“Lật mặt” miếng dán thải độc chân dưới góc nhìn của chuyên gia Mỹ: Lợi đâu chưa thấy đã tốn tiền và hỏng… da chân
Nhiều người đã lâm vào cảnh “tiền mất tật mang” khi nghe những lời quảng cáo có cánh về miếng dán thải độc chân, liệu nó có thực sự tốt như vậy?
Hiện nay, trên mạng xã hội đã và đang xuất hiện tràn lan các lời mời mua miếng dán thải độc chân . Theo quảng cáo, chỉ với vài trăm nghìn cho một hộp 10 miếng, bạn có thể tống hết độc tố trong người ra chỉ bằng cách dán vào lòng bàn chân trước khi ngủ. Chúng còn được “tâng bốc” là giúp giảm đau đầu , đau lưng, đau cơ, giảm cân… và trị mất ngủ tốt hơn cả dùng thuốc bổ đắt tiền.
Chỉ với vài trăm nghìn như quảng cáo, bạn đã sở hữu miếng dán thải độc chân với vô vàn lợi ích hấp dẫn.
Người bán giải thích nguyên lý hoạt động của miếng dán như sau: Chân là nơi tập trung hơn 60 huyệt đạo thông với 360 huyệt đạo trên khắp cơ thể, có thể phản ánh sức khỏe mỗi người. Chỉ cần dán vào lòng bàn chân 6-8 giờ và đi ngủ, lúc thức dậy sẽ thấy miếng dán chuyển màu tối, đen xám… do các chất cặn bã bị đào thải ra ngoài.
Nghe qua thì có vẻ rất hấp dẫn, bởi chỉ cần bỏ ra một số tiền nhỏ mà thu về hàng tá lợi ích như vậy thì chẳng khác gì “tiên dược”. Tuy nhiên liệu miếng dán thải độc chân có thật sự thần kỳ như những lời quảng cáo này? Hãy cùng xem xét dưới góc nhìn của các chuyên gia người Mỹ.
Miếng dán thải độc chân có tốt cho sức khỏe như lời đồn?
Theo nhà nghiên cứu Jeffrey H. Alexander hiện đang làm việc tại Trung tâm Y tế Đại học Rush (Mỹ), hiện nay không có một bằng chứng nào cho thấy miếng dán thải độc chân “được việc” như lời quảng cáo. Tất cả mọi lợi ích đều mang tính chất lừa bịp và dụ dỗ người mua, không hơn không kém.
Miếng dán thải độc không hề có công dụng bài độc, tất cả chỉ là quảng cáo mà thôi.
Video đang HOT
Thế còn việc miếng dán bị đen lại khi bạn lấy nó ra sau một đêm thì sao, nó chẳng phải độc tố ư? Ông Jeffrey cũng cho biết, những màu đen xám đó chỉ là các chất hóa học trong miếng dán tự đổi màu do phản ứng với mồ hôi mà thôi, chẳng có chất cặn bã nào trong người bị đào thải qua lòng bàn chân cả.
“Các loại miếng dán thải độc thường được ngâm với giấm cùng các loại hóa chất khác. Chúng sẽ tự đổi màu thành đen, xám do bị phản ứng hóa học với mồ hôi từ lòng bàn chân bạn. Hiện tượng này đã được chứng minh khi chúng tôi nhỏ nước cất lên sản phẩm hoặc hấp miếng dán qua nước sôi” – Ông Jeffrey thông tin.
Nhiều chuyên gia còn khẳng định thêm rằng, các chất hóa học này không có tác dụng hút độc, thậm chí làm da bị kích ứng nặng gây nhiễm trùng da . Trong một số trường hợp, miếng dán thải độc chân có thể gây nhiễm trùng máu và hỏng da chân nhanh chóng.
Ngoài ra, Michael Trepal – trưởng khoa Học thuật tại trường Đại học Y New York (Mỹ) cũng chia sẻ, chân là một trong những bộ phận hay tiết nhiều mồ hôi nhất trên cơ thể. Lợi dụng điều này, những nơi sản xuất đã sử dụng chiêu trò hướng dẫn người mua sử dụng miếng dán ở lòng bàn chân, khiến chúng bị đổi màu do phản ứng hóa học và “bịp bợm” là độc tố trong người được thải ra.
Miếng dán bị đen lại là do chất hóa học trong đó phản ứng với mồ hôi mà thôi.
Bên cạnh đó, trên thị trường cũng có những miếng dán sử dụng thành phần là tourmaline – một loại đá quý tự nhiên có khả năng phát ra các bước sóng bức xạ hồng ngoại tại khu vực dán, tạo cảm giác ấm nóng suốt nhiều tiếng. Điều này đã làm cơ thể đổ mồ hôi và làm ẩm miếng dán, sáng dậy nó đã tự chuyển sang màu đen nên ai cũng nghĩ đó là độc tố.
Một nghiên cứu của Thư viện trực tuyến Wiley năm 2014 cũng chứng minh rằng, hầu như không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy miếng dán này có thể đào thải độc tố và giúp phụ nữ giảm cân an toàn.
Vào năm 2010, Ủy ban Thương mại Liên bang Mỹ đã buộc tội một số công ty sản xuất miếng dán thải độc chân vì có hành vi đánh lừa người tiêu dùng, khiến họ “tiền mất tật mang” khi sử dụng.
Làm sao để cơ thể được bài độc tốt nhất?
Tóm lại, miếng dán thải độc chân chỉ là những lời nói quá và tâng bốc của người bán, chúng chưa được nơi nào công nhận là sở hữu nhiều công dụng như quảng cáo. Vì vậy, nếu lo lắng cơ thể đang có quá nhiều độc tố, bạn nên chú ý phòng tránh những tác nhân gây độc hơn là tìm mua những miếng dán này.
Theo các chuyên gia, cơ thể luôn có một quá trình giải độc tự nhiên nhờ thận, gan và đường tiêu hóa. Chính vì vậy, bạn hãy tăng cường quá trình này bằng những cách sau mà không phải dùng thêm các sản phẩm bên ngoài:
- Luôn uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 6-8 cốc) để cơ thể tăng cường trao đổi chất, từ đó đào thải độc tố thông qua đường nước tiểu.
- Ngủ đủ giấc 7-9 tiếng mỗi đêm, nhờ vậy não sẽ được nạp đủ năng lượng và tự loại bỏ các độc tố trong cơ thể.
- Ăn uống lành mạnh, ít thịt nhiều rau, chăm ăn trái cây, sữa chua và các loại thực phẩm giàu protein. Không sử dụng rượu bia quá nhiều.
- Chăm chỉ tập thể dục đều đặn để nâng cao sức khỏe, vừa giúp giảm cân lại còn hỗ trợ quá trình bài độc diễn ra nhanh hơn.
Viêm não Nhật Bản, viêm màng não không chỉ có ở mùa hè
Trước đây, bệnh viêm não Nhật Bản và viêm màng não mắc phải nhiều vào mùa hè. Tuy nhiên, do thời tiết, môi trường biến đổi, hiện hai bệnh này xảy ra rải rác quanh năm.
Một số trường hợp trẻ sốt do viêm não Nhật Bản, hay viêm màng não có thể nhầm tưởng với bệnh khác - KHÁNH VY
Nhân ngày Viêm màng não thế giới (24.4), hôm nay 15.4, tại TP.HCM, Hội Y học dự phòng Việt Nam phối hợp cùng Công ty Sanofi Việt Nam, tổ chức buổi tọa đàm cùng báo chí "Thông tin về viêm não Nhật Bản và viêm màng não do não mô cầu".
Tại buổi tọa đàm, TS-BS Đỗ Thiện Hải, Trưởng khoa Nội (truyền nhiễm), Trung tâm y học lâm sàng các bệnh nhiệt đới trẻ em, Bệnh viện Nhi Trung ương, cho rằng viêm màng não do não mô cầu và viêm não Nhật Bản là hai bệnh "đáng ngại". Bệnh viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu; còn viêm màng não do não mô cầu có diễn tiến nhanh, có thể gây tử vong trong 24 giờ. Cả hai căn bệnh này đều có thể xảy ra ở bất kỳ lứa tuổi nào, nhưng trẻ nhỏ có nguy cơ mắc bệnh cao nhất.
Theo TS-BS Hải, viêm não Nhật Bản là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng ở não gây ra do vi rút viêm não Nhật Bản, lây truyền qua đường trung gian muỗi đốt. Tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30%. Nếu điều trị khỏi bệnh, vẫn nguy cơ bị di chứng vĩnh viễn từ nhẹ đến nặng với tỷ lệ rất cao (khoảng 50% trên các bệnh nhân còn sống). Viêm não Nhật Bản chưa có thuốc điều trị đặc hiệu. Điều trị chỉ làm giảm các triệu chứng, giúp bệnh nhân vượt qua tình trạng nhiễm trùng và vật lý trị liệu khi có di chứng...
PGS-TS Cao Hữu Nghĩa (giữa) và TS-BS Đỗ Thiện Hải (bìa phải) - ẢNH: K.VY
Viêm màng não do não mô cầu là tình trạng nhiễm trùng nghiêm trọng của màng não, màng bao bọc não và tủy sống. Bệnh gây ra bởi vi khuẩn N. meningitidis. Bệnh lây qua đường hô hấp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng trẻ sơ sinh, mẫu giáo và thanh thiếu niên gặp nhiều nhất. Bệnh thường để lại di chứng nặng nề, như: chậm phát triển tinh thần, điếc, liệt với tỷ lệ từ 10-20%. Tỷ lệ tử vong từ 8 - 15%, thậm chí có thể lên đến 50% nếu không được điều trị kịp thời.
Bệnh xảy ra rải rác trong năm
Tại buổi tọa đàm, PGS-TS Cao Hữu Nghĩa, giảng viên Trung tâm Đào tạo, Viện Pasteur TP.HCM, cho biết: Trước đây, bệnh viêm não xảy ra tập trung ở mùa hè, nhưng hiện nay, ngoài mùa hè nhiều, bệnh còn xảy ra rải rác trong năm, là do có sự thay đổi thời tiết, mưa, môi trường... Và có sự thay đổi độ tuổi mắc bệnh, trẻ lớn cũng có thể mắc bệnh, do có sự thay đổi về hệ miễn dịch...
Theo PGS-TS Nghĩa, viêm não là bệnh truyền nhiễm ở hệ thống thần kinh, điều trị không thể khắc phục hoàn toàn. Do vậy việc phòng ngừa cực kỳ quan trọng giúp giảm ca mắc, giảm tỷ lệ tử vong... Dự phòng có 3 cột trụ chính: giám sát tốt; truyền thông tốt; dự phòng tốt. Việc phòng ngừa là cực kỳ quan trọng - giúp giảm ca mắc, giảm tỷ lệ tử vong... "Dự phòng thông qua truyền thông để đưa thông tin đến cho người dân để phòng bệnh, như tiêm ngừa; tránh tiếp xúc các nguy cơ...", theo PGS-TS Cao Hữu Nghĩa.
Theo TS-BS Đỗ Thiện Hải, lưu ý với trẻ viêm màng não do não mô cầu, sau sốt 2, 3 giờ sẽ phát ban ở đùi rồi lan ra toàn thân. Lúc đầu, phát ban màu đỏ, sau 2, 3 giờ chuyển sang ban màu tím (là dấu hiệu nhiễm trùng máu).
Tại sao đi bộ buổi sáng tốt cho tim mạch hơn buổi tối? Một nghiên cứu mới đây tại Bệnh viện Nanavati, Ấn Độ cho thấy, những người đi bộ buổi sáng có sức khỏe tim mạch tốt hơn những người đi bộ buổi tối. Tăng cường sức khỏe tim mạch nhờ thói quen đi bộ hàng ngày là một thực tế đã được chứng minh. Tuy nhiên, nên đi bộ vào thời điểm nào trong...