LHQ gia hạn nhiệm vụ của phái bộ tại Tây Sahara
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 31/10, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) đã kêu gọi một giải pháp chính trị “thực tế và có thể chấp nhận được” ở khu vực Tây Sahara, trong một nghị quyết nhằm kéo dài sứ mệnh của LHQ tại khu vực này thêm một năm.
Một cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc (HĐBA LHQ) tại New York, Mỹ. Ảnh minh họa: THX/TTXVN
Nghị quyết này do Mỹ bảo trợ, gia hạn nhiệm vụ của Phái bộ Liên hợp quốc về tổ chức trưng cầu dân ý ở Tây Sahara (Minurso) đến ngày 31/10/2025. Nghị quyết nhấn mạnh sự cần thiết phải đạt được một “giải pháp chính trị thực tế, khả thi, bền vững và được các bên cùng chấp nhận” cho Tây Sahara, đồng thời kêu gọi cam kết đổi mới từ các bên nhằm thúc đẩy tiến trình chính trị và cho rằng tình trạng hiện tại ở khu vực này là không thể chấp nhận được.
Là một vùng sa mạc rộng lớn trải dài 266.000 km2 ở phía Bắc Mauritania, Tây Sahara là lãnh thổ cuối cùng trên lục địa châu Phi mà tình trạng hậu thuộc địa chưa được giải quyết. Maroc hiện kiểm soát hơn 80% vùng lãnh thổ này ở khu vực phía Tây, trong khi Mặt trận Polisario do Algeria hậu thuẫn kiểm soát chưa đến 20% lãnh thổ khu vực phía Đông. Hai bên được ngăn cách bằng một bức tường cát và vùng đệm dưới sự kiểm soát của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ. Xung đột ở Tây Sahara đã kéo dài từ năm 1975 đến nay. Vùng này được LHQ coi là “lãnh thổ không tự trị”. Từ năm 2007, Chính phủ Maroc đã đề xuất một kế hoạch tự trị thuộc chủ quyền của mình ở Tây Sahara, trong khi Mặt trận Polisario yêu cầu tổ chức một cuộc trưng cầu ý dân về quyền tự quyết mà LHQ đã lên kế hoạch thực hiện khi lệnh ngừng bắn ở khu vực này được ký hồi năm 1991, song cho đến nay cuộc trưng cầu ý dân này vẫn chưa thực hiện được.
Video đang HOT
Giữa tháng trước, Đặc phái viên của Liên hợp quốc tại Tây Sahara Staffan de Mistura thông báo rằng ông đã kích hoạt lại dự án “phân chia” vùng lãnh thổ này, tuy nhiên dự án trên đã vấp phải sự phản đối của Mặt trận Polisario.
EU 'chạy đua với thời gian' ngăn thảm họa xung đột tại Liban - Mỹ nêu bật điều cấp thiết hiện nay
Ngày 25/10, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Josep Borrell cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải đẩy nhanh các nỗ lực tìm kiếm giải pháp chính trị nhằm chấm dứt tình trạng giao tranh hiện nay giữa Israel và phong trào Hezbollah tại Liban, đồng thời ngăn chặn "thảm họa lớn" trong khu vực.
Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của EU Josep Borrell. Ảnh: IRNA/TTXVN
Trong tuyên bố được đưa ra một ngày sau hội nghị về viện trợ cho Liban tại Pháp, ông Borrell cho biết bước cần thiết đầu tiên là "ngừng bắn" giữa Israel và Hezbollah. Hiện EU đang "chạy đua với thời gian" ở thời điểm mang tính ranh giới giữa việc có thể bắt đầu một tiến trình chính trị tại Liban với việc bùng nổ "xung đột thảm họa" kéo theo hậu quả khó lường.
Ông cảnh báo nếu không chấm dứt các hành động thù địch, "sẽ không có điều gì có thể xảy ra". Ngược lại, một khi các bên ngừng giao tranh, Liban cần tổ chức các cuộc bầu cử tổng thống đã bị hoãn từ lâu "càng sớm càng tốt".
Đại diện EU cũng cho rằng Lực lượng vũ trang Liban phải trở thành "lực lượng quân sự duy nhất hiện diện" ở miền Nam nước này, nơi Israel đang tiến hành các chiến dịch quân sự trên bộ nhằm vào Hezbollah. Bên cạnh đó, cũng cần tăng cường lực lượng cho Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc trong khu vực.
Những lời kêu gọi của cộng đồng quốc tế thúc đẩy chấm dứt giao tranh cho đến nay vẫn chưa thể giúp hạ nhiệt tình hình tại Liban. Hội nghị về viện trợ cho Liban diễn ra tại Pháp dù gây quỹ được khoảng 800 triệu USD viện trợ nhân đạo cho quốc gia Trung Đông này nhưng không đạt được nhiều tiến triển về mặt ngoại giao.
Sau gần một năm xung đột tại Dải Gaza, vào cuối tháng 9 năm nay, Israel đã mở rộng trọng tâm sang Liban, theo đó phát động chiến dịch oanh kích lớn chủ yếu nhắm vào các thành trì của Hezbollah trên khắp quốc gia Trung đông này, kế đến là triển khai bộ binh vào Liban. Theo số liệu của Bộ Y tế Liban, kể từ đó đến nay, ít nhất 1.580 người đã thiệt mạng,
Cũng trong ngày 25/10, Bộ trưởng Y tế Liban Firass Abiad cho biết có tổng cộng 163 nhân viên cứu hộ và nhân viên y tế thiệt mạng và 272 nhân viên bị thương trong các cuộc không kích của Israel suốt hơn 1 năm giao tranh đã qua giữa Israel và Hezbollah.
*Cùng ngày, phát biểu sau cuộc gặp Thủ tướng Liban Najib Mikati tại London (Anh), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nhấn mạnh rằng Washington nhận thấy việc thúc đẩy một giải pháp ngoại giao và tuân thủ đầy đủ Nghị quyết 1701 của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là điều thực sự cấp bách để khôi phục an ninh dọc biên giới giữa Israel và Liban. Ngoại trưởng Mỹ cũng kêu gọi Israel không gây thương vong đối với dân thường.
Cuộc gặp trên diễn ra tại London khi quan chức ngoại giao hàng đầu của Mỹ đang trên đường trở về từ chuyến công du Trung Đông.
Căng thẳng tại Trung Đông: EU lên án các cuộc tấn công vào phái bộ LHQ Phản ứng về vụ phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Liban (UNIFIL) bị tấn công, Đại diện cấp cao về chính sách đối ngoại và an ninh của Liên minh châu Âu (EU), ông Josep Borrell tuyên bố khối này lên án mọi cuộc tấn công vào các phái bộ của Liên hợp quốc. Lực lượng lâm thời...