Let’s Read – Văn hóa đọc hội nhập công nghệ 4.0
Đề án phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt từ năm 2017 nhấn mạnh đến vai trò của công nghệ thông tin, số hóa trong phục vụ nhu cầu đọc sách của cộng đồng.
Sáng kiến Thư viện số Let’s Read là một trong những cách làm hay nhằm hiện thực hóa đề án này. Mới đây, Let’s Read đã được giới thiệu tại TP Cần Thơ, mở ra cơ hội tiếp cận tri thức từ sách cho người dân.
Cán bộ Thư viện TP Cần Thơ hướng dẫn học sinh sử dụng Thư viện số Let’s Read.
Không cần đi nhà sách hoặc đến thư viện, chỉ bằng máy tính hoặc điện thoại di động thông minh có kết nối internet, độc giả hoàn toàn có thể tiếp cận những trang sách hay khi truy cập vào trang web www.letsreadasia.org. Thử trải nghiệm khám phá kho sách thiếu nhi ngoại văn rất phong phú, nhóm học sinh Trường Tiểu học Ngô Quyền, quận Ninh Kiều, rất hào hứng.
Em oàn Hà Anh vui vẻ cho biết: “Em rất thích thư viện số này, vì có nhiều sách hay, dễ đọc và còn có thể chia sẻ với mọi người”. Cùng suy nghĩ, em Lâm Tuyền nói: “Let’s Read giúp em có thêm nhiều kiến thức mới và dễ dàng đọc được sách em cần. Thư viện số giúp em yêu sách hơn”. Thật vậy, có rất nhiều truyện tranh, sách khoa học thường thức, phục vụ học tập… được giới thiệu sinh động, dễ theo dõi trên môi trường số hóa.
Thư viện số Let’s Read nằm trong khuôn khổ thỏa thuận hợp tác giữa Thư viện Quốc gia Việt Nam và Quỹ Châu Á về triển khai chương trình tài trợ sách tiếng Anh cho các thư viện tại Việt Nam, giai đoạn 2017-2022. Trong đó, sáng kiến Thư viện số Let’s Read được Quỹ Châu Á hướng đến phục vụ trẻ em nhằm tạo lập thói quen đọc sách ngay từ nhỏ, gia tăng tri thức.
Bà Kiều Thúy Nga, Giám đốc Thư viện Quốc gia Việt Nam, cho hay: Từ năm 2018 đến nay, dự án Thư viện số Let’s Read đã được triển khai tại khoảng 20 nước ở châu Á, trong đó có Việt Nam, với nhiều hoạt động như sáng tạo sách, dịch sách, phát triển kỹ năng, tổ chức các hoạt động khuyến đọc. Hiện nay, vốn tài liệu của Thư viện số Let’s Read đã có trên 2.000 đầu sách với khoảng 20 ngôn ngữ khác nhau.
Khoảng 3 năm qua, Thư viện Quốc gia Việt Nam phối hợp với Quỹ Châu Á và NXB Kim ồng tổ chức 2 hội thảo dịch sách, góp vào vốn tài liệu chung hơn 20 đầu sách tiếng Việt và chuyển ngữ hàng trăm đầu sách ngoại văn sang tiếng Việt trên nền tảng Let’s Read. “Tất cả những gì người đọc cần là điện thoại di động, hoặc máy tính bảng hay máy vi tính có kết nối internet, sách sẽ mở ra những chân trời tri thức. Cha mẹ, phụ huynh cũng có thể đồng hành cùng con khám phá Thư viện số Let’s Read”, lãnh đạo Thư viện Quốc gia Việt Nam chia sẻ thêm.
Video đang HOT
Tại TP Cần Thơ, sự có mặt của Thư viện số Let’s Read đã góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, bởi trước đó Thư viện TP Cần Thơ đã làm tốt công tác số hóa tài liệu, đẩy mạnh hoạt động thư viện số để tiếp cận bạn đọc. Bà Phan Thị Thùy Giang, Giám đốc Thư viện TP Cần Thơ, cho biết: Sau khi tiếp nhận Thư viện số Let’s Read, thư viện sẽ đẩy mạnh tuyên truyền, quảng bá đến người dân thành phố, nhất là thiếu nhi. Việc khai thác tối đa tài nguyên sách số hóa ở Let’s Read cũng được chú trọng.
Từ năm 2018, UBND TP Cần Thơ đã có kế hoạch phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng trên địa bàn thành phố đến năm 2020, định hướng đến năm 2030. Theo đó, định hướng đến năm 2030, Cần Thơ tiếp tục phát triển vốn tài liệu trong hệ thống thư viện công cộng, đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, quảng bá phát triển văn hóa đọc sâu rộng trong các tầng lớp nhân dân.
ặc biệt, giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng thư viện điện tử phục vụ nhu cầu truy cập thông tin miễn phí của nhân dân được nhấn mạnh. Bên cạnh đó, Cần Thơ xác định nâng cao hoạt động thư viện, xuất bản nhằm đáp ứng nhu cầu đọc của người dân, bao gồm xuất bản phẩm in và điện tử.
Rõ ràng thời đại công nghệ 4.0 ảnh hưởng không nhỏ đến phát triển văn hóa đọc. Bên cạnh những tác động đến sách truyền thống đã được chỉ ra, thì việc tận dụng lợi thế của công nghệ để phát triển văn hóa đọc phù hợp với tình hình mới rất cần được tính đến. Thực tế từ Thư viện số Let’s Read là một điển hình. Nói cách khác, phát triển nền tảng số hóa cho thư viện truyền thống được xem là vấn đề sống còn và cần được quan tâm.
Hai nữ sinh ngành kinh tế chọn Grab và Now làm mô hình nghiên cứu
Niềm đam mê nghiên cứu khoa học đã giúp Phương Quỳnh và Thu Hương gặt hái được những thành công trên con đường chinh phục những giải thưởng lớn.
Đạt giải Nhất giải thưởng Sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ và giải khuyến khích Giải thưởng Euréka năm 2020, đôi bạn Nguyễn Hồ Phương Quỳnh và Trương Thị Thu Hương (cùng lớp 42K12.2-CLC - Khoa Marketing, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Đà Nẵng) đã đặt những viên gạch đầu tiên trong hành trình chinh phục khoa học.
Đôi bạn Nguyễn Hồ Phương Quỳnh (bên trái) và Trương Thị Thu Hương cùng chung niềm đam mê nghiên cứu khoa học khi còn ngồi trên ghế giảng đường. Ảnh: TH
Đề tài "Understanding the effect of social media advertising value on brand image and purchase intention" đã được Hội đồng đánh giá cao bởi tính áp dụng cao trong thực tiễn.
Chia sẻ về niềm vui này, Phương Quỳnh nói: " Khi nghe tin được nhận giải Nhất Giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học cấp Bộ thì em đang ở hội đồng thi bên Euréka.
Cảm xúc vỡ òa và em vẫn không tin cho đến khi em nhận được nhiều tin nhắn chúc mừng hơn".
Trong bối cảnh nhiều doanh nghiệp mới hiện nay đang áp dụng nguyên tắc của kinh tế chia sẻ góp phần khắc họa rõ nét sự dịch chuyển từ cách kinh doanh thương mại truyền thống sang chia sẻ nguồn lực.
Qua đó, nhanh chóng nhận được sự ủng hộ của người tiêu dùng, Phương Quỳnh và Thu Hương xuất phát từ chuyên ngành Marketing đã tiếp cận và tìm hiểu, nắm bắt nhu cầu của doanh nghiệp và khách hàng trong thời đại công nghệ số.
"Mục tiêu của nghiên cứu này là xác định các nhân tố ảnh hưởng và tác động của chúng lên giá trị quảng cáo mạng xã hội.
Nghiên cứu cũng tiến hành kiểm định ảnh hưởng của giá trị quảng cáo trên mạng xã hội đối với hình ảnh thương hiệu và ý định mua hàng của khách hàng", Phương Quỳnh cho biết thêm.
Nói về việc chọn hai thương hiệu Grab và Now làm mô hình nghiên cứu, nhóm nghiên cứu cho rằng hai hãng công nghệ phụ thuộc phần lớn vào điện thoại thông minh để triển khai dịch vụ và kết nối với người tiêu dùng.
Đồng thời, khách hàng của các hãng công nghệ có sự tương đồng về nhân khẩu học với các đối tượng sử dụng mạng xã hội.
Trong một năm thực hiện đề tài, khó khăn lớn nhất là lần đầu tiên tiếp xúc với nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc, bên cạnh đó dịch bệnh bùng phát cũng gây trở ngại cho việc khảo sát số liệu thực tế.
Đối diện với khó khăn, cùng với sự nỗ lực của bản thân, Phương Quỳnh và Thu Hương đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô trong khoa.
"Từ những kỹ năng cơ bản để thực hiện đề tài nghiên cứu như: cách đọc một nghiên cứu, cách viết, cách lập luận, cách phân tích dữ liệu, cách viết tài liệu tham khảo...
Cho đến hình thành tư duy phản biện, kỹ năng research... các thầy, cô luôn đồng hành để nhóm tự tin hơn để hoàn thiện đề tài và trình bày, phản biện xuất sắc trước các hội đồng.
Các thầy cô đều là những người dày dặn kinh nghiệm trong nghiên cứu nên đã giúp cho sinh viên có cái nhìn khách quan hơn về làm nghiên cứu khoa học một cách nghiêm túc và cập nhật xu hướng nghiên cứu theo tính cấp thiết trong cuộc sống", Thu Hương chia sẻ.
Cũng chính nhờ "đòn bẩy" đó giúp Phương Quỳnh từ ấn tượng ban đầu về nghiên cứu khoa học là môn học "vừa cứng vừa khô khan" đã trở thành một sở thích nghiêm túc của mình.
Nghiên cứu khoa học đã đem những giá trị thực tiễn cho cuộc sống, đồng thời giúp người trẻ phát triển tư duy phản biện, kỹ năng research thông tin và kỹ năng phân tích tổng hợp - 3 kỹ năng sinh viên thường yếu nhất.
Ngoài ra, việc viết nghiên cứu giúp sinh viên rèn luyện tính kiên nhẫn, cách lập lập logic và cách chọn lọc từ ngữ để truyền tải nội dung đầy đủ nhất cho người đọc.
Xem nghiên cứu khoa học như một sở thích nghiêm túc, Phương Quỳnh và Thu Hương mong muốn phát triển đề tài theo hướng áp dụng trí tuệ nhân tạo trong việc thu thập mẫu để củng cố mô hình nghiên cứu của mình.
Từ đó, mang lại giá trị về lý thuyết và thực tiễn cho doanh nghiệp, đặc biệt là trong thời đại công nghệ 4.0.
Giáo dục nghệ thuật một cánh cửa, vạn cơ hội Giáo dục nghệ thuật theo tiêu chuẩn mang tính phổ quát quốc tế đem lại lợi ích to lớn cho mọi người, từ học viên đến giáo viên và cả cộng đồng nghệ thuật, mở ra nhiều cơ hội học tập, làm việc trong và ngoài nước. Cô Teresa Hall, Chuyên gia Huấn luyện Cấp cao ISTD của Viện Giáo dục Nghệ thuật...