Lây bệnh do quên… rửa tay!
Tại sao lại có mối quan hệ mật thiết giữa chuyện rửa tay với bệnh dịch, sức khỏe, tính mạng con người? Đơn giản bởi vì bàn tay không sạch sẽ là nguy cơ của các ổ bệnh.
Cụ thể cứ mỗi 1cm2 trên bàn tay “không sạch” có thể chứa hàng triệu vi khuẩn và rất nhiều tác nhân gây bệnh khác.
Thông tin được đưa ra tại hội thảo về “Rửa tay với xà phòng vì một ViệtNam không dịch bệnh” do Bộ Y tế vừa tổ chức tháng 7/2012 vừa qua cho thấy bàn tay của một người có thể mang tới 4,6 triệu mầm bệnh.
Trong khi đó, theo khảo sát của tổ chức UNICEF, tại Việt Nam chỉ mới có… 12% dân số có thói quen rửa tay trước khi ăn, và chỉ 16% rửa tay bằng xà phòng sau khi đi vệ sinh.
Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người, đặc biệt là trẻ em, dễ bị mắc các bệnh nhiễm khuẩn qua đường hô hấp và tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, nhiễm giun sán, nhiễm cúm… hay các bệnh như: Tay Chân Miệng, dịch tiêu chảy cấp do vi rút Rota …
Theo các bác sĩ, đây là những bệnh mà chúng ta đều có thể dễ dàng phòng tránh. Trong đó, việc tạo thói quen rửa tay sạch là một cách đơn giản, an toàn và dễ thực hiện nhất.
“Biết” rửa tay được xem là việc làm cần thiết của tất cả mọi người, nhất là với trẻ nhỏ và những người đang trực tiếp chăm sóc trẻ nhỏ. Vì trẻ nhỏ là đối tượng nguy cơ cao, hệ miễn dịch còn non yếu nên dễ bị vi khuẩn và các tác nhân gây bệnh khác tấn công.
Theo các nghiên cứu về kiểm soát nhiễm khuẩn trong và ngoài nước: Rửa tay bằng các loại xà phòng, gel rửa tay diệt khuẩn thường xuyên là đã giúp giảm tới 35% khả năng lây truyền vi khuẩn gây bệnh tiêu chảy, làm giảm rủi ro nhiễm khuẩn tiêu chảy tới 47%, giảm từ 19-45% tình trạng nhiễm khuẩn đường hô hấp cấp và phòng ngừa bệnh Tay Chân Miệng ở trẻ em.
Video đang HOT
Vì vậy, hãy tập cho trẻ thói quen rửa tay! Và hãy là khuôn mẫu cho trẻ làm theo!
Gel rửa tay thiên nhiên The Clean Shop – một trong những thương hiệu Gel rửa tay hàng đầu tại Mỹ – đã đến Việt Nam, giúp diệt 100% vi khuẩn, đồng thời dưỡng ẩm da tay nhờ sử dụng các thành phần chiết xuất thiên nhiên. The Clean Shop hiện có các loại Hoa hồng, Hoa oải hương, Hoa anh đào, Hoa lan, Trà Xanh.
T.Trương
Theo Dân trí
"Bắt thủ phạm" gây bệnh viêm xoang
Nếu bạn hay bị dị ứng, cảm mạo thì hãy tránh xa những thứ có thể gây dị ứng như bụi, mối mọt, nấm mốc và gián.
1. Virus
Hầu hết các chứng viêm xoang đều bắt đầu từ một cơn cảm lạnh. Virus gây cảm lạnh có thể làm mô mũi sưng tấy, chặn các lỗ thông xoang.
Nếu bạn bị viêm xoang do virus thì thuốc kháng sinh sẽ không có tác dụng bởi chúng chỉ có thể tiêu diệt được vi khuẩn. Thuốc thông mũi sẽ làm bạn dễ chịu hơn nhưng đừng nên dùng quá 4 - 5 ngày để tránh bị phụ thuộc vào thuốc.
Hầu hết các chứng viêm xoang đều bắt đầu từ một cơn cảm lạnh
Cách phòng tránh viêm xoang cũng giống như cảm lạnh và cúm: Hạn hãy tiêm phòng cúm, rửa sạch tay và không để cơ thể bị nhiễm lạnh.
2. Dị ứng
Bệnh viêm xoang thường đi kèm với chứng dị ứng. Nếu bạn hay bị dị ứng, cảm mạo thì hãy tránh xa những thứ có thể gây dị ứng như bụi, mối mọt, nấm mốc và gián. Thuốc kháng histamine hoặc nước muối xịt mũi kê đơn có thể làm giảm sưng tấy mãn tính.
3. Vi khuẩn
Nếu cơn cảm lạnh không được giải quyết trong 10 - 15 ngày, vi khuẩn có thể sẽ "vào cuộc".
Theo William J.Hueston, Trưởng khoa Y học Gia đình (Đại học Y South Carolina, Mỹ), viêm nhiễm do vi khuẩn hiếm khi gây viêm xoang nhưng chúng lại là nguyên do dẫn tới nhiễm trùng thứ cấp. Các loại phổ biến là Streptococcus pneumoniae và Haemophilus influenzae. Những loại vi khuẩn này thường ẩn náu trong cơ thể, đợi thời cơ thích hợp là phát triển. Bạn có thể sử dụng thuốc thông mũi khi bị cảm để phòng bệnh. Còn nếu bạn đã viêm xoang do vi khuẩn, bạn có thể dùng kháng sinh để điều trị.
Nếu cơn cảm lạnh không được giải quyết trong 10 - 15 ngày, vi khuẩn có thể sẽ "vào cuộc".
4. Polyp
Thường phát triển từ các mô xoang hoặc mũi, Polyp (một dạng u, bướu) ở mũi làm khoang xoang bị chặn, ngăn chất nhầy thoát ra ngoài và dẫn tới viêm xoang.
Polyp còn làm cản trở đường hô hấp, gây đau đầu ở người bệnh. Muốn điều trị, người bệnh sẽ phải sử dụng thuốc xịt mũi steroid hoặc steroid dạng thuốc uống. Nếu vẫn không hiệu quả, người bệnh có thể phải phẫu thuật.
5. Ô nhiễm môi trường
Các tác nhân gây dị ứng trong không khí như bụi, không khí ô nhiễm và các mùi hương nồng như nước hoa có thể làm bạn bị ho, sưng tấy mũi, dẫn tới viêm nhiễm và tăng nguy cơ mắc viêm xoang. Vì thế, bạn nên tránh xa các tác nhân gây hại trên để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh.
6. Bơi, lặn
Nếu bạn dễ bị viêm xoang hoặc sung huyết thì nên tránh tiếp xúc lâu với nước trong bể bơi bởi clo có thể làm sưng tấy trong khoang mũi. Ngoài ra, áp suất khi lặn cũng có thể đẩy nước vào vùng xoang và làm viêm nhiễm các mô.
7. Nấm
"Nấm là nguyên do bất thường nhất gây viêm xoang", BS Hueston cho biết. Chúng thường xuất hiện ở những người có hệ miễn dịch yếu. Khi hệ miễn dịch yếu, nấm có thể phát triển, đặc biệt là ở môi trường ẩm, tối như khu vực xoang. Để điều trị, người bệnh có thể phải phẫu thuật loại bỏ nấm hoặc sử dụng các phương pháp trị liệu chống nấm.
Theo Thi Anh (Kiến thức)
"Yêu" đều đặn phòng ngừa cảm cúm Ngoài những biện pháp tăng sức đề kháng phòng ngừa cúm trong mùa lạnh như rửa tay, tập thể dục, chế độ ăn uống... thì sinh hoạt tình dục điều độ, massage, ăn tỏi là những biện pháp tự nhiên phòng cúm hiệu quả ít người biết. Dưới đây là tư vấn về bí quyết ngừa cúm hiệu quả ngoài tiêm phòng của...