Lễ trao danh hiệu NSND, NSƯT sẽ diễn ra vào ngày 31/1
Lễ trao danh hiệu nghệ sĩ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú được tổ chức vào sáng 31/1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội.
Bà Nghiêm Thị Thanh Nguyệt, Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thông tin, lễ trao danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân, Nghệ sĩ ưu tú được tổ chức vào sáng 31/1 tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Đây là sự kiện vinh danh gần 400 nghệ sĩ có nhiều cống hiến trong sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa nghệ thuật.
Theo quyết định 1431/QĐ-CTN do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 28/11/2023 và quyết định 724/QĐ-CTN ký ngày 22/6/2023, có 119 cá nhân được phong tặng danh hiệu NSND, 256 cá nhân được phong tặng danh hiệu NSƯT, 5 cá nhân được truy tặng danh hiệu NSND và một cá nhân được truy tặng danh hiệu NSƯT trong đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10.
Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) có 5 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân (NSND) đợt này
Danh sách đầu tiên được công bố bao gồm 77 NSND trong đó có các nghệ sĩ như NSƯT Trần Lực, Quốc Khánh, Hà Thủy, Bùi Công Duy, Đức Trung, Trần Đức, Khương Đức Thuận, Thu Huyền, Ngọc Huyền, Hương Dung…
Danh sách phong tặng NSND đợt 2 do Chủ tịch nước ký và thông qua ngày 28/11 bao gồm 42 nghệ sĩ như NSƯT Thanh Lam, Xuân Bắc, Trịnh Kim Chi, Mỹ Uyên, Tấn Minh…
Các nghệ sĩ được phong tặng thuộc năm lĩnh vực nghệ thuật: sân khấu, phát thanh, truyền hình, âm nhạc và múa. Trong đó, lĩnh vực sân khấu có số lượng nghệ sĩ được phong tặng lớn nhất lên tới hơn 60 NSND. Lĩnh vực âm nhạc có thêm hơn 40 nghệ sĩ nhận danh hiệu NSND.
Tại sự kiện, ngoài việc công bố quyết định phong tặng danh hiệu của Chủ tịch nước, lãnh đạo Bộ VHTTDL cũng sẽ có báo cáo về đợt xét tặng danh hiệu NSND, NSƯT lần thứ 10 năm 2023. Sau đó, các NSND, NSƯT sẽ được mời lên bục danh dự để nhận bằng phong tặng danh hiệu từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước.
Theo Nghị định 98/2023/NĐ-CP ngày 31/12/2023 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng có hiệu lực từ 1/1/2024, mức tiền thưởng cho NSND bằng 12,5 lần mức lương cơ sở, với NSƯT là 9 lần mức lương cơ sở.
Cụ thể, với các cá nhân nhận danh hiệu NSND nhận mức thưởng là 22,5 triệu đồng (tương đương với hệ số 12,5), còn các cá nhân nhận danh hiệu NSƯT có mức thưởng 16,2 triệu đồng (tương đương với hệ số 9). Ngoài ra, các nghệ sĩ sau khi được phong tặng danh hiệu cũng sẽ được tăng lương ở cơ quan chủ quản.
Số tiền thưởng mà các nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND, NSƯT nhận được hiện nay đã có nhiều thay đổi so với trước kia. Vào khoảng năm 2012, danh hiệu NSND được thưởng từ 12-15 triệu đồng, danh hiệu NSƯT nhận được dưới 10 triệu đồng.
Những nghệ sỹ là giám đốc, phó giám đốc vừa được phong NSND
Ngoài vai trò cá nhân, những nghệ sỹ này đều có đóng góp cho nền nghệ thuật nước nhà trên cương vị lãnh đạo các đơn vị, như Xuân Bắc, Tấn Minh, Thu Huyền, Mỹ Uyên...
Với tài năng và cống hiến, các nghệ sỹ dưới đây được phong tặng danh hiệu NSND trong đợt xét tặng lần thứ 10.
N ghệ sỹ Xuân Bắc
Xuân Bắc sinh năm 1976 ở Việt Trì, Phú Thọ. Anh tốt nghiệp Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội. Nam nghệ sỹ đến với nghề diễn từ năm 1995 và tham gia nhiều phim như: Ngã ba Đồng Lộc, Chuyện nhà Mộc, Đồng quê xào xạc...
Đến năm 2000 khi xuất hiện trong phim Sóng ở đáy sông với vai Núi, Xuân Bắc được đông đảo công chúng và giới chuyên môn ghi nhận. Kể từ đây, tên tuổi Xuân Bắc vụt sáng trở thành ngôi sao top đầu của màn ảnh nhỏ phía Bắc.
Video đang HOT
Ngoài vai trò diễn viên, Xuân Bắc còn là một trong những nghệ sỹ hài nổi tiếng được yêu mến trong các chương trình Táo quân. Bên cạnh sự nghiệp diễn xuất, Xuân Bắc còn là MC của một số chương trình như Đuổi hình bắt chữ, Vua tiếng Việt, Ơn giời cậu đây rồi...
Đóng góp lớn nhất của Xuân Bắc cho nghệ thuật nước nhà là trên sân khấu kịch. Anh là nhân sự nổi bật của Nhà hát Kịch Việt Nam. Năm 2016, Xuân Bắc được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc và đến tháng 1/2021 làm Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.
Nghệ sỹ Xuân Bắc hiện đang là Giám đốc Nhà hát Kịch Việt Nam.
Nghệ sỹ Xuân Bắc tham gia năng nổ vào các hoạt động đoàn thể. Anh từng được trao tặng giải thưởng Gương mặt trẻ Thủ đô tiêu biểu năm 2009. Tháng 11/2010, Xuân Bắc được chọn làm Đại sứ thiện chí của UNICEF về nước sạch và vệ sinh môi trường.
Từ ngày 1/8/2018, Xuân Bắc là ủy viên của Hội đồng Đội Trung ương khóa VIII theo Quyết định số 287 - QĐ/TWĐTN-CTTN của Ban Chấp hành Trung ương Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh.
Tháng 12/2019, Xuân Bắc đã được bầu chọn làm Phó Chủ tịch Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam khóa VIII.
Nghệ sỹ Tấn Minh
Tấn Minh sinh năm 1972 tại Nam Định. Tốt nghiệp khoa Thanh nhạc của Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, anh về công tác tại Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long.
Sở hữu chất giọng ngọt ngào, trầm ấm, Tấn Minh thực sự nổi tiếng khi phát hành CD đầu tay có tựa đề Bức thư tình đầu tiên do Đỗ Bảo sáng tác. Ca khúc đưa anh lên hàng sao và trở thành hit lớn nhất trong sự nghiệp của ca sỹ.
NSND Tấn Minh hiện là Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long.
Sau đó, tên tuổi anh gắn liền với các ca khúc như: Phượng hồng, Mối tình đầu, Em và tôi... Năm 1998, anh đoạt giải Giọng hát vàng Asian.
Năm 2015, Tấn Minh được phong tặng danh hiệu NSƯT, đồng thời trở thành Giám đốc nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long. Trên cương vị này, anh lãnh đạo nhà hát gặt hái được nhiều thành công trong hoạt động nghệ thuật. Cá nhân nam nghệ sỹ cũng được công nhận bởi các giải thưởng uy tín, huy chương.
Nghệ sỹ Thu Huyền
Thu Huyền sinh năm 1975 trong một gia đình không ai làm nghệ thuật tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngay từ khi còn bé, chị đã bộc lộ năng khiếu ca hát. Thuở nhỏ, nữ nghệ sỹ thường xem chèo trên vô tuyến và yêu mến lời ca, tiếng hát của loại hình nghệ thuật này.
Khi chỉ mới 14 tuổi, Thu Huyền đã được Đoàn chèo Hà Nội phát hiện và tuyển về đào tạo. Năm 17 tuổi, chị tốt nghiệp trung cấp Nhà hát Chèo Hà Nội và bắt đầu con đường làm diễn chèo của mình.
Nghệ sỹ Thu Huyền đang điều hành Nhà hát Chèo Hà Nội.
Thị Mầu trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính là vai diễn nổi tiếng làm nên tên tuổi của Thu Huyền. Chị có ánh mắt được ví sắc như dao cau, có thêm hàm răng khểnh, nốt ruồi trên khóe môi, góp phần đưa hình ảnh Thị Mầu thành hình tượng lẳng lơ nhất trên sân khấu.
Nhờ vai diễn này, Thu Huyền đoạt giải đặc biệt cuộc thi Tài năng sân khấu trẻ Hà Nội khi mới 16 tuổi. Năm 1998, với vai Thị Mầu, Thu Huyền một lần nữa đạt giải Nhất cuộc thi Tài năng sân khấu trẻ toàn quốc.
Ngoài ra, Thu Huyền còn ghi dấu với nhiều vai diễn khác như Thị Phương trong Trương Viên, cô Son trong Cô Son, Súy Vân trong Súy Vân giả dại, Hoạn Thư trong Kiều ....
Bên cạnh đó, nữ nghệ sỹ cũng để lại ấn tượng với công chúng qua các tác phẩm dân ca quan họ Bắc Ninh như Xe chỉ luồn kim, Vào chùa, Đi cấy, Lúng liếng, Hoa thơm bướm lượn...
Năm 2007, Thu Huyền được phong tặng danh hiệu NSƯT. Chị là một trong những nữ nghệ sỹ trẻ nhất được phong tặng danh hiệu này. Năm 2017, chị giữ chức Phó Giám đốc nghệ thuật của Nhà hát Chèo Hà Nội. Và hiện tại, chị được trao quyết định điều hành Nhà hát Chèo Hà Nội thay NSND Quốc Anh.
Nghệ sỹ Bùi Công Duy
Nghệ sỹ vĩ cầm Bùi Công Duy sinh năm 1981 tại Hà Nội, có cha là Giáo sư Bùi Công Thành, mẹ là nghệ sỹ piano Thu Lan.
Bùi Công Duy học vĩ cầm từ khi lên 4 tuổi bởi sự dẫn dắt của cha. Anh theo gia đình sang Nga học từ lúc 10 tuổi, được đào tạo bởi những giáo sư danh tiếng. Năm 1998, anh tiếp tục theo học đại học và nghiên cứu sinh tại Nhạc viện Tchaikovsky Moscow, Liên bang Nga.
Bùi Công Duy tốt nghiệp đại học, thạc sỹ và nghiên cứu sinh tại Nhạc viện Tchaikovsky (Nga) và là người nước ngoài đầu tiên trở thành thành viên của dàn nhạc dây danh tiếng trên thế giới Virtuose Moscow.
Với vai trò nghệ sỹ độc tấu, Bùi Công Duy đã xuất hiện cùng nhiều dàn nhạc và tham gia lưu diễn ở nhiều quốc gia như Italy, Pháp, Đức, Thuỵ Sỹ, Macedonia, Ba Lan, Anh, Croatia, Nga, Đan Mạch, Na Uy...
Nghệ sỹ Bùi Công Duy đang là Phó Giám đốc Học viện Âm nhạc quốc gia Việt Nam, chuyên trách hoạt động biểu diễn.
Bùi Công Duy đã giành được nhiều giải thưởng tại các cuộc thi âm nhạc thế giới và Việt Nam như: Giải Nhất tại cuộc thi Violin quốc tế Demidov ở Ekaterinburg, Nga (1993), giải Nhất tại cuộc thi violin quốc tế Zakhar Bron ở Novosibirsk, Nga (1995); giải Nhất và Huy chương Vàng tại cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Tchaikovsky dành cho các nghệ sỹ trẻ lần thứ 3 (1997) tại Saint - Peterbourg, giải Nhất tại cuộc thi quốc gia Việt Nam mang tên "Mùa thu" tại Hà Nội (1990)...
Anh cũng là thành viên ban giám khảo tại nhiều cuộc thi âm nhạc uy tín.
Bên cạnh vai trò của một nghệ sĩ violin, Bùi Công Duy còn tham gia công tác giảng dạy âm nhạc. Anh hiện có học vị tương đương Tiến sĩ, giữ chức vụ Phó giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từ năm 2017. Anh là Phó giám đốc trẻ nhất trong lịch sử gần 70 năm của Nhạc viện.
Anh cũng là Giám đốc Nghệ thuật của Vietnam Classical Players và Liên hoan Âm nhạc Vietnam Connection Music Festival từ năm 2015. Anh từng được bình chọn là 1 trong 50 cá nhân có thành tựu nổi bật, sáng tạo trong 5 lĩnh vực: Kinh doanh, xã hội, nghệ thuật, thể thao và khoa học công nghệ.
Nghệ sĩ Mỹ Uyên
Nghệ sĩ Mỹ Uyên là một trong những nữ nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND đợt này với loạt cống hiến trên lĩnh vực sân khấu và điện ảnh. Chị sinh năm 1975, tốt nghiệp Trường Cao đẳng Sân khấu - Điện ảnh TP.HCM. Chị bắt đầu hoạt động nghệ thuật từ năm 1994 và nhận vai diễn đầu tiên trong phim Mảnh đất tình đời.
Nghệ sĩ Mỹ Uyên hiện đang điều hành Nhà hát kịch Sân khấu 5B.
Năm 2012, nghệ sĩ Mỹ Uyên được phong danh hiệu NSƯT. Chị điều hành Nhà hát kịch Sân khấu 5B và gắn bó tâm huyết với nghệ thuật sân khấu hàng chục năm qua. Chị chưa từng lơ là, luôn tìm cách đưa sân khấu vượt qua khó khăn, đi lên.
Thời điểm Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B gặp khó khăn, phải đóng cửa năm 2015 - 2018 vì quy hoạch và năm 2019 - 2021 vì dịch bệnh, nghệ sĩ Mỹ Uyên đã thẳng tay bán xe hơi, nhà lầu để mở lại, duy trì sân khấu sáng đèn đến nay.
Nhờ tâm huyết của Mỹ Uyên và dàn diễn viên, nhân viên, Nhà hát kịch Sân khấu nhỏ 5B gần đây có loạt kịch ăn khách như: Ái tình ngoài hôn nhân, Bến lửa lòng, Bồ công anh trong gió...
Trong lĩnh vực điện ảnh và phim truyền hình, Mỹ Uyên góp mặt trong nhiều tác phẩm nổi tiếng như: Cả một đời ân oán, Tháng năm rực rỡ, Đừng nói khi yêu, Mặt trời mùa đông...
Nghệ sĩ Quang Thập
Quang Thập (tên thật là Nguyễn Văn Thập), sinh năm 1970 tại Ninh Bình. Anh là diễn viên đạo diễn chèo nổi tiếng, hiện đang giữ chức Giám đốc của Nhà hát chèo Ninh Bình.
Quang Thập đến với chèo năm 18 tuổi. Anh rất có duyên với các vai vua quan do sở hữu ngoại hình cân đối và giọng ca trời phú. Vai diễn ông Tham trong vở Hoa khôi dạy chồng năm 1994 của đạo diễn Doãn Hoàng Giang, Quang Thập đã nhận được huy chương vàng tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp các tỉnh đồng bằng sông Hồng năm 1994.
Nghệ sĩ Quang Thập giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình.
Năm 1995, Quang Thập gây ấn tượng với vai vua Đinh trong vở Nước mắt vua Đinh của đạo diễn Dương Ngọc Đức. Vai diễn này giúp anh giành được tấm huy chương vàng của hội diễn chuyên nghiệp toàn quốc năm 1995. Tại Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc năm 2001, Quang Thập tiếp tục nhận bằng khen của Bộ văn hóa thông tin với vở chèo cổ Kim Nham...
Cuối năm 2008, nghệ sĩ Quang Thập được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình. Năm 2012, nghệ sĩ Quang Thập giữ chức Giám đốc Nhà hát Chèo Ninh Bình, cũng là năm anh được phong danh hiệu NSƯT. Năm 2023, anh được phong tặng danh hiệu NSND trong đợt xét tặng lần thứ 10.
4 nữ nghệ sĩ nổi tiếng sắp được phong tặng NSND là ai? Ghi dấu ở các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, truyền hình và âm nhạc, 4 nữ nghệ sĩ tài sắc dưới đây sắp được phong tặng danh hiệu NSND. Theo quyết định 724/QĐ-CTN do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 22/6/2023 có 77 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND. Trong đó, có nhiều nữ nghệ sĩ nổi tiếng...