4 nữ nghệ sĩ nổi tiếng sắp được phong tặng NSND là ai?
Ghi dấu ở các lĩnh vực sân khấu, điện ảnh, truyền hình và âm nhạc, 4 nữ nghệ sĩ tài sắc dưới đây sắp được phong tặng danh hiệu NSND.
Theo quyết định 724/QĐ-CTN do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 22/6/2023 có 77 nghệ sĩ được phong tặng danh hiệu NSND. Trong đó, có nhiều nữ nghệ sĩ nổi tiếng như NSƯT Hương Dung, NSƯT Ngọc Huyền, NSƯT Thu Huyền, NSƯT Hà Thuỷ.
NSƯT Hương Dung
NSƯT Hương Dung sinh năm 1960, thành công cả trong lĩnh vưc sân khấu và truyền hình. Ở lĩnh vực sân khấu, chị từng đoạt Huy chương Vàng Hội diễn sân khấu toàn quốc năm 1985 và được phong tặng danh hiệu NSƯT năm 2010.
Ở lĩnh vực điện ảnh, NSƯT Hương Dung tham gia bộ phim Săn bắt cướp cùng nhiều diễn viên nổi tiếng lúc bấy giờ như Thương Tín, Lê Khanh, Trọng Trinh… Trong phim, chị đóng vai Hai Loan – người tình của tướng cướp Bạch Hải Đường (Thương Tín). Thành công ngoài mong đợi của Săn bắt cướp đã tạo nên tên tuổi cho các diễn viên thời điểm đó.
NSƯT Hương Dung thành công với vai diễn vợ Thứ trưởng Cẩm trong phim “Chạy án”.
NSƯT Hương Dung nhanh chóng lọt vào mắt xanh của nhiều đạo diễn truyền hình bởi nét đẹp quý phái, sang chảnh. Chị thường xuyên được giao vai người phụ nữ quyền lực, sắc sảo trong nhiều bộ phim Chạy án, Của để dành, Chủ tịch tỉnh, Cầu vồng tình yêu, Người phán xử…
Vai diễn thành công điển hình của Hương Dung với tuýp nhân vật này phải kể đến vai vợ Thứ trưởng trong bộ phim truyền hình đình đám Chạy án. Bên cạnh diễn xuất, nghệ sĩ Hương Dung còn đảm nhận công việc lồng tiếng cho các bộ phim truyền hình.
NSƯT Hương Dung đối diện với không ít sóng gió trong cuộc sống đời thường.
Thăng hoa trong nghệ thuật song ở cuộc sống đời thường, NSƯT Hương Dung đối diện với không ít sóng gió. Chị từng trải qua khoảng thời gian khó khăn, vướng cảnh nợ nần vì tin tưởng bạn bè. Nữ diễn viên phải vừa đi làm, vừa nuôi gia đình, làm được bao nhiêu lại gom góp trả nợ. Nhớ lại thời điểm đó, ngôi sao phim Chạy án bày tỏ trong chương trình Lời tự sự: ” Tôi thấy ông trời dường như thử thách mình, để tôi phải gồng gánh người này cho đến người khác”.
Hiện tại, nữ nghệ sĩ đã vượt qua biến cố để tìm thấy bình yên trong cuộc sống. Ở tuổi ngoài 60, NSƯT Hương Dung vẫn miệt mài với công việc. Bên cạnh đó, chị còn dành thời gian làm vườn, chăm sóc thú cưng để giải tỏa căng thẳng.
NSƯT Ngọc Huyền
NSƯT Ngọc Huyền sinh năm 1962, là con gái của ông chủ tiệm ảnh Đại Tân phố Huế nức tiếng Hà thành một thời. Gia đình theo nghiệp kinh doanh nhưng Ngọc Huyền lại đam mê sân khấu. Chị bén duyên với kịch khi là một trong số hơn 2.000 thanh thiếu niên miền Bắc dự tuyển sinh đầu tiên vào Nhà hát Tuổi trẻ.
Gắn bó cả cuộc đời với sân khấu Nhà hát Tuổi trẻ, nghệ sĩ Ngọc Huyền thường đóng vai trẻ con và bà già. Dấu ấn của chị thể hiện qua những tác phẩm như: Đứa con tôi, Romeo và Juliet, Mùa hạ cuối cùng, Lời thề thứ 9…
Video đang HOT
NSƯT Ngọc Huyền nhận được lời mời đóng phim truyền hình nhưng chưa có dịp tham gia.
Sau khi về hưu, nữ nghệ sĩ gốc Hà Nội cho biết cũng có một số lời mời đóng phim truyền hình nhưng chưa có dịp tham gia vì chưa sắp xếp được thời gian. Chị cũng hy vọng, trong thời gian tới, có thể góp mặt vào một số bộ phim truyền hình.
Về đời tư, Ngọc Huyền và NSƯT Chí Trung đã có 32 năm hôn nhân hạnh phúc. Tuy nhiên, cặp đôi đã chia tay trong sự tiếc nuối của khán giả.
Chia sẻ về cuộc sống hiện tại, Ngọc Huyền cho biết mình đang có những tháng ngày bình yên, hạnh phúc bên gia đình. Chị cũng thường tham gia các hoạt động đoàn thể ở khu dân cư như tham gia Hội phụ nữ, các phong trào văn nghệ ở chung cư… Trong một cuộc phỏng vấn, nữ nghệ sĩ trải lòng về chuyện tình cảm ở tuổi U60. Cô cho biết cũng có người để ý nhưng chỉ là bạn bè. Cô quan niệm sống vui vẻ với mọi người là hạnh phúc.
NSƯT Thu Huyền
NSƯT Thu Huyền sinh năm 1975, trong một gia đình không ai làm nghệ thuật tại Hà Nội. Tuy nhiên, ngay từ khi còn bé, chị đã bộc lộ năng khiếu ca hát. Năm 1991, Thu Huyền đạt giải đặc biệt cuộc thi Tài năng sân khấu trẻ Hà Nội khi chỉ mới 16 tuổi với vai Thị Mầu. Năm 1992, chị tốt nghiệp trung cấp chèo Nhà hát chèo Hà Nội và bắt đầu sự nghiệp của mình.
Thu Huyền là một trong những nữ nghệ sĩ được đặc cách phong tặng NSƯT.
Trong sự nghiệp diễn chèo của mình, Thị Mầu trong vở chèo cổ Quan Âm Thị Kính là vai diễn nổi tiếng làm nên tên tuổi của Thu Huyền. Nhờ vai diễn này, Thu Huyền một lần nữa đạt giải nhất cuộc thi Tài năng sân khấu trẻ toàn quốc vào năm 1998.
Ngoài ra, Thu Huyền còn ghi dấu với nhiều vai diễn khác như Thị Phương trong Trương Viên, cô Son trong Cô Son, Súy Vân trong Súy Vân giả dại, Hoạn Thư trong Kiều ….
Bên cạnh đó, nữ nghệ sĩ cũng để lại ấn tượng với công chúng qua các tác phẩm dân ca quan họ Bắc Ninh như Xe chỉ luồn kim, Vào chùa, Đi cấy, Lúng liếng, Hoa thơm bướm lượn…
Năm 2007, Thu Huyền được phong tặng danh hiệu NSƯT. Chị là một trong những nữ nghệ sĩ trẻ nhất được phong tặng danh hiệu này. Năm 2017, chị giữ chức Phó giám đốc nghệ thuật của Nhà hát Chèo Hà Nội. Và hiện tại, chị được trao quyết định điều hành Nhà hát Chèo Hà Nội thay NSND Quốc Anh.
NSƯT Thu Huyền có tổ ấm viên mãn bên NSƯT Tấn Minh và 2 con trai.
Không chỉ thành công trong sự nghiệp, Thu Huyền có tổ ấm viên mãn bên NSƯT Tấn Minh, Giám đốc Nhà hát Ca múa nhạc Thăng Long. Cặp đôi có 2 người con trai.
Nữ nghệ sĩ từng tiết lộ trong 30 năm gắn bó bên nhau, chị và ông xã chưa một lần mâu thuẫn và cãi vã to tiếng. Bởi theo Thu Huyền, NSƯT Tấn Minh là người điềm đạm, không hay nói lời hoa mỹ với người bạn đời của mình nhưng rất chân thành.
NSƯT Thu Huyền quan niệm, hạnh phúc là được làm nghề mình yêu thích và đam mê, được sống, cống hiến cho nghề, được mọi người trân trọng và có một gia đình hòa thuận, con cái ngoan ngoãn.
NSƯT Hà Thủy
Sinh năm 1960 tại thị xã Lào Cai, tỉnh Lào Cai, Hà Thủy bén duyên với nghệ thuật khi tình cờ được tham gia cuộc tuyển chọn văn công của Đoàn ca múa Quân đội tại thị xã Lào Cai. Cùng thời điểm đó, chị nhận giấy báo trúng tuyển Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên với tình yêu âm nhạc, Hà Thủy lựa chọn theo đuổi đam mê, bắt đầu sự nghiệp ca hát.
NSƯT Hà Thuỷ được mệnh danh là “bà đỡ” của các ngôi sao ca nhạc.
Trong quãng thời gian hoạt động nghệ thuật, có thời điểm Hà Thủy liên tục tham gia các cuộc thi giọng hát hay và giành nhiều giải cao. Sau khi tốt nghiệp, chị hoạt động trên lĩnh vực biểu diễn.
Đến năm 1992, Hà Thuỷ tham gia giảng dạy thanh nhạc tại khoa Ca múa nhạc của trường Trung cấp Nghệ thuật Quân đội. Với tâm huyết của một nhà giáo, nữ nghệ sĩ dìu dắt bao học sinh để lại dấu ấn trên thị trường âm nhạc Việt Nam. Từ Cuộc thi Sao Mai 2000 đến nay, giảng viên Hà Thủy còn được biết đến với vai trò chuyên gia thanh nhạc.
NSƯT Hà Thủy được mệnh danh là “bà đỡ” của các ngôi sao ca nhạc. Nhiều học trò của nghệ sĩ đều thành danh và được công chúng yêu mến như Hồ Quỳnh Hương, Phương Anh, Phương Thảo, Hoàng Nghiệp, Văn Mai Hương, Hoàng Quyên…
3 nghệ sĩ có nhiều học trò nổi tiếng sắp được phong tặng NSND là ai?
NSƯT Bùi Công Duy, NSƯT Hà Thuỷ, NSƯT Đức Long là 3 người thầy được xét tặng danh hiệu NSND lần thứ 10.
NSƯT Bùi Công Duy - tài năng hiếm có của âm nhạc Việt Nam
Bùi Công Duy từng là tài năng trẻ của âm nhạc Việt Nam với nhiều giải thưởng quốc tế lớn, trong đó có giải Nhất - Huy chương Vàng tại cuộc thi âm nhạc quốc tế mang tên Tchaikovksy cho các nghệ sĩ trẻ năm 1997.
Tốt nghiệp nghiên cứu sinh Nhạc viện Tchaikovsky (Nga), Bùi Công Duy là người nước ngoài đầu tiên chiếm một vị trí trong dàn nhạc dây Virtouse Moscow danh tiếng trên thế giới.
Anh cùng vợ là nghệ sĩ piano Trinh Hương (con gái nhạc sĩ Phú Quang) về nước làm việc khi sự nghiệp ở nước ngoài của cả hai rộng mở. Hai vợ chồng cùng giảng dạy tại Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam và biểu diễn các chương trình hòa nhạc lớn.
Bùi Công Duy hiện có học vị tương đương Tiến sĩ, giữ chức vụ Phó giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam từ năm 2017. Anh là Phó giám đốc trẻ nhất trong lịch sử gần 70 năm của ngôi trường này.
NSƯT Bùi Công Duy.
Tháng 4/2023, Bùi Công Duy được phong Giáo sư danh dự Đại học Nghệ thuật quốc gia Kazakhstan. Nền âm nhạc Kazakhstan được thừa hưởng tinh hoa của âm nhạc Xô Viết nên có trình độ rất cao và đặc sắc. Đây là một vinh dự rất lớn với Bùi Công Duy và cả Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam.
Nói như PGS.TS Lê Anh Tuấn - Giám đốc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam: "Những trường hợp như Bùi Công Duy khá hiếm hoi ở Việt Nam".
NSƯT Bùi Công Duy đào tạo rất nhiều học trò giành giải cao trong các cuộc thi như Hoàng Hồ Khánh Vân, Nguyễn Nguyên Lê. Đặc biệt, Trần Lê Quang Tiến - học trò của anh đã xuất sắc lọt vào vòng bán kết 15 thí sinh, xếp ở vị trí thứ 8 và đoạt Diploma Special Prize - Giải đặc biệt dành cho người biểu diễn tác phẩm thể loại hiện đại tốt nhất của Cuộc thi Tchaikovsky tại thủ đô Astana - Kazakhstan năm 2017.
NSƯT Đức Long - người thầy của loạt học trò nổi tiếng
NSƯT Đức Long sinh năm 1960 tại Quảng Ninh. Anh trải qua thời thơ ấu cơ cực, mồ côi cả cha lẫn mẹ từ năm lên 8 tuổi. Cuộc sống vất vả, từng phải làm đủ nghề để kiếm sống như đóng gạch thuê, kéo xe bò, bốc vác...
Đức Long đến với âm nhạc từ phong trào văn nghệ quần chúng khi làm công nhân xí nghiệp than Hòn Gai. Công việc của anh là quanh năm đi biểu diễn phục vụ, khích lệ tinh thần công nhân vùng mỏ.
Năm 1982, anh quyết định lên Hà Nội, công tác tại Đoàn Ca múa nhạc Phòng không Không quân, đồng thời theo học ở Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam. Thời gian này, anh vừa học vừa tham gia những chuyến lưu diễn phục vụ nhân dân, bộ đội từ Vị Xuyên đến miền Trung - Tây Nguyên...
Sau đó, Đức Long đầu quân cho Đoàn ca múa Tổng cục Chính trị, Bộ Quốc phòng và cuối cùng dừng chân ở Nhà hát Ca múa nhạc Việt Nam.
NSƯT Đức Long.
Năm 1995, trong Cuộc thi hát Opera Thính phòng toàn quốc - lần thứ nhất, nghệ sĩ Đức Long đoạt Giải thưởng "Người hát ca khúc Việt Nam hay nhất" với tác phẩm Trường ca sông Lô. Năm 1999, anh tiếp tục giành Huy chương Vàng Hội diễn Ca múa nhạc chuyên nghiệp toàn quốc ở dòng nhạc dân gian.
Bên cạnh việc biểu diễn, anh còn giảng dạy thanh nhạc tại nhiều trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Thủ đô như: Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam, Đại học Văn hóa nghệ thuật Quân đội, Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội...
Tâm huyết, luôn thể hiện trách nhiệm với sự nghiệp "trồng người", anh góp phần đào tạo nhiều thế hệ ca sĩ như: Tùng Dương, Minh Thu, Ánh Tuyết...
Đại tá, NSƯT Hà Thuỷ - người đứng sau thành công của những giọng ca hàng đầu Vpop
NSƯT Hà Thủy sinh ra tại thị xã Lào Cai. Đến năm 17 tuổi, chị được tuyển chọn vào Đoàn ca múa Quân đội. Cùng thời điểm đó, Hà Thủy nhận giấy báo trúng tuyển Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên, với niềm đam mê âm nhạc, chị quyết định bắt đầu sự nghiệp ca hát.
Khi tham gia Đoàn ca múa Quân đội, Hà Thủy rất cố gắng học tập. Chị lại thi đỗ trường Trung cấp Nghệ thuật Quân đội và luôn đạt điểm giỏi tất cả các môn. Sau khi tốt nghiệp, chị thi vào hệ Đại học của Nhạc viện Hà Nội và được cử đi học hệ chính quy chuyên ngành Thanh nhạc.
Đại tá, NSƯT Hà Thuỷ.
Năm 1982, chị giành giải Nhì cuộc thi đơn ca chuyên nghiệp do Bộ VHTT tổ chức với Khúc hát người mẹ. Đến năm 1983, Hà Thủy giành Huy chương Vàng cuộc thi ca múa nhạc nhẹ tại Hải Phòng. Năm 1985, 1987, nữ ca sĩ đoạt Huy chương Bạc đơn ca toàn quân. Năm 1987 cũng là năm Hà Thủy tốt nghiệp Đại học loại giỏi.
Với tâm huyết của một nhà giáo, chị dìu dắt bao thế hệ học sinh để lại dấu ấn trên thị trường âm nhạc Việt Nam. NSƯT Hà Thuỷ đã góp phần đào tạo những thế hệ học trò tài năng và nổi tiếng như Hồ Quỳnh Hương, Thái Thùy Linh, Phương Anh, Ngọc Anh, Ngọc Khuê, Khánh Ly, Minh Chuyên, Văn Mai Hương, Hoàng Quyên, Hương Tràm...
Nữ diễn viên sắp được phong NSND ở tuổi 48: Tài sắc vẹn toàn, chồng là ca sĩ hát tình ca nổi tiếng Bên cạnh tài năng và danh tiếng, nghệ sĩ Thu Huyền còn có tổ ấm viên mãn được nhiều người ngưỡng mộ. Nghệ sĩ tài sắc và nổi tiếng bậc nhất làng chèo Việt Nam Năm 2023, 77 nghệ sĩ chính thức được phong tặng danh hiệu NSND theo quyết định 724/QĐ-CTN do Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng ký ngày 22/6/2023. Góp...