LD18161: Bố qua đời, bé trai nguy cơ thất học
Mẹ bỏ nhà ra đi biền biệt khi em mới vừa tròn 5 tháng tuổi. Cha qua đời trong một vụ tai nạn giao thông cách đây hơn 2 năm. Được bà nội đón về nuôi dưỡng, chăm sóc và cho đến trường học hành song hiện nay bà đã già yếu, bệnh tật liên miên. Đó là phận đời bất hạnh của em Trần Thanh Tùng (13 tuổi, học sinh lớp 7/5 Trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn – ảnh).
Vì hoàn cảnh gia đình nghèo khó, mẹ Tùng là bà Nguyễn Thị Út (43 tuổi) bỏ nhà ra đi biền biệt khi em vừa tròn 5 tháng tuổi. Nỗi đau lại ập xuống khi cách đây hơn 2 năm, cha em là ông Trần Văn Tích bị tai nạn giao thông và qua đời ngay sau đó.
Mồ côi cả cha lẫn mẹ, không nơi nương tựa, Tùng được bà nội Võ Thị Môn (86 tuổi) đón về nhà cưu mang nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh và cho đến trường học tập. Thế nhưng, hiện nay bà nội tuổi cao, sức yếu lại thường xuyên đau ốm, bệnh tật. Tùng cũng thường xuyên ốm, sốt. Gia cảnh rơi vào khốn đốn, đau ốm và nghèo khó quanh năm.
Dù trong khó khăn, Tùng vẫn luôn cố gắng vươn lên trong học tập. 5 năm học tập tại Trường Tiểu học Phạm Như Xương, em đều đạt danh hiệu học sinh giỏi. Nhưng hoàn cảnh nghèo khó, không biết tương lai của em sẽ đi về đâu.
Thoáng nhìn hai con người một già, một trẻ trong bệnh tật, khốn khổ với phận đời bất hạnh, chúng tôi không khỏi chạnh lòng, xót xa cho hoàn cảnh thương tâm này.
Video đang HOT
Thầy giáo Đào Văn Quang – Hiệu trưởng Trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc – chia sẻ: “Hoàn cảnh của em Trần Thanh Tùng là mồ côi cả cha lẫn mẹ. Hiện em ở với bà nội đã già yếu, bệnh tật kinh tế gia đình gặp rất nhiều khó khăn. Bản thân em Tùng ngoan, hiền, học giỏi”.
Anh Ngô Cư – Trưởng khối phố Giang Tắc, phường Điện Ngọc – cho biết: “Hoàn cảnh của em Trần Thanh Tùng mồ côi cha mẹ, ở với bà nội đã già yếu, bệnh tật đời sống vô cùng khó khăn. Qua đây tôi rất mong cộng đồng xã hội hãy mở rộng vòng tay nhân ái với tấm lòng thơm thảo mà đùm bọc, san sẻ và hỗ trợ phận đời bất hạnh này…”.
Mọi sự giúp đỡ em Trần Thanh Tùng (LD18161) xin gửi về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng, số 6 Phạm Văn Bạch, phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội. Điện thoại: 024.39232748. Hoặc chuyển khoản về Quỹ Xã hội từ thiện Tấm lòng Vàng, STK: 113000000758 tại Vietinbank chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội. Ủng hộ miễn phí qua tài khoản trực tuyến tại VietinBank, STK: 129000015204; ủng hộ miễn phí tại Vietcombank – chi nhánh Hà Nội, STK: 0021000303088; ủng hộ miễn phí tại BIDV – chi nhánh Hoàn Kiếm, STK 12410001122556. Hoặc gửi về em Trần Thanh Tùng, lớp 7/5 Trường THCS Dũng Sĩ Điện Ngọc, phường Điện Ngọc, thị xã Điện Bàn (Quảng Nam). Hoặc muốn biết thêm thông tin về hoàn cảnh bất hạnh, thương tâm này, xin liên lạc cô giáo Lê Thị Thu (ĐT:0395.733.598) hay anh Ngô Cư (ĐT:0934.705.489).
TRỌNG THANH
Theo laodong
Ấn Độ: Cô giáo làm hiệu trưởng dù phải nằm liệt giường suốt 8 năm qua
Hiệu trưởng Uma Sharma (64 tuổi, ở Saharapur, Ấn Độ) bị chứng liệt một phần cơ thể vào năm 2007 và năm 2010, tình trạng trở nên tồi tệ hơn khiến cô nằm liệt giường. Nhưng đó chưa phải là tất cả bất hạnh trong cuộc đời cô khi trước đó chồng qua đời năm 1991 và người con trai duy nhất của cô cũng ra đi vĩnh viễn năm 2001.
Vượt qua mọi nghịch cảnh và khó khăn trong cuộc sống, Uma Sharma quyết tâm không từ bỏ ngôi trường mà mình đã góp sức thành lập từ năm 1992.
Sử dụng công nghệ, hệ thống camera quan sát CCTV và máy tính bảng, cô tiếp tục giữ liên lạc với các học sinh và giáo viên tại Trường Công lập Quốc gia Saharanpur (National Public School Saharanpur) ngay cả khi đang phải nằm liệt giường.
Phải nằm liệt giường tại nhà trong tám năm qua, cô Uma Sharma vẫn đang điều hành trường học của mình mỗi ngày, với sự trợ giúp của công nghệ. (Ảnh: The Times of India)
"Sau khi buộc phải nằm liệt giường hoàn toàn, tôi quyết định không từ bỏ và tiếp tục làm những gì tôi yêu thích: đó là điều hành trường học hàng ngày", cô Sharma chia sẻ trên tờ Times of India. "Điều đầu tiên chúng tôi làm là cài đặt các hệ thống giám sát khắp cả trường và nơi cư trú của tôi để dữ liệu âm thanh và video trực tiếp có thể được truyền đi".
"Đôi khi, tôi sẽ gọi giáo viên và các nhân viên khác trong các nhóm để thảo luận về các vấn đề học thuật và hành chính. Qua màn hình máy tính, tôi có thể mời các sinh viên học khá đến để trò chuyện, động viên thành tích của các em và tôi cũng có thể hỗ trợ những em học yếu hơn", cô chia sẻ thêm.
Surendra Chauhan, người quản lý tại trường cho biết: "Cô Sharma sử dụng máy tính bảng của mình để có thể xem trực tiếp những gì đang diễn ra ở trường từ ngôi nhà của cô, nơi cách trường học năm cây số.
Camera CCTV được lắp đặt ở khắp các cơ sở của trường bao gồm phòng học, phòng giáo viên và sân chơi. Uma có thể chuyển đổi màn hình để giám sát các hoạt động ở mọi góc của trường bởi dữ liệu trực tiếp từ các camera CCTV được kết nối với máy tính bảng của cô".
Trong suốt nhiều năm làm hiệu trưởng dù phải nằm liệt giường, đội ngũ nhân viên trong trường là những người đã ủng hộ và giúp đỡ cô Sharma rất nhiều với việc điều hành hoạt động của trường.
Các thầy cô đều khen ngợi nỗ lực của vị hiệu trưởng đặc biệt này, họ cho rằng cô đã truyền cảm hứng và thêm vào cuộc sống của họ những giá trị tốt đẹp.
"Đối với tôi, mỗi ngày qua đi ngôi trường này lại đạt tới một tầm cao mới nhờ cô Sharma. Chúng tôi luôn ủng hộ sự lãnh đạo của cô. Cô là một ví dụ điển hình của một nghị lực sống và tinh thần cống hiến cho xã hội", Makani, một nhân viên trong trường chia sẻ.
Thái Hằng
(Tổng hợp)
Theo Dân trí
Sự cần thiết của giáo dục ý thức tự học cho học sinh Đề cập đến giáo dục chúng ta vẫn thường nghĩa chỉ quan tâm tới ba yếu tố gia đình, nhà trường và xã hội. Tuy nhiên với kinh nghiệm hơn 10 năm đứng trên bục giảng và nhiều năm làm công tác chủ nhiệm bản thân nhận thấy yêu tố thực sự quan trọng đó là quá trình tự giáo dục bản thân...