3 nam diễn viên nổi tiếng sắp được phong tặng NSND là ai?
NSƯT Quốc Khánh, Đức Trung và Trần Lực là 3 nghệ sĩ có tên trong danh sách trao tặng NSND lần thứ 10.
NSƯT Đức Trung – ‘Ông nội quốc dân’
NSƯT Đức Trung.
NSƯT Đức Trung nguyên là Phó Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ, một trong những gương mặt gạo cội của Nhà hát này thời kỳ đầu.
Thành công trên sân khấu cũng như phim truyền hình, NSƯT Đức Trung luôn đóng vai chính diện. Ông nổi tiếng với vai diễn trong các phim: Tội và tình, Kẻ tử tù tuổi 17, 12A và 4H, Vệt sáng ngược, Phóng viên thử việc, Hướng dương ngược nắng… Ở phim Hướng dương ngược nắng với hình ảnh mái tóc bạc phơ, hiền hậu, NSƯT Đức Trung được khán giả ưu ái gọi là “ông nội quốc dân”.
Nghỉ hưu, ông vẫn miệt mài đi diễn và dành thời gian cho việc dàn dựng kịch cùng công tác giảng dạy. Những học viên tham gia lớp đào tạo diễn xuất của ông tại Hãng Phim truyện Việt Nam, ai cũng ngưỡng mộ cách nói chuyện gần gũi, hóm hỉnh của NSƯT Đức Trung.
NSƯT Trần Lực – Tài tử điện ảnh Hà thành
NSƯT Trần Lực.
Đạo diễn Trần Lực sinh năm 1963 tại Hà Nội, khởi nghiệp là một diễn viên nhưng anh lại nổi tiếng và được nhiều người yêu thích hơn khi trở thành đạo diễn điện ảnh. Nam đạo diễn tài hoa được sinh ra trong cái nôi nghệ thuật. Gia đình anh có rất nhiều người làm nghệ thuật và là nghệ sĩ nổi tiếng tại Hà Nội. Bố Trần Lực là cố NSND Trần Bảng, mẹ là NSƯT chèo Trần Thị Xuân, ông nội là nhà văn Trần Tiêu (em trai nhà văn Khái Hưng).
Trước khi nổi tiếng, Trần Lực từng làm diễn viên trong đoàn Tổng cục Hậu cần nhưng đa phần là vai quần chúng. Năm 1983, anh tham gia học lớp đạo diễn sân khấu và tu nghiệp 7 năm ở Bulgaria.
Nhưng sau khi về nước, diễn viên Trần Lực lại chuyển sang điện ảnh và trở thành nam diễn viên nổi tiếng, ghi dấu ấn đẹp trong lòng các khán giả truyền hình qua những vai diễn trong các phim: Chuyện tình bên dòng sông, Hoa ban đỏ, Anh chỉ có mình em, Mẹ chồng tôi, Người yêu đi lấy chồng, Nguyễn Ái Quốc ở Hồng Kông…
Chưa dừng lại ở vai trò diễn viên, Trần Lực còn mở một hãng phim tư nhân lấy tên là Đông A và trở thành đạo diễn tài hoa mang lại thành công cho hàng loạt bộ phim như: Chuyện nhà Mộc, Cocktail cho tình yêu, Tivi về làng, Tết này ai đến xông nhà, Đầu bếp và đại gia…
Trần Lực còn thành lập sân khấu riêng mang tên Luc Team. Ra mắt từ cuối năm 2017, cho đến nay sân khấu tư nhân của anh đã dàn dựng và công diễn nhiều vở kịch như: Quẫn, Cơn ghen của lọ lem, Nữ ca sĩ hói đầu, Kiều và Bạch đàn liễu. Đây đều là những tác phẩm mang phong cách riêng, chứa đựng nhiều yếu tố sáng tạo.
NSƯT Quốc Khánh – ‘Ngọc hoàng’ của ‘Gặp nhau cuối năm’
Video đang HOT
NSƯT Quốc Khánh.
NSƯT Quốc Khánh sinh năm 1962, từng là diễn viên của Nhà hát Kịch Việt Nam, hiện đã nghỉ hưu.
Không tính tới vai diễn Ngọc Hoàng xuất hiện 20 năm qua trên truyền hình trong Gặp nhau cuối năm, NSƯT Quốc Khánh “bỏ túi” gia tài hàng chục vai diễn truyền hình – điện ảnh.
Ở thời phim truyền hình mới phát triển, Quốc Khánh là một trong những nghệ sĩ quen mặt trên màn ảnh nhỏ. Anh làm nên thương hiệu đàn ông nhu nhược, bị đè nén trong một số bộ phim, nổi bật có Ghen (1998). Trong phim này, Quốc Khánh – Minh Hằng đóng vợ chồng.
Sở dĩ Quốc Khánh được giao nhiều vai dạng này là nhờ gương mặt có phần khắc khổ, nét diễn mộc mạc. Quốc Khánh không phải gồng lên, không cần cố gắng làm quá. Nét thâm trầm cả trong tác phẩm bi lẫn hài kịch tạo nên một màu sắc riêng.
Đạo diễn Trần Lực bật khóc tiễn biệt bố - NSND Trần Bảng
Đạo diễn, NSƯT Trần Lực xúc động, rơi nước mắt khi nói lời tiễn biệt bố - NSND Trần Bảng trong tang lễ chiều 24/7.
Chiều 24/7, Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam, Nhà hát Chèo Việt Nam cùng gia đình đã tổ chức tang lễ cho NSND Trần Bảng tại Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội). Ông qua đời sáng 19/7, hưởng thọ 97 tuổi.
GS. NSND Trần Bảng sinh năm 1926, là Giám đốc đầu tiên của Nhà hát Chèo Trung ương (Nay là Nhà hát Chèo Việt Nam). Ông là người có những đóng góp lớn lao trong việc đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ cho sân khấu Cách mạng và sân khấu chèo đương đại.
Trong tang lễ chiều 24/7, đạo diễn, NSƯT Trần Lực đã không thể giấu được niềm xúc động khi nói lời tiễn biệt bố.
NSƯT Trần Lực chia sẻ: "Với chúng con, bố không bao giờ mất, bố tồn tại mãi mãi. Bố là bầu không khí mà mỗi lần hít thở, chúng con cảm nhận được bố. Bố ở trong chúng con, chúng con ở trong bố. Bởi vì cả cuộc đời bố đã dành tình yêu thương cho con cháu, truyền năng lượng sống cho chúng con, là thủ lĩnh tinh thần của gia đình mình.
Tạm biệt bố yêu! Tạm biệt những năm tháng đầy hạnh phúc của bố con mình, của gia đình mình. Chúng con yêu bố. Con xin lỗi bố. Bố cứ dặn con rằng ở đám tang chúng con không được khóc bởi vì bố đã sống cuộc đời thật viên mãn, bố rất hạnh phúc... Nhớ bố".
Tang lễ của GS. NSND Trần Bảng bắt đầu từ 13h30. Ngoài người thân, đông đảo đồng nghiệp, nghệ sĩ và khán giả lặng lẽ vào viếng, nhìn mặt ông lần cuối.
NSƯT Lê Tuấn Cường - Quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Việt Nam đến tiễn đưa NSND Trần Bảng về nơi an nghỉ cuối cùng. Chia sẻ với phóng viên Dân trí, anh cho biết mình có nhiều kỷ niệm khi làm việc cùng NSND Trần Bảng.
Với anh, NSND Trần Bảng là người hoan hỉ, bao dung với các học trò. "NSND Trần Bảng tôn trọng sự sáng tạo của những nghệ sĩ biểu diễn trên sân khấu. Ông giúp họ thăng hoa khi diễn xuất", NSƯT Lê Tuấn Cường nói.
NSND Quốc Trượng - Giám đốc Nhà hát chèo Quân đội - bày tỏ tiếc thương trước sự ra đi của NSND Trần Bảng. Trong mắt ông, GS. NSND Trần Bảng là người thầy đáng kính, là bậc lão thành trong lĩnh vực sân khấu.
"Xin được chia buồn cùng tang quyến. Vĩnh biệt thầy, kính thầy suối vàng an giấc ngàn thu", NSND Quốc Trượng viết lời tiễn biệt "ông trùm chèo" Trần Bảng trong sổ tang.
NSND Quốc Anh - Nguyên quyền Giám đốc Nhà hát Chèo Hà Nội - chia buồn cùng gia quyến. Trong ấn tượng của NSND Quốc Anh, NSND Trần Bảng là người nhẹ nhàng, thương học sinh, ông được thế hệ sau luôn kính trọng, yêu mến.
"Năm 1980, khi tôi bắt đầu học chèo, thầy là giáo viên chủ nhiệm của lớp. Thầy không khó tính, khi dạy thầy không minh họa kiểu "cầm tay chỉ việc" nhiều mà dùng lý luận để dạy chúng tôi", NSND Quốc Anh chia sẻ với phóng viên Dân trí.
NSND Tự Long - Phó Giám đốc Nhà hát Chèo quân đội cùng đồng nghiệp đến tiễn biệt "ông trùm chèo" Trần Bảng. Tự Long là nghệ sĩ chèo có nhiều dấu ấn, anh từng chia sẻ, anh học được các thế hệ nghệ sĩ đi trước sự nghiêm chỉnh, bài bản khi làm nghề.
Từ trái sang phải: NSND Trọng Trinh, NSƯT Quốc Khánh, NSƯT Xuân Bắc đến tiễn biệt NSND Trần Bảng.
NSƯT Ngọc Thoa xúc động bên linh cữu NSND Trần Bảng.
Từ trái sang phải: NSND Nguyễn Hải, NSND Minh Hòa, nghệ sĩ Quốc Tuấn đến tiễn đưa NSND Trần Bảng về nơi an nghỉ cuối cùng.
NSƯT Đỗ Kỷ (trái) và nghệ sĩ Nguyệt Hằng xúc động trong lễ viếng NSND Trần Bảng.
NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam thay mặt Ban lễ tang đọc điếu văn NSND Trần Bảng trong không khí trang nghiêm và vô cùng xúc động.
Điếu văn có đoạn: "GS. NSND Trần Bảng là người có những đóng góp lớn lao trong việc đào tạo nhiều thế hệ nghệ sĩ cho sân khấu cách mạng và sân khấu chèo đương đại.
Ông đã để lại cho các nghệ sĩ sân khấu Việt Nam một tấm gương sáng mẫu mực về tinh thần hiếu học, đức tính khiêm tốn, giản dị và nhất là lòng say mê đầy nhiệt huyết đối với nghệ thuật sân khấu chèo.
GS. NSND Trần Bảng mất đi là một tổn thất to lớn cho sân khấu Việt Nam đương đại. Nhưng những cống hiến của ông sẽ đi vào lịch sử sân khấu Việt Nam nửa cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI như là một ngôi sao sáng, một nghệ sĩ tiêu biểu cho sân khấu cách mạng Việt Nam, cho sân khấu dân tộc Việt Nam".
Lễ an táng sẽ diễn ra vào 11h ngày 25/7, tại nghĩa trang xã Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, TP Hải Phòng - quê hương của NSND Trần Bảng.
'Ông trùm chèo' Trần Bảng - bố đạo diễn Trần Lực qua đời NSND Trần Bảng - bố đạo diễn Trần Lực qua đời vào sáng 19/7, thọ 97 tuổi. NSƯT Trần Lực vừa cho biết bố anh - GS. NSND Trần Bảng vừa qua đời vào 6h00 sáng 19/7 vì tuổi cao, trọng bệnh. Cách đây ít ngày, NSND Trần Bảng bị ngã, phải nhập viện cấp cứu và phẫu thuật thay khớp. Ngoài ra,...