quân tinh nhuệ nhất, được trang bị vũ khí tối tân nhất trong quân đội Syria. Tướng Tlass còn là con trai của một vị tướng hàng đầu khác của Syria - ông Mustafa Tlass. Cha của ông Tlass từng giữ chức Bộ trưởng Quốc phòng Syria từ năm 1972 đến năm 2004. Ông này là một tay chân thân cận hàng đầu của Tổng thống Hafez al-Assad - cha của Tổng thống Syria hiện thời.
Với mối quan hệ thân thiết với gia đình Tổng thống Assad cùng vị trí của Tướng Tlass trong chính quyền Syria, sự phản bội của ông này là cú đánh quá đau nhằm vào ông Assad. Sự ra đi của Tướng Tlass sẽ khiến "lòng người" trong chính quyền Syria xáo động bởi nó bộc lộ mối rạn nứt đầu tiên trong nội bộ của ông Assad. Vụ việc của ông Tlass có thể mở màn cho một làn sóng "đào ngũ" trong giới lãnh đạo cấp cao Syria.
Phân tích ở trên đã được chứng thực khi chỉ vài ngày sau đó, Đại sứ Syria tại Iraq - ông Nawah al-Fares đã tuyên bố rời bỏ chính quyền, chạy sang phe nổi dậy để bày tỏ sự phản đối đối với những cuộc đàn áp người biểu tình của Tổng thống Assad trong cuộc nổi dậy kéo dài 17 tháng qua.
"Tôi tuyên bố, từ giây phút này, tôi chính thức gia nhập vào lực lượng cách mạng của nhân dân Syria", ông Nawah al-Fares cho biết trong một đoạn băng video được đăng tải trên trang Facebook hồi giữa tuần này. Ông Fares - người có mối quan hệ thân thiết và chặt chẽ với giới an ninh Syria, là vị quan chức ngoại giao cấp cao đầu tiên từ bỏ chính phủ của ông Assad.
Hai vụ đào ngũ liên tiếp trong nội bộ chính quyền Tổng thống Assad chỉ trong thời gian ngắn chưa đầy một tuần đủ khiến "chiếc ghế" của ông Assad chao đảo, lung lay. Nó cũng là một cú huých mạnh, khích lệ tinh thần của phe nổi dậy. Rõ ràng, tình hình của Tổng thống Assad đang ngày càng xấu đi trong khi phe đối lập chống lại ông lại đang nhận được tín hiệu tích cực từ cả trong nước và ngoài nước.
Bên ngoài sức ép gia tăng
Bên trong nội bộ rạn nứt, bên ngoài phải đối mặt với sức ép gia tăng không ngừng - đó chính là tình cảnh hiện giờ của Tổng thống Assad. Phương Tây đang phác thảo một nghị quyết, trong đó đe doạ sẽ trừng phạt mạnh tay hơn với chính phủ Syria nếu chính phủ này không ngừng ngay việc dùng vũ khí hạng nặng và rút quân khỏi các thành phố, thị trấn trong vòng 10 ngày kể từ khi nghị quyết được thông qua.
Một nhà ngoại giao phương Tây giấu tên mới đây tiết lộ, nghị quyết trên đã được phác thảo xong và đây là bản nghị quyết chứa đựng những lời lẽ và hành động mạnh mẽ nhất từ trước đến nay bởi "đã đến lúc Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cần phải hành động". Theo dự kiến, Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc sẽ nhóm họp vào giữa tuần tới để đưa ra quyết định về "hành động" của họ đối với Syria.
Phương Tây do Mỹ dẫn đầu đang tràn trề hy vọng và rất tự tin về việc họ sẽ thông qua được nghị quyết mới về Syria trong cuộc họp lần này bất chấp việc Nga đe doạ sẽ dùng quyền phủ quyết nếu nghị quyết đó ám chỉ đến khả năng dùng các biện pháp trừng phạt hay quân sự nhằm chống lại chính phủ Syria.
Theo nghị quyết mới, các nước phương Tây muốn đưa kế hoạch hoà bình của cựu Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Kofi Annan vào thực hiện trong khuôn khổ Điều 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc. Điều 7 cho phép các nước thực hiện những hành động từ trừng phạt kinh tế, ngoại giao đến can thiệp quân sự nếu Syria không thực hiện kế hoạch hoà bình của ông Annan. Mỹ nhấn mạnh, họ dùng đến Điều 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc để đưa thêm các lệnh trừng phạt chứ không đề cập đến biện pháp can thiệp quân sự.
Tuy nhiên, nếu nghị quyết mới nói trên được thông qua thì rõ ràng, phương Tây đã có "lá bài" trong tay để can thiệp vào Syria giống như họ đã làm ở Libya trước đây. Như vậy, có thể coi là số phận của chính quyền ông Assad sắp được định đoạt.
Mặc dù đến nay, qua phát biểu công khai của giới lãnh đạo Nga, nghị quyết mới của phương Tây sẽ không nhận được sự ủng hộ của Moscow. Tuy nhiên, các quan chức Mỹ lại liên tục có phát biểu ám chỉ họ đã đạt được thỏa thuận với Nga. Vì vậy, câu trả lời cho câu hỏi liệu chính quyền của Tổng thống Assad có phải đang bị dồn đến đường cùng hay không sẽ được trả lời sớm trong tuần tới.
Theo VNMedia
Đài Loan: Ông Mã Anh Cửu tuyên thệ nhậm chức Theo Tân Hoa xã, ngày 20/5, ông Mã Anh Cửu đã tuyên thệ nhậm chức người đứng đầu chính quyền Đài Loan (Trung Quốc) nhiệm kỳ thứ hai sau khi đắc cử trong cuộc bầu cử hồi tháng Giêng năm nay. Nhà lãnh đạo Đài Loan (Trung Quốc), ông Mã Anh Cửu. (Nguồn: Internet)Trong diễn văn ở lễ nhậm chức, ông Mã Anh...