Lập mục tiêu học tập thế nào cho khả thi?
Việc xác định mục tiêu đúng đắn giúp con đạt được ước mơ, đồng thời bảo đảm cho con có một tương lai vững chắc, tránh lãng phí tiền của, công sức.
Thiết lập mục tiêu là bước thứ hai trong 5 bước xây dựng chiến lược học tập cho con. Chuyên gia marketing, bà mẹ ba con Phạm Xuân Hương tiếp tục chia sẻ chi tiết bước này dựa trên trải nghiệm của chính mình.
Mục tiêu khác gì với kỳ vọng?
Kỳ vọng là đặt mong đợi thái quá lên con, thường không được phân tích thấu đáo nên mang tính chủ quan, không hợp lý, không khả thi. Kỳ vọng, với con là gánh nặng đầy áp lực. Ngược lại, mục tiêu là một đích đến rõ ràng, được cha mẹ và con cùng phân tích, cùng đồng lòng và đồng hành thực hiện.
Kỳ vọng thái quá là khi cha mẹ mong đợi rất cao, nhưng không đầu tư đủ thời gian và tâm huyết cho con. Xác định mục tiêu chuẩn xác là đặt mơ ước của con vào một lộ trình cụ thể, trong đó mỗi chặng đường đều cần được hoạch định rõ ràng và đầu tư tập trung, bằng tất cả năng lực của con và nguồn lực của cha mẹ để biến ước mơ của con thành hiện thực.
Mục tiêu cần phù hợp
Mỗi bé có năng lực học, mỗi gia đình cũng có hoàn cảnh riêng nên cần nhìn vào chính mình để chọn mục tiêu có thể làm được.
Hai con trai tôi học không xuất sắc, con đầu học khá tốt, con thứ học bình thường. Tuy vậy, tôi vẫn kỳ công với con. Khi con chưa bước qua tuổi 22, hoặc chưa tốt nghiệp đại học, tôi không bao giờ trách con kém cỏi. Tôi thường tự nghĩ “Không có đứa trẻ kém cỏi, chỉ có cha mẹ kém cỏi”. Nghĩ được như vậy, tôi đã ngừng đặt tham vọng quá lớn lên vai con, nhưng lại đặt thêm trọng trách lên chính mình.
Biết sức học của con, tôi không ép con học nhồi, không học chuyên, không học luyện. Tôi chỉ yêu cầu con học khá, các môn đạt điểm trung bình 8.0 và cứ học tiếng Anh cho tốt. Tôi không đổ tiền vào học các lớp nâng cao, luyện đề, thi thố. Tôi chỉ đầu tư cho con học thêm tiếng Anh.
Với mục tiêu du học định cư, tôi đã lên chiến lược khác biệt hơn tất cả mọi người. Khi con trai đầu được học bổng ngành xã hội, tôi đã âm thầm từ chối. Tôi sợ con và người thân biết sẽ tác động tôi thay đổi quyết định, bởi cái hào quang “đạt học bổng” sẽ làm mọi người quá phấn khích mà quên đi thực tế phũ phàng về cơ hội việc làm của ngành học đó.
Tôi cũng không hướng con đến những học bổng danh giá, vì biết lực con mình không làm được. Nhưng tôi đã khai thác một điểm mạnh khác của con, để đi theo hướng “học giỏi rất quan trọng, nhưng làm giỏi còn quan trọng hơn”.
Tôi quyết định chọn trường Swinburne của Australia, điểm đến của các quán quân Olympia. Tôi chọn Australia vì cho phép sinh viên ở lại làm việc 2 năm sau khi học, có thể định cư. Điều này rất quan trọng, vì với kinh nghiệm phỏng vấn rất nhiều sinh viên du học từ Anh, Thụy Sĩ, Singapore… ứng tuyển vị trí manager, tôi nhận thấy bạn nào học xong rồi về nước ngay thì trong đầu chỉ là mớ lý thuyết sáo rỗng, không thể làm việc được. Tôi ưu tiên chọn những nước cho sinh viên ở lại làm việc vài năm, đã được học hỏi và có kinh nghiệm thực tiễn trong môi trường chuyên nghiệp đúng nghĩa.
Tôi chọn cho con học liên thông, một năm rưỡi học cao đẳng (với học phí rẻ hơn phân nửa đại học), một năm rưỡi học đại học. Bằng cách đó, tôi đã tiết kiệm kha khá học phí mà bằng cấp của con vẫn là cử nhân. Với đầu vào cao đẳng, con học rất nhẹ nhàng, luôn đạt điểm xuất sắc, trong khi cháu vẫn dành thời gian đi làm kiếm tiền, phụ mẹ đóng học phí đến 50%, nhẹ gánh cho tôi rất nhiều.
Nhờ đi làm ngay năm nhất, con trai tôi đã nhanh chóng giỏi tiếng Anh và giỏi giang hơn rất nhiều nhờ va chạm công việc thực tế. Con cũng có nhiều mối quan hệ xã hội tốt. Ngay khi con học xong, công ty tuyển con làm việc toàn thời gian với vị trí giám sát. Sau hai năm, con thăng tiến trở thành manager. Trong mùa Covid-19, con là một trong những nhân viên hiếm hoi được công ty chọn làm việc. Hiện nay, con đã định cư ở Australia. Con rất yêu thích công việc, hoàn toàn độc lập (con chuẩn bị mua nhà mà không cần xin tiền hay mượn tiền của mẹ) và rất hạnh phúc với cuộc sống của mình.
Video đang HOT
Giúp con có được một cuộc sống độc lập, ổn định về tài chính, thành công, hạnh phúc, đó là mục tiêu lớn nhất của tôi. May mắn thay, mẹ con tôi đã làm được nhờ vào việc hiểu đúng giá trị và điểm mạnh của con, dù với nguồn đầu tư giới hạn.
Từ trải nghiệm của mình, tôi cho rằng cha mẹ hãy hiểu con cho đúng để đưa ra mục tiêu phù hợp. Khi mục tiêu vừa sức thì tính khả thi rất cao. Đó chính là cốt lõi của một chiến lược thông minh.
Chị Phạm Thị Hương. Ảnh: Nhân vật cung cấp.
Chọn mục tiêu con thích
Tôi cũng có hy vọng ở con, nhưng thay vì đặt áp lực lên vai con, tôi đặt vào chính mình. Con có giỏi hay dở thì cũng là con mình. Tôi không chê con, không trách móc và kỳ vọng gì quá đáng. Con chỉ cần cố gắng trong năng lực của con, việc còn lại đã có mẹ cùng con thực hiện.
Tôi cũng luôn nghĩ rằng thành công của con là do con, nhưng thất bại của con là do cha mẹ. Để con đạt được mục tiêu, cha mẹ có vai trò to lớn trong việc giúp con chọn đúng hướng đi và đồng hành trên mỗi chặng đường. Tôi cố gắng nhìn thật xa và sâu để có thể ước lượng sắp tới con (và cả tôi nữa) sẽ phải trải qua những gì, để đi đến mục tiêu cuối cùng.
Với con trai thứ hai, con muốn học ở Việt Nam. Con rất chướng, không phản kháng cha mẹ, nhưng chỉ làm theo ý mình. Con muốn học ở RMIT, nhưng tôi giả vờ lấy bài toán chi phí của 2 trường (RMIT và Vatel) để so sánh. Lúc đó, con có phần giận mẹ vì nghĩ mẹ chỉ lo tiết kiệm tiền. Trong vài giai đoạn mẹ con căng thẳng, tôi sẵn sàng cho con nếm mùi thất bại và để mặc con hoàn toàn tự gánh chịu trách nhiệm cho quyết định của mình.
Nhưng thật ra tôi vẫn luôn âm thầm theo dõi để đến sau cùng con tốt nghiệp trường Vatel (Pháp), được doanh nghiệp Pháp tuyển dụng ngay từ khi chưa tốt nghiệp. Sau 2 năm đi làm, con được thăng tiến trở thành manager. Con sử dụng 2 ngôn ngữ Anh và Pháp đủ tốt để đảm nhiệm công việc. Tôi biết, trong thâm tâm, con cảm ơn mẹ nhiều vì đã sáng suốt chọn trường phù hợp cho con.
Ước vọng có thể cao xa, nhưng mục tiêu cần thực tế
Với con gái út, con học tốt, cả về tiếng Anh lẫn các môn khoa học. Trong lòng tôi vô cùng kỳ vọng vào con, nhưng thực tế tôi với ông xã chỉ đưa ra những mục tiêu vừa tầm, vừa sức. Triết lý của chúng tôi là “luôn hy vọng về sự tốt đẹp nhất, nhưng luôn chuẩn bị cho việc xấu nhất” (hope for the best, plan for the worst). Bằng cách đó, chúng tôi chưa bao giờ thất vọng hay buồn rầu về con.
Con gái út nhà tôi, vì lo con bị rối loạn ngôn ngữ nên tôi cho bé học tiếng Anh muộn, đến hè lớp 2 con mới bắt đầu học. Dù con học nhanh và tiến bộ vượt bậc, tôi không hề yêu cầu con thành tích gì. Thậm chí, khi con thi Flyer chỉ sau 8 tháng học, với kết quả 13 khiên (cao nhất là 15 khiên), con khóc nức nở vì thất vọng. Tôi phải an ủi, vỗ về con.
Hai năm liên tiếp sau đó, con đã liên tục đạt kết quả cao nhất của chứng chỉ KET và PET. Ở lớp 5, con đã đạt trình độ tiếng Anh B2 tương đương với học sinh lớp 8-9. Khi con tham gia thi Toefl Challenge, tôi không đặt mục tiêu gì, chỉ khuyên “mình đi thi cho vui thôi, thi cho biết với người ta”.
Sau vài tuần làm quen đề thi, con đạt giải nhì TP HCM và giải khuyến khích toàn quốc (toàn quốc chỉ có 3 giải nhất, không có giải nhì, ba). Đó là do chúng tôi đã chuẩn bị lộ trình học tập rất kỹ, nhưng lại không đòi hỏi cao ở con. Khi con vượt mục tiêu đề ra, cả nhà cùng vui mà con không bị bất cứ áp lực nào.
Tôi muốn chân thành khuyên các bạn, khi đặt mục tiêu cho con, đừng đưa ra tầm nhìn quá to lớn, vĩ đại. Thay vì vậy, hãy hướng tầm nhìn ra thật xa, nhìn thật sâu, để có thể ước lượng chính xác những gian truân bên trong và cả bên dưới của quãng đường mà cha mẹ sẽ cùng con đồng hành.
Chị Phạm Xuân Hương, thạc sĩ marketing quốc tế, đã và đang đảm nhiệm vị trí Strategic Marketing Director tại nhiều công ty dược trong và ngoài nước. Chị có 3 con, con trai đầu 26 tuổi, du học ở Australia, đã định cư và làm manager tại Melbourne. Con trai thứ 24 tuổi, tốt nghiệp trường Vatel của Pháp, đang là manager cho một doanh nghiệp F&B của Pháp tại Việt Nam. Con gái út 11 tuổi, đạt học bổng 100%, học vượt lớp hệ phổ thông trực tuyến của Nisai Global School (thuộc tổ chức giáo dục Cambridge – Anh quốc).
Sinh viên chê... trường 'xịn'
Nhiều trường đại học có cơ sở vật chất rất tốt, tiện nghi nhưng ở xa trung tâm nên sinh viên vẫn e ngại.
Sinh viên năm 2 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM bắt đầu học tại cơ sở Nam thành phố từ ngày 4-1-2021 - Ảnh: T.N.
Sinh viên học ở Bình Dương không thích bằng học ở TP.HCM. Tuy cơ sở vật chất, phòng thực hành, vườn ươm được đầu tư rất tốt nhưng ở Bình Dương sinh viên muốn học thêm tiếng Anh, học trả nợ hay đi làm thêm cũng bất tiện, thiệt thòi hơn rất nhiều so với sinh viên ở Sài Gòn.
GS.TS Nguyễn Minh Hà (hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM)
Đầu tháng 1-2021, gần 4.000 sinh viên năm 2 Trường ĐH Kinh tế TP.HCM bắt đầu học tại cơ sở Nam thành phố của trường tại huyện Bình Chánh. Trường tổ chức các tuyến xe buýt từ nội thành đến cơ sở này, giảm 5% học phí nhưng không ít sinh viên vẫn chê vì xa, thiếu các tiện ích ngoài trường.
"Đã quen học ở trung tâm"
Cơ sở Nam thành phố của Trường ĐH Kinh tế TP.HCM được xây dựng và trang bị hiện đại với nhiều tiện ích, phục vụ nhu cầu học tập và sinh hoạt như thư viện thông minh, khu tự học sinh động, thoáng mát, khu vực nghỉ trưa thư giãn, quảng trường, cửa hàng tiện lợi...
Tuy nhiên, N.T.P. - sinh viên khoa quản trị trường này - cho biết đã quen học ở các cơ sở của trường gần trung tâm thành phố nên khi nhà trường đề nghị chuyển sang học ở Bình Chánh, P. cảm thấy rất bất tiện và khó khăn vì phải thay đổi thời gian biểu, cách sinh hoạt của mình.
"Mình thuê trọ ở gần cơ sở B của trường để tiện việc đi học, thế nhưng từ ngày chuyển sang học tại cơ sở Bình Chánh mình phải nhờ bạn chở đi học bằng xe máy với thời gian hơn 40 phút. Nếu đi xe buýt phải thức dậy từ rất sớm để bắt tuyến đầu tiên mới kịp giờ học.
Nếu dậy trễ giờ, gặp đúng giờ cao điểm thì phải hơn một tiếng mới tới được trường. Hơn nữa, ở cơ sở Bình Chánh còn bất tiện trong việc tìm quán ăn bình dân, mỗi suất cơm ở đây cũng dao động 30.000 - 40.000 đồng" - P. nói.
Một đặc điểm chung của nhiều trường ĐH tại TP.HCM là diện tích nhỏ, nhiều cơ sở đôi khi cách nhau rất ra. Phần lớn các trường bố trí sinh viên một số khoa đến học cố định tại một cơ sở nhưng việc giải quyết giấy tờ, thủ tục hành chính lại chỉ giải quyết tại cơ sở chính nên gây nhiều bất tiện cho sinh viên.
Chẳng hạn Trường ĐH Nguyễn Tất Thành trụ sở tại quận 4 nhưng cơ sở lớn nhất tận quận 12, Trường ĐH Giao thông vận tải TP.HCM ở Bình Thạnh và cơ sở quận 12, Trường ĐH Tài chính - marketing trụ sở tại quận 7 và các cơ sở ở Tân Bình và quận 9, Trường ĐH Luật TP.HCM trụ sở quận 4 và cơ sở Thủ Đức, Trường ĐH Công nghệ TP.HCM trụ sở Bình Thạnh và cơ sở quận 9, Trường ĐH Hoa Sen trụ sở quận 1 và cơ sở quận 12...
L.T.T. - sinh viên Trường ĐH Luật TP.HCM - nói trường hiện có hai cơ sở ở Bình Triệu và quận 4. Mặc dù được sắp xếp học cố định ở cơ sở Bình Triệu nhưng T. vẫn thấy bất tiện khi cần xin giấy tờ, thủ tục, đăng ký học phần phải chạy qua cơ sở quận 4.
"Nhiều khi cần xin giấy tờ gấp, phải nộp trong ngày nhưng tại cơ sở Bình Triệu không hỗ trợ thủ tục hành chính, mình phải tranh thủ học buổi sáng để buổi chiều chạy qua cơ sở quận 4 làm cho kịp. Hoặc nhiều khi trường có hội thảo hay tọa đàm bắt buộc sinh viên phải tham gia thì việc di chuyển qua lại giữa hai cơ sở rất bất tiện vì khá xa nhau" - T. kể.
Nhiều hỗ trợ
Trường ĐH Mở TP.HCM có cơ sở đào tạo ngành công nghệ sinh học tại thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương. Tuy nhiên, từ năm 2019 toàn bộ sinh viên ngành này được đưa về học tại cơ sở chính ở TP.HCM, chỉ thực hành, thí nghiệm tại cơ sở Bình Dương. "Trường bố trí xe đưa đón sinh viên học thực hành tại Bình Dương khi có lịch.
Việc xếp thời khóa biểu cực hơn, chi phí nhiều hơn nhưng trường chấp nhận để sinh viên có điều kiện phát triển tốt hơn. Số lượng thí sinh trúng tuyển ngành công nghệ sinh học của trường hai năm qua tăng mạnh so với các năm trước.
Có nhiều nguyên nhân, trong đó có việc chuyển đào tạo về TP.HCM. Hoạt động của sinh viên khoa cũng sôi nổi hơn" - GS.TS Nguyễn Minh Hà, hiệu trưởng Trường ĐH Mở TP.HCM, nói.
Để tạo thuận lợi cho sinh viên, nhiều trường bố trí người của các bộ phận trực tại các cơ sở tiếp nhận xử lý và hỗ trợ sinh viên liên quan đến thủ tục giấy tờ.
TS Bùi Quang Hùng - phó hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế TP.HCM - cho biết trước khi đưa sinh viên ra cơ sở mới học tập, nhận thấy điều sinh viên quan tâm là việc di chuyển nên nhà trường đã thực hiện khảo sát hơn 3.000 sinh viên sẽ tham gia học trực tiếp tại đây, kết quả tỉ lệ hơn 2/3 sinh viên chọn giảm học phí thay vì đi xe buýt trợ giá.
Dựa trên kết quả này, trường đồng thời áp dụng hai biện pháp: giảm học phí đồng loạt cho tất cả sinh viên, vừa thiết lập hệ thống xe buýt trợ giá với cơ sở Nguyễn Văn Linh là bến cuối. Đoàn trường cũng khảo sát và giới thiệu nhà trọ cho sinh viên.
"Các đơn vị chức năng liên quan đã bố trí nhân sự phục vụ công tác hỗ trợ sinh viên trực tiếp tại cơ sở Nguyễn Văn Linh để thuận lợi hơn cho sinh viên" - ông Hùng nói.
Giải quyết trực tuyến trong 24 giờ
Với các trường có nhiều cơ sở, việc ứng dụng công nghệ, hỗ trợ sinh viên trực tuyến, giảm thiểu việc di chuyển của sinh viên đã được nhiều trường áp dụng.
Chẳng hạn, bộ phận tiếp nhận của Trường ĐH Văn Lang, ĐH Công nghệ TP.HCM sau khi tiếp nhận yêu cầu trực tuyến của sinh viên sẽ xử lý và chuyển trả giấy tờ cho sinh viên trong vòng 24 giờ.
Tương tự, Trường ĐH Mở TP.HCM cho biết ngoài thủ tục hành chính, các hoạt động khác như cố vấn học tập, họp với giáo viên chủ nhiệm cũng được tương tác qua ứng dụng trực tuyến để thuận lợi hơn cho sinh viên.
Thí sinh đang phân vân chọn học Ngôn ngữ Anh ở đâu, đây là review 7 trường đại học danh tiếng ở TP. HCM không thể bỏ qua Học Ngôn ngữ Anh, sinh viên dễ dàng được đi giao lưu, chương trình trao đổi, tình nguyện viên với sinh viên nước khác. Ngôn ngữ Anh - ngành học chưa bao giờ hết hot Lý do Ngôn ngữ Anh luôn nằm trong top ngành sinh viên muốn theo học khá đơn giản: tiếng Anh ngày càng trở nên quá phổ biến và...