Lão nông làm giàu từ loài chim khổng lồ, mỗi con nặng cả tạ
Sau gần 6 năm gắn bó với loài chim khổng lồ này, ông Đào Đức Thủy – lão nông Thanh Hóa đã thành công và làm giàu trên chính mảnh đất của quê hương mình.
Về thị trấn Vạn Hà, Thiệu Hóa, Thanh Hóa, hỏi ông Thủy Đà Điểu có lẽ ai cũng biết. Ông Đào Đức Thủy – chủ trang trại nuôi đà điểu tại xứ Thanh sau gần 6 năm gắn bó nay đã thành công và giàu lên từ mô hình tiên phong nuôi con đà điểu – loại chim khổng lồ lớn nhất thế giới.
Ông Thủy đã thành công với mô hình chăn nuôi đà điểu
Trang trại chăn nuôi đà điểu của ông Đào Đức Thủy nằm ngay tại tiểu khu 5, thị trấn Vạn Hà, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa với diện tích khoảng trên 1 ha. Đây được coi là mô hình chăn nuôi khá mới lạ ở địa phương, bước đầu cho hiệu quả khả quan, mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định. Trang trại đà điểu của ông cũng là địa chỉ rất nhiều người tìm đến để học hỏi mô hình làm giàu.
Ông Đào Đức Thủy cho biết , trước đây, gia đình ông thầu 1 ha đất để chăn nuôi gia súc, gia cầm. Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch bệnh, giá cả bấp bênh, tiêu thụ chủ yếu dựa vào thương lái nên hiệu quả kinh tế không ổn định. Vốn là người ham học hỏi, ông quyết tâm tìm đến các trang trại chăn nuôi trong nước để học tập kinh nghiệm và tìm những con vật nuôi mới. Sau khi tìm hiểu, ông nhận thấy đà điểu là loài vật có sức đề kháng tốt, một con đà điểu mới nở chỉ cần nuôi sau 10 tháng là có thể xuất bán, thị trường tiêu thụ khá thuận lợi.
Đà điểu có sức đề kháng tốt và tuổi thọ khá dài
Với đà điểu, thời gian khai thác con giống mái và trống khá dài, con mái từ 40 đến 50 năm, con trống từ 12 đến 15 năm. Bên cạnh đó, giá trị kinh tế cao, sản phẩm xuất bán gồm: Trứng thường và trứng có khả năng nở con giống, thịt; còn mỡ, lông, da là nguyên liệu phục vụ cho sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ…
“Năm 2015 vô tình được biết trên báo đài về nhiều trang trại nuôi con đà điểu ở các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên và một số địa phương khác… tôi đã đi tham quan và tìm hiểu, dồn hết vốn liếng vào vợ chồng tôi “đánh liều” nuôi thử 35 con, giá mua thời điểm đó khoảng 2 triệu đồng/con.
Sau mấy tuần nuôi đà điểu tôi thấy chúng ăn nhiều, lớn nhanh, tôi bàn thêm với vợ con mua tổng 150 con đà điểu giống đà điểu châu Phi tại Trung tâm Nghiên cứu gia cầm Thụy Phương về nuôi thử nghiệm” – ông Thủy chia sẻ.
Mỗi con đà điểu trưởng thành có cân nặng tới 1 tạ
Theo ông Thủy, đà điểu châu Phi được công nhận là loài chim khổng lồ to nhất thế giới. Đà điểu rất dễ nuôi, chúng có thể ăn rất nhiều loại thức ăn khác nhau như các loại cỏ voi, rau muống, bèo tây…Đây là nguồn thức ăn cần cung cấp chính cho đà điểu.
Tuy nhiên, những năm đầu nuôi đà điểu cũng không phải dễ dàng gì với gia đình ông. Thời gian đầu do mô hình nuôi đà điểu mới lạ, bản thân lại chưa nắm vững về kỹ thuật nuôi, cách chăm sóc nên năm đầu, đàn đà điểu bị hao hụt tới 30 con. Nhưng với quyết tâm và đam mê, ông vừa tiếp tục đầu tư chăn nuôi, vừa kiên trì theo dõi đặc tính sinh hoạt, dần dần đàn đà điểu đã giảm tỷ lệ hao hụt. Đến nay, tổng đàn đà điểu tại trang trại của gia đình ông Thủy lên tới hơn 200 con.
Trứng đà điểu ấp trong khoảng 40 ngày sẽ cho ra lứa đà điểu con
“Do Đà điểu là loài động vật sợ tiếng ồn nên trang trại phải tách biệt với khu dân cư. Chuồng trại nuôi đà điểu phải có diện tích rộng, được rải cát vì đà điểu có nguồn gốc từ sa mạc, thường xuyên tắm cát giúp làm sạch cơ thể, loại bỏ các loại ký sinh trùng ngoài da… Đặc biệt, khu vực nuôi đà điểu cần loại bỏ các vật sắc nhọn, như gạch, đá, thủy tinh, mảnh sành… bởi khi nuốt phải con vật sẽ bị tổn thương đường ruột, dạ dày; các loại rau cỏ, bèo làm thức ăn cho đà điểu tuyệt đối không nhiễm thuốc trừ sâu hay thuốc diệt cỏ – con đà điểu rất mẫn cảm với điều này” – ông Thủy lưu ý.
Cũng theo chia sẻ của ông Thủy, để giảm chi phí, tăng lợi nhuận, bên cạnh phát triển diện tích trồng ngô, cỏ voi để làm thức ăn cho đà điểu, ông Thủy cũng đã lựa chọn con đà điểu khỏe mạnh để nuôi giống cho sinh sản. Sau 3 năm chăm sóc, năm 2019, gia đình ông Thủy đã cho ấp nở thành công đà điểu giống.
Trứng đà điểu sau khi sinh sản, ấp trong vòng 40 ngày sẽ nở con và nuôi khoảng 1 tháng có thể bán giống, mỗi con xuất bán có giá từ 1,7 đến 2,5 triệu đồng (tùy tuổi); Đà điểu thương phẩm sau 10 đến 12 tháng có thể xuất chuồng, trọng lượng đạt từ 90 đến 120 kg/1 con, giá bán từ 8 đến 10 triệu đồng/con.
“Ngoài 100 đà điểu bố mẹ, trung bình 1 năm trang trại sản xuất 600 con đà điểu, trong đó bán giống 350 con, còn lại trang trại để nuôi thương phẩm” – ông Thủy cho hay.
Nhờ mạnh dạn đầu tư phát triển chăn nuôi đà điểu, sau khi trừ chi phí, mỗi năm gia đình ông Thủy có lợi nhuận từ 500 – 700 triệu đồng.
Mỗi năm, gia đình ông Thủy thu về 500 – 700 triệu đồng lợi nhuận từ việc chăn nuôi đà điểu
Nhớ lại khoảng thời gian 5 năm trước vợ ông Thủy nói: “Lần đầu nuôi chim đà điểu lớn nhanh nhìn mà ai cũng vui mừng, nhưng đến khi bán thịt thì thực sự khó khăn do người dân không ai mua. Đà điểu thương phẩm khi đó người dùng còn chưa biết đến nhiều, thứ thực phẩm vừa mới lạ, con giống thì đắt đỏ. Vợ chồng tôi đã phải đi gõ cửa các nhà hàng để giới thiệu thực phẩm, rồi đưa lên mạng để quảng bá.” Dần dần qua 2 đến 3 năm gia đình ông mới thiết lập được thương hiệu và ổn định đầu ra, cung ứng cho thị trường.
Được biết, sau khi trang trại của ông “Thủy Đà điểu” thành công từ nuôi thương phẩm đến cung ứng con giống, rất nhiều người đã đến học hỏi kinh nghiệm. Ông Thủy không ngần ngại chia sẻ bí quyết, cũng như hỗ trợ những ai có nhu cầu nuôi như mình và có rất nhiều người đã bước đầu có được thành công.
Gia tài khổng lồ chứa 1.800 chiếc cát-xét của ông "vua" đài Việt Nam
Sở hữu hơn 1.800 chiếc cassette (cát-xét) Nhật, ông Phùng Văn Bài (Hải Phòng) được mệnh danh là ông "vua đài" Việt Nam.
Gia tài khổng lồ chứa 1.800 chiếc cát-xét của ông vua đài Việt Nam
Gia tài khổng lồ của ông lão xứ Cảng
Là một người đam mê âm thanh, ông Phùng Văn Bài (Hải Phòng) dành phần lớn thời gian để sưu tầm cassette (cát-xét). Trong đó, dòng đài mà ông ưa chuộng nhất đến từ các thương hiệu lớn ở Nhật Bản như Sharp, Sony, Panasonic, Toshiba.
Theo thống kê, trong kho tàng của ông vua đài Việt Nam hiện có khoảng 1.800 chiếc cassette (cát-xét) Nhật. Vào thời gian cao điểm, số lượng đài còn lên tới hơn 2.000 chiếc. Giá trị của đài cũng khá đa dạng và chia theo từng phân khúc như 2 - 3 triệu đồng/chiếc, 4 - 6 triệu đồng/chiếc, 8 - 10 triệu đồng/chiếc, 15 - 25 triệu đồng/chiếc.
Trong kho tàng của ông Bài hiện có khoảng 1.800 chiếc cassette (cát-xét) Nhật
Để chứa được kho tàng khổng lồ này, ông Bài đã phải huy động tới 2 căn nhà để chất đầy "báu vật". Theo tiết lộ, ông dự kiến sẽ quy hoạch lại một căn nhà để chuyên làm nhiệm vụ đặt để đài cát-xét. Với mong ước, không gian mới sẽ là góc trưng bày, sưu tập "người bạn" quý trong đời.
"Trong thời gian tới, tôi dự tính sẽ dùng một căn nhà 3 tầng để chuyên trưng bày đài cát-xét. Và đóng 40 chiếc tủ đựng bằng gỗ gụ, có lắp kính để làm chỗ để đài" - ông nói.
Ông Phùng Văn Bài (Hải Phòng), người được mệnh danh là ông vua đài cát-xét Việt Nam
Ông Bài tâm sự, ông bắt đầu sưu tầm đài chuyên nghiệp từ năm 2014, với quan niệm chơi đài vì đam mê, yêu thích, không nhằm mục đích kinh doanh, kiếm lời. Trong đó, những chiếc đài dân buôn có mua được từ nhà ông thì đa phần đều xếp vào hàng loại thải.
"Qua thời gian, hễ có chiếc cát-xét nào mà không đủ điều kiện hay không đáp ứng được tiêu chí tôi đưa ra sẽ loại hết. Còn quan điểm của tôi vẫn là chiếc nào tốt nhất, hay nhất sẽ luôn được giữ lại, không bao giờ bán. Bởi tôi chơi là đam mê chứ không nghĩ đến việc buôn bán" - ông cho biết.
Để chứa được "báu vật", ông phải dùng tới 2 căn nhà
Ông Bài cũng cho biết thêm, ngày trước, ông vốn là lính trinh sát chuyên giải mật mã nên rất am hiểu và thích cát-xét. Sau khi nghỉ hưu, sức khỏe ông yếu dần nên cũng ít khi ra ngoài. Khi ấy, có người mua tặng ông vài cái đài, ông vui mừng lắm, từ đó đến nay, ông sưu tầm đài như thú vui tuổi già.
Đồng thời, ông Bài cũng kết nối với một mối hàng bên Nhật, ký hợp đồng với họ để mua đài chuyển về Việt Nam. Những năm trước, ông dùng đường hàng không để vận chuyển, nhưng hiện tại, ông lại chuộng đường biển. Theo lý giải, dòng đài cát-xét gần đây ông nhập đều thuộc loại to, nếu đi theo đường máy bay sẽ khá tốn tiền.
Sự tỉ mỉ, cầu kỳ chỉ có ở người mê đài
Để phục vụ cho thú chơi cát-xét, ông Bài còn thuê 3 người thợ giỏi, chuyên làm nhiệm vụ bảo dưỡng đài. Đơn cử như khi có gói hàng từ Nhật cập bến, ông sẽ cho thợ kiểm tra ngay, nếu phát hiện thấy mạch có vấn đề sẽ kịp thời sửa chữa. Sau đó, tất cả sẽ được ông nghiệm thu lại rồi mới mang đi trưng bày. Tương tự với những chiếc đài có sẵn trong kho, ngày nào cũng trải qua vài vòng kiểm duyệt.
"Nhiều người nói tôi là kỳ công vì ngoài sưu tầm còn đầu tư, thuê thợ đi theo bảo dưỡng đài. Như việc vệ sinh, tu sửa một chiếc đài to cũng ngốn 4 ngày và tốn 1 triệu đồng tiền công" - ông cho biết.
Chiếc cát-xét hệ bản đồ với chức năng nghe được đài phát thanh từ nhiều quốc gia
Ngoài ra, ông Bài cũng nhận định, việc sửa chữa, bảo dưỡng đài không hề đơn giản. Trong đó, việc bảo quản mạch là yếu tố sống còn của đài cát-xét, nên thợ non nghề là bó tay chịu cứng.
Thế nên, ngay từ việc mua đài cát-xét, ông Bài cũng đặt ra quy tắc, chỉ nhập hàng chính ngạch từ các siêu thị ở Nhật, nói không với hàng bãi. Bởi hàng bãi thường không được bảo quản tốt nên mạch hay có vấn đề. Trong khi đó, đài ở trong siêu thị luôn có điều hòa, bảo quản đúng tiêu chuẩn nên khi hàng về vẫn sáng choang, mới cứng.
Do đó, trong khuôn viên đặt để đài của ông Bài luôn được trang bị hệ thống máy hút ẩm, tủ kính, túi bọc cẩn thận. Ngoài ra, ông còn lắp cả hệ thống camera giám sát 24/24, tránh tình trạng mất cắp khi có người lạ vào nhà.
Để phục vụ cho thú chơi cát-xét, ông vua đài Việt Nam còn thuê 3 người thợ giỏi, chuyên làm nhiệm vụ bảo dưỡng đài
Nói về thú chơi cát-xét, ông vua đài Việt Nam cho rằng: "Nếu ai mê đài thực sự thì một con cũng không bao giờ bán. Chứ không phải nay thích thì hứng lên mua 10 con đài, mai có việc cần tiền thì gọi người bán gấp, thì đấy không phải là chơi đúng nghĩa".
Đặc biệt, ông Bài cũng thừa nhận, kinh tế là một trong những thách thức lớn cho người đài. Như ông, để sắm được "gia tài" đồ sộ, ông phải tích cóp trong nhiều năm liền và dành số tiền lương hưu của mình đổ vào 2 căn nhà chất đầy cát-xét.
Ở nơi đặt để đài, ông Bài luôn trang bị hệ thống máy hút ẩm, tủ kính, túi bọc cẩn thận
"Việc tôi sưu tầm đài, gia đình, con cháu ai cũng ủng hộ. Nhưng đôi lúc, chúng vẫn than rằng, con thấy bố khổ quá, đáng lẽ bằng tuổi bố thì nên đi hưởng thụ, nghỉ dưỡng khắp nơi, chứ ai lao vào âm thanh, rồi suốt ngày phải gọi điện nước ngoài, nước trong nhờ mua hàng. Nhưng tôi mới bảo chúng rằng, cả cuộc đời bố đã gắn liền với chiến tranh, mưa bom bão đạn nên về già chỉ muốn yên tĩnh và có đài bầu bạn" - ông kể.
Thế nên, ông Bài luôn tâm niệm: "Kể cả sau này tôi không còn nữa, gia tài vẫn còn đó. Thứ tôi chơi là âm thanh, ra đi vẫn mãi là âm thanh. Tôi sẽ để lại nguyên bản cho các con tất cả, còn giữ hay không là quyền của chúng và tôi luôn tôn trọng mọi quyết định".
Một số hình ảnh về đài cát-xét của ông "vua" đài Việt Nam:
Dâu tây xòe to như cánh quạt, vỏ đỏ mọng, muốn ăn phải đặt hàng trước 3 ngày Dâu tây xòe to như cánh quạt, vỏ đỏ mọng, muốn ăn phải đặt hàng trước 3 ngày Những quả dâu tây có kích thước to bằng bàn tay, hình dáng đặc biệt khiến khách hàng thích thú. Quả dâu tây Nhật Bản khổng lồ, đỏ mọng, trọng lượng lên tới 130 gram/quả đang thu hút nhiều người mua dù giá lên tới...