Lapsus$ tấn công Okta, hàng nghìn doanh nghiệp cảnh giác cao độ
Okta, một công ty cung cấp ứng dụng xác thực được sử dụng bởi hàng nghìn tổ chức trên khắp thế giới, đã xác nhận rằng tin tặc đã truy cập vào một trong những máy tính xách tay của nhân viên trong 5 ngày vào tháng 1.2022.
Bước đầu, Okta cho biết có khoảng 2,5% khách hàng của họ có thể đã bị ảnh hưởng.
Okta thừa nhận về sự cố này ngay sau khi nhóm tin tặc Lapsus$ đăng tải một số ảnh chụp màn hình lên kênh Telegram của họ, tuyên bố là chụp từ các hệ thống nội bộ của Okta, bao gồm một ảnh hiển thị các kênh Slack của Okta và một ảnh khác có giao diện Cloudflare.
Video đang HOT
Okta thừa nhận bị Lapsus$ hack, hàng nghìn doanh nghiệp phải cảnh giác cao độ
“Chúng tôi đi đến kết luận rằng một tỷ lệ nhỏ khách hàng – khoảng 2,5% – có khả năng bị ảnh hưởng và dữ liệu của họ có thể đã bị xem hoặc [thậm chí là] bị xâm phạm”, Giám đốc an ninh của Okta, David Bradbury, công bố hôm 22.3. “Chúng tôi đã xác định được những khách hàng [bị ảnh hưởng] và đang liên hệ trực tiếp với họ. Nếu bạn là khách hàng Okta và bị ảnh hưởng, chúng tôi đã liên hệ trực tiếp qua email”, ông David Bradbury nói thêm.
Mặc dù Bradbury chia sẻ rằng hacker chỉ có quyền truy cập “rất hạn chế”, nhóm Lapsus$ lại tuyên bố trên Telegram rằng họ đã chiếm được quyền truy cập “Superuser/Admin” vào các hệ thống của Okta trong hai tháng, chứ không phải chỉ 5 ngày như Okta công bố, và tìm ra được các khóa AWS (Amazon Web Services) trong các kênh Slack nội bộ của Okta.
Tờ The Wall Street Journal nhấn mạnh rằng Okta có hơn 15.000 khách hàng trên khắp thế giới (theo hồ sơ của công ty), bao gồm cả những công ty lớn như Peloton, Sonos, T-Mobile hay FCC. Như vậy, theo tuyên bố của Okta thì số lượng khách hàng bị ảnh hưởng có thể lên tới 400.
Microsoft trở thành nạn nhân của nhóm tin tặc Lapsus$
Microsoft có thể là nạn nhân mới nhất của một nhóm hack đã xâm nhập vào một số công ty công nghệ lớn nhất thế giới trong những tháng gần đây.
Theo Gizmodo, Microsoft đang điều tra các tuyên bố rằng Lapsus$ - nhóm hack đã đánh cắp dữ liệu từ Nvidia, Samsung và các công ty công nghệ lớn khác - đã giành được quyền truy cập vào các hệ thống nội bộ của công ty.
Báo cáo được đưa ra bởi Motherboard cho biết Lapsus$ đã đăng tải một ảnh chụp màn hình lên kênh Telegram của mình về những gì có vẻ là thông tin được lấy từ tài khoản nhà phát triển nội bộ cho Azure - mảng điện toán đám mây của Microsoft.
Hình ảnh hiển thị một số dữ liệu được cho là đến từ mảng đám mây Azure của Microsoft
Các hình ảnh hiển thị "Bing_UX", "Bing-Source" và "Cortana" đề xuất mã nguồn cho trợ lý ảo và công cụ tìm kiếm của Microsoft. Bên cạnh đó còn có các phần khác cho "mscomdev", "microsoft" và "msblox", cho thấy nhóm đã giành được quyền truy cập vào các kho mã khác.
Một quản trị viên kênh Telegram của Lapsus$ cho biết đã có những tài sản nhạy cảm của Microsoft và "sẽ đăng lên sau". Về phần mình, Microsoft cho biết trong một tuyên bố rằng công ty đang tiến hành điều tra.
Hiện tại Lapsus$ vẫn chưa đưa ra bất kỳ yêu cầu gì đối với Microsoft. Được biết, trong các cuộc tấn công gần đây, Lapsus$ đã giữ các thông tin nhạy cảm để tống tiền và yêu cầu phía nạn nhân thanh toán. Trong trường hợp của Nvidia, nhóm đã đe dọa phát hành dữ liệu nội bộ bị đánh cắp trừ khi các trình điều khiển GPU được tạo nguồn mở và các giới hạn khai thác tiền điện tử Ehtereum trong card đồ họa Nvidia 30-sereris bị xóa.
Được biết, Lapsus$ là một nhóm hack tương đối mới. Các chiến dịch đầu tiên mà nhóm này thực hiện nhắm vào các công ty ở Brazil và Bồ Đào Nha vào cuối năm ngoái, bắt đầu từ Bộ Y tế Brazil, sau đó là công ty truyền thông Impresa của Bồ Đào Nha và các hãng viễn thông Nam Mỹ là Claro và Embratel. Sau khi tấn công vào những gã khổng lồ công nghệ Nvidia và Samsung, nhóm này bắt đầu được chú ý nhiều hơn.
Samsung xác nhận tin tặc đánh cắp mã nguồn Galaxy Samsung đã xác nhận một số dữ liệu của họ đã bị đánh cắp, nằm trong một phần của cuộc tấn công mạng được báo cáo vào cuối tuần qua. Trong một tuyên bố với Bloomberg, Samsung tiết lộ một vi phạm bảo mật đã khiến "một số mã nguồn liên quan đến hoạt động của thiết bị Galaxy" bị lấy đi nhưng...