Lễ tổng kết mùa hè ý nghĩa và nhiều xúc cảm
Kết thúc một mùa hè siêu thú vị với nhiều hoạt động hấp dẫn, ngày 31/7, Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS tổ chức Lễ vinh danh và trao giải – Super Summer Awards 2018 – tại White Palace, TPHCM.
Super Summer Awards là lễ vinh danh và trao giải cho các thí sinh đạt thành tích xuất sắc trong các cuộc thi do VUS tổ chức trong mùa hè với tinh thần “ Học tiếng Anh siêu vui, mùa hè siêu thú vị”. Buổi lễ chào đón hơn 400 học viên là các thí sinh lọt vào Vòng chung kết các cuộc thi hè của VUS cùng phụ huynh tham dự.
Cuộc thi Summer Star Contest – sân chơi học thuật lớn nhất mùa hè – vẫn chứng tỏ được sức nóng của mình sau nhiều năm tổ chức với sự tham gia của gần 39.000 thí sinh. Trải qua nhiều vòng tuyển chọn, tại buổi lễ trao giải, ban tổ chức đã trao 200 giải ba, 27 giải nhì và 9 gương mặt xuất sắc đạt giải nhất của cả 2 bảng thi SuperKids và Young Leaders.
Các thí sinh bảng SuperKids A được vinh danh và trao thưởng trên sân khấu. Trên tất cả, phần thưởng lớn nhất với các em chính là niềm tự hào của cha mẹ.
Là sân chơi được mong đợi mỗi khi hè đến, cuộc thi tìm kiếm tài năng hát tiếng Anh V-Idols đã tìm ra những vị trí gương mặt xứng đáng với Giải Phong cách và Top 3 của mỗi bảng thi (Teens và Kids). Năm nay, sự đồng hành của nữ ca sĩ – diễn viên Hoàng Yến Chibi đã mang đến luồng gió mới cho cuộc thi.
Cô nàng Hiểu Phương của “Những tháng năm rực rỡ” đã có màn trình diễn ca khúc “We’re all in this together” cùng Top 10 V-Idols bảng Teens cực kỳ sôi động và vui nhộn.
Đấu trường Anh ngữ V-Challenge mới xuất hiện trong mùa hè 2018 đã nhanh chóng chiếm được sự quan tâm của đông đảo học viên. Được chia làm hai bảng đấu Young Leaders và Luyện thi chứng chỉ quốc tế, hơn 7.000 thí sinh khắp các cơ sở VUS miền Nam đã trải qua nhiều vòng thi đấu kỹ năng Anh ngữ và kiến thức xã hội. Tại buổi lễ, Top 3 mỗi bảng đấu đã được gọi tên trao thưởng xứng đáng với những nỗ lực và tài năng của các bạn.
Điều làm nên ý nghĩa của mùa hè tại VUS chính là quỹ thiện nguyện “Vì tương lai tươi sáng” – do VUS phối hợp với tổ chức Operation Smile thành lập. Quỹ đã không ngừng lớn mạnh nhờ tấm lòng nhân ái của các em học viên và phụ huynh. Ngoài ra, tập thể giáo viên và nhân viên nhà trường đồng thời đã cùng nhau chung tay quyên góp vào quỹ.
Video đang HOT
Bà Lê Quang Thục Quỳnh – CEO hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS – đã trao tổng số tiền quyên góp được là 838.615.000 đồng (tương đương 120 ca phẫu thuật môi và hàm ếch) cho bà Trần Thị Hương Giang – Giám đốc Phát triển của tổ chức Operation Smile.
Bà Hương Giang xúc động chia sẻ: “Operation Smile thật sự rất xúc động trước tấm lòng hướng thiện của các em nhỏ của VUS. Các bạn kém may mắn hơn khi nhận được những ca phẫu thuật diệu kỳ có thể không biết tên của những người tốt bụng là ai, nhưng các em ấy sẽ nhớ mãi những tấm lòng tử tế đã giúp các em thay đổi cuộc đời.”
Ca khúc kết lễ “You raise me up” chính là thông điệp tri ân của các em học viên và nhân viên VUS gửi đến phụ huynh – những người đã âm thầm đồng hành và góp phần tạo nên thành công của mùa hè Super Summer 2018. Đây còn là ý nguyện của nhà trường luôn mong muốn hướng các em học viên về giá trị gia đình và ghi nhớ công ơn cha mẹ.
Màn đồng diễn “You raise me up” xúc động của Top 10 V-Idols bảng Kids và các nhân viên nhà trường.
Qua những hoạt động hè bổ ích và ý nghĩa, các em nhỏ có thêm nhiều cơ hội ứng dụng kiến thức và kỹ năng ngoài thực tế. Từ đó, trang bị cho mình những hành trang vững vàng và tự tin để sẵn sàng bước vào năm học mới với nhiều hứng khởi.
Hệ thống Anh văn Hội Việt Mỹ VUS là đơn vị đào tạo Anh ngữ đạt Kỷ lục Việt Nam về số lượng học viên nhận chứng chỉ quốc tế, và được tổ chức NEAS công nhận đạt chuẩn quốc tế về chất lượng đào tạo và dịch vụ.
Độc giả muốn tìm hiểu khóa học phù hợp vui lòng liên hệ (028) 7308 3333 hoặc truy cập www.vus.edu.vn
Theo Dân trí
Bạn đọc viết: Hè về, hãy buông con ra!
Cả năm đã học hành đầy áp lực, hè về chúng ta nên tạo điều kiện để con cháu được học những thứ mà không có trường lớp, giáo trình, giáo viên nào dạy được, hãy buông chúng ra, để cuộc sống làm "thầy" của chúng.
Nhà thầy giáo tôi ở nông thôn, gần sông, gần biển, có ao cá, chuồng bò... Vì thế mùa hè nào cũng có vài đứa trẻ về học hè. Phần đa chúng là học sinh thành phố, con cháu trong nhà có, con cháu bạn bè có, con của lũ học trò cũ cũng có, con bạn bè của học trò cũ cũng có.
Cứ đầu tháng sáu là nhà thầy lại rôm rả hẳn, tiếng trẻ con ý ới pha lẫn tiếng thét lên của dê, bò, gà vịt...
Những đứa trẻ lần đầu đến nhà thầy chỉ sau một buổi là "xóa đô thị", người lấm lem bùn đất, áo quần đầy vết mủ chuối, mủ mít... Thương nhất là mấy con dê, con bò, gà vịt, mấy loại gia cầm là nạn nhân của "lũ quỷ" này, "lũ quỷ" cái gì cũng lạ lẫm, chúng tò mò táy máy máy đủ thứ, từ bông hoa, trái chuối, tổ ong... không ít lần thầy dở khóc, dở cười với chúng.
Bà con trong xóm cũng quen với sự có mặt của đám học trò "học hè" tại nhà thầy. Sau vài ngày, "lũ quỷ" đã hòa đồng với bọn nhỏ trong xóm, đàn bò nhà tôi đôi khi có cả mấy đứa "mục đồng", ruộng khoai, ruộng lúa nhà hàng xóm có cả đám "nhân công tình nguyện".
(ảnh minh họa)
Theo lũ trẻ con trong xóm, chúng vô rừng ăn ong, bẫy dông, tắm suối, xuống biển gỡ cá, tát đìa... Có ngày tối mịt mà cả lũ vẫn chưa về, cả xóm nháo nhào kiếm chúng, té ra chúng ngồi bên bờ biển để nhìn trăng lên.
Chỉ sau vài tuần, cha mẹ "lũ quỷ" không còn nhận ra chúng nữa, đen nhẻm, cứng cỏi, bơi được, lặn được.
Thầy giáo dạy hè của chúng là lũ trẻ trong xóm, những đứa trẻ đã "nông thôn hóa" chúng thành công tuyệt đối. Có vài tuần "học hè" mà "lũ quỷ" trưởng thành hẳn về mọi mặt, đặc biệt là kỹ năng sinh tồn và nhìn nhận về giá trị lao động, cuộc sống.
Nhiều đứa trước đây ăn uống là cực hình, cứ lén cha mẹ đổ thức ăn đi, nay đã biết, cố ăn cho hết, vì làm ra khó lắm.
Có đứa ngày đi học mẹ cho cả trăm ngàn, vậy mà xài vẫn thiếu, về đây thấy giá trị đồng bạc người nông dân làm ra quá khó mà thương cha mẹ hơn.
Về nhà tôi, chẳng ai phục vụ chúng, tắm xong tự giặt đồ, đói thì rủ nhau nấu ăn, thích khoai thì luộc, thích canh thì hái rau trong vườn, thích cá thì tìm cách bắt mà nấu, đứa nhỏ làm việc dễ, đứa biết thì làm việc khó.
Mấy bữa đầu còn dở, sau đó chúng đều tự lo được cả, cơm "ngon", canh ngọt, chúng "tự lập" trong cuộc sống hằng ngày. Chúng trở thành đứa trẻ "khi mẹ vắng nhà".
Ngày chúng chia tay về, ngày mà chúng gọi ngày "thương nhớ", đầy lưu luyến thiết tha bịn rịn. Chỉ hơn tháng hè mà chúng có thêm bạn bè "nối khố", anh Sơn Kuk, chị Sơn Lan, chú Kbup, bác Khy..., sẵn sàng sẻ chia tất cả những gì mình có cho chúng, cho chúng yêu thương làm hành trang quay lại năm học mới, cùng những chiêm nghiệm thú vị của cuộc đời.
Vì vậy, cha mẹ chúng gọi thời gian về với gia đình thầy tôi là thời gian học hè, chỉ có hè mới học được.
Vào dịp lễ, Tết trong năm, có thời gian nghỉ dài ngày lại là dịp chúng về với "miền quê yên tĩnh", vứt bỏ tất cả để về với bạn bè nối khố, anh chị, chú bác không họ hàng của chúng.
Mỗi lần về, chúng lại gom theo quần áo, sách vở cũ của mình, của bạn bè chúng để làm "từ thiện", điều mà cha mẹ chúng cho là thành công nhất là: Lòng nhân ái, bao dung, tự lập đã được nhân lên trong con mình, không chỉ biết đòi mà đã biết cho.
Cả năm đã học hành đầy áp lực, hè về chúng ta nên tạo điều kiện để con cháu được học những thứ mà không có trường lớp, giáo trình, giáo viên nào dạy được, hãy buông chúng ra, để cuộc sống làm "thầy" của chúng.
Những điều có ở miền quê, sông, biển, trải nghiệm cuộc sống của người lao động, những hành trang đó chắc chắn cần nhiều cho cuộc sống và tương lai của mỗi đứa học trò.
Hãy để cho học trò được học hè, chứ đừng bắt ép chúng nghỉ hè vẫn học thêm, tạo thêm áp lực, buồn chán cho năm học mới.
Hồ Oanh
Theo Dân trí
Chuyện về những học sinh... không có mùa hè Khi tiếng ve ngân vang, hoa phượng nở tươi thắm cũng là lúc các học sinh đều chuẩn bị tâm trạng và bao nhiêu dự định cùng với những kế hoạch cho mùa hè. Thế mà, trong vô vàn những học sinh đó lại có không ít những học sinh không biết mùa hè là gì với các lí do khác nhau. Ảnh...