Lễ khai giảng rạng ngời và bài học lòng yêu thương dành cho tân sinh viên sư phạm
“Thầy cam kết rằng, các em sẽ được tôn trọng, sẽ được hướng dẫn, sẽ được tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng của Nhà trường để có môi trường học, tập, nghiên cứu, rèn luyện để trưởng thành”.
GS. TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã mở đầu lời dặn dò với tân sinh trong lễ khai giảng được trường tổ chức sáng nay, 23/10.
Trong cái nắng hanh hao giữa Thu và trước hàng nghìn tân sinh viên khóa 70, GS. Nguyễn Văn Minh đã nói:
GS.TS Nguyễn Văn Minh, Hiệu trưởng trường Đại học Sư phạm Hà Nội
“Các em đã mang những luồng gió mới, mang sức sống tươi trẻ đến với Nhà trường, và vì vậy, chúng ta có đủ niềm tin về một tương lai giáo dục tiến bộ của đất nước.
Thầy cam kết rằng, các em sẽ đươc tôn trọng, sẽ được hướng dẫn, sẽ được tạo điều kiện tốt nhất trong khả năng của Nhà trường để có môi trường học, tập, nghiên cứu, rèn luyện để trưởng thành.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam cũng đã đến chia vui với thầy và trò trường Đại học Sư phạm Hà Nội. Phát biểu tại đây, Phó Thủ tướng đã nhắc lại truyền thống vẻ vang của trường trong suốt quá trình hình thành và phát triển. Ông cũng khẳng định, đòi hỏi, kỳ vọng của xã hội đối với người Thầy không chỉ là kiến thức, là trình độ mà còn là đạo đức, phong cách, là tấm gương mô phạm, tấm gương văn hóa.
Thầy cam kết rằng, nơi đây sẽ tạo ra sự bình đẳng, tạo ra không gian thoáng đãng, không gian sáng tạo và phục vụ tốt nhất cho các em.
Nơi đây không có chỗ cho sự sợ hãi, chỉ có yêu thương và trách nhiệm, chỉ có lòng tin và giá trị – Các em là chủ nhân của mái trường này.
Video đang HOT
Nét đẹp của nữ sinh sư phạm
Thầy cảm ơn các em đã chọn mái trường này. Các em đã chọn và dành ý nghĩa cuộc đời của mình cho những ước mơ cao đẹp nhất. Vì rằng, ý nghĩa cao cả của giáo dục nói chung và nhà giáo nói riêng là nuôi dưỡng tâm hồn để bồi đắp giá trị, khơi dậy ước mơ; cảm hóa con người để mỗi người yêu quý nhau hơn; sẻ chia, đồng cảm và tha thứ, bao dung; hành động chân chính vì cuộc đời tốt đẹp.
Mỗi sự kiện trong cuộc đời sẽ là một cung bậc của tình cảm, là thôi thúc để trỗi dậy lòng trắc ẩn, để có nền cho những khát khao chính đáng. Cuộc đời này không thể giá như, mà hãy làm vì những gì có thể”.
Với các tân sinh viên, thầy không ngừng hối thúc các em chuẩn bị đầy đủ hành trang Đức – Văn – Thể – Mỹ để bước vào đời.
Thầy khẳng định:
“Hãy bắt đầu từ những lúc ban đầu.
Những ước mơ chân chính chỉ nảy mầm từ những con người chân chính; những khát vọng cao cả chỉ được nuôi dưỡng trong những tâm hồn cao cả, trong tâm hồn chan chứa yêu thương. Tình yêu thương cao cả là chiếc nôi cho những ước mơ chân chính. Thầy mong các em hãy bắt đầu từ tình yêu thương và lan tỏa yêu thương, trước khi làm những điều hơn thế.
18 tuổi, sức dài vai rộng, hãy bắt đầu nghĩ đến những việc lớn cho đời, hãy nghĩ những điều tươi mới, những điều ta chưa nghĩ đến bao giờ và cả những điều ta trăn trở bấy lâu mà cuộc đời mong đợi.
Hãy một lần đến với biển để ngắm bình minh, để thấy rằng đất nước này hướng về phía mặt trời; hãy một lần lên với núi, để thấy đất nước này tựa vào núi muôn đời, và những dòng sông qua những cánh đồng, tươi đẹp lắm như trong lời ru của mẹ.
Đi để biết, để thấy bà con mình còn nhọc nhằn, gian khó; vẫn còn nghèo và thiếu thốn trăm bề. Đi để nuôi khát vọng đổi đời cho những người mà mình yêu quý.
Đừng bắt đầu đi từ ảo vọng, muốn đi cần có hành trang: đó là tình yêu thương, đó là tri thức và lan tỏa chúng cho đời.
Hãy bắt đầu khai thông tầm nhìn về những điều rộng mở. Hãy là những người độc lập trong tư duy và cộng đồng trong công việc. Hãy xây ước mơ cao đẹp và trách nhiệm với đời”.
Thầy cũng cho rằng, trong thời đại ngày nay, thiếu đi học vấn, thiếu đi tri thức và thiếu đi khả năng làm việc sáng tạo thì khó có thể vươn lên. Giáo dục là cách thức duy nhất để đem lại bình đẳng cho mọi người, để họ được thụ hưởng những tiến bộ xã hội và có khả năng đóng góp phát triển đất nước.
“Chúng ta không thể bằng lòng trước những gì đang có, muốn thay đổi và phát triển bền vững phải bắt đầu từ giáo dục và phải bằng giáo dục. Giáo dục đất nước đang đổi mới, đừng đứng nhìn, hãy vào cuộc từ bây giờ, hãy đi vào tâm bão”, GS. Nguyễn Văn Minh căn dặn.
Trước đó, ông cũng chia sẻ về những mất mát của đồng bào miền Trung để giáo dục sinh viên.
“Cũng chính hôm nay, nơi miền Trung, bà con thân yêu của chúng ta đang trong bão lụt; và có những bậc cha, bậc chú và cả những người cùng trang lứa của các em đang oằn mình chống lũ, có người ra đi và mãi mãi không về, và đang có ngàn vạn bà con đang thiếu thốn trăm bề, các em ở nơi này phải biết nghĩ đến nơi xa. Hãy biết sẻ chia để bồi đắp tử tế”, thầy Minh nói.
Đại học Kiên Giang đưa vào sử dụng nhà thí nghiệm gần 200 tỉ đồng
Tại lễ khai giảng năm học 2020-2021 đón 1.200 tân sinh viên khóa VI, Đại học Kiên Giang khánh thành đưa vào sử dụng phòng thí nghiệm gần 200 tỉ đồng.
Quang cảnh sân khấu buổi khai giảng. Ảnh: Lục Tùng
Năm học 2020-2021, Đại học Kiên Giang bước sang năm hoạt động đào tạo thứ 6 và đón nhận 1.200 tân sinh viên. Ảnh: Lục Tùng
Sự kiện được lãnh đạo trong và ngoài tỉnh đến dự. Ảnh: Lục Tùng
Phát biểu khai giảng năm học và đón tân sinh viên, TS Nguyễn Tuấn Khanh - Hiệu trưởng Đại học Kiên Giang nhấn mạnh: Đây là năm đầu tiên Trường Đại học Kiên Giang triển khai thực hiện chiến lược đào tạo giai đoạn 2020-2030 theo phương châm: Tận tâm - Uy tín - Chất lượng - Hội nhập. Ảnh: Lục Tùng
Tặng Giấy khen và quà cho 16 sinh viên đạt thành tích xuất sắc trong học tập năm học 2019-2020. Ảnh: Lục Tùng
Thay mặt lãnh đạo Đại học Kiên Giang, TS. Đặng Thanh Sơn - Chủ tịch Hội đồng trường trao thưởng cho 2 thủ khoa kỳ thi tuyển năm học 2020-2021. Ảnh: Lục Tùng
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang Nguyễn Thanh Nhàn trao Bằng khen Bộ GDĐT cho Ths Lê Hoàng Phượng - Phó trưởng phụ trách khoa "Khoa học thực phẩm và sức khỏe" vì có thành tích xuất sắc trong phòng chống COVID-19. Ảnh: Lục Tùng
Ngay lễ khai giảng, Đại học Kiên Giang tiếp tục được các tổ chức, cá nhân hảo tâm trong và ngoài tỉnh đóng góp quỹ học bổng hỗ trợ sinh viên khó khăn... Ảnh: Lục Tùng
Trước đó, nhà trường làm lễ khánh thành 2 công trình hỗ trợ học tập quan trọng, gồm: Nhà thi đấu thể thao đa có tổng giá trị xây dựng trên 38 tỉ đồng. Công trình có quy mô 1 trệt 1 lầu; cao trình đỉnh mái 16.150m; diện tích xây dựng 2.240,34m2; tổng diện tích sàn là 3.488,22m2, thiết kế chịu lực bằng khung cột bê tông cốt thép kết hợp với hệ giàn mái không gian. Tầng 1 gồm: phòng tập - thi đấu, 4 trục thang cho khán giả, các phòng chức năng, khu vệ sinh. Tầng 2 gồm: khán đài, phòng tập thể dục thể hình... Ảnh: Lục Tùng
Và công trình Nhà học và Thí nghiệm chung Khoa Công nghệ thực phẩm có quy mô 6 tầng với tổng kinh phí dự toán xây dựng hơn 165,4 tỉ đồng. Ảnh: Lục Tùng
Trường đại học Nông Lâm TPHCM khai giảng năm học 2020-2021 Ngày 22/10, trường đại học Nông Lâm TPHCM tổ chức Lễ khai giảng năm học 2020-2021 và trao giấy chứng nhận đạt chuẩn AUN cho 4 chương trình đào tạo bậc đại học. Theo đó, 4 chương trình đào tạo bậc đại học đạt chuẩn AUN (thuộc mạng lưới các trường đại học Đông Nam Á) gồm: Nông học, Kinh tế nông nghiệp,...