Lãnh sự quán Mỹ tại Mexico phải tạm đóng cửa do bạo lực băng đảng
Bạo lực đã bùng phát tại thành phố biên giới Nuevo Laredo (Mexico) sau khi một tên trùm băng đảng tội phạm địa phương bị bắt, khiến lãnh sự quán Mỹ phải đóng cửa tạm thời.
Các thành viên băng đảng tội phạm đã đốt nhiều phương tiện tại Nuevo Laredo. Ảnh: Reuters
Kênh DW (Đức) dẫn thông báo từ giới chức địa phương xác nhận thông tin trên ngày 14/2. Theo đó, lãnh sự quán Mỹ tại Nuevo Laredo, bang Tamaulipas đã phải tạm ngưng hoạt động do trúng đạn. Các thành viên băng đảng tội phạm thậm chí còn đốt nhiều phương tiện, gây tê liệt giao thông tại thành phố Nuevo Laredo.
Lãnh sự quán Mỹ đã khuyến cáo nhân viên và công dân Mỹ ở trong nhà hoặc tránh khu vực rủi ro.
Bạo lực bùng phát từ 13/3 sau khi tên trùm băng đảng Northeast- Juan Gerardo Trevino bị bắt. Là một công dân Mỹ, Trevino đối mặt với khả năng bị dẫn độ vì tội buôn bán ma túy và rửa tiền. Hắn cũng bị buộc tội giết người, khủng bố, tống tiền… Theo chính phủ Mexico, Trevino còn nằm trong danh sách tội phạm truy nã hàng đầu của lực lượng Tuần tra Biên giới Mỹ.
Video đang HOT
Vụ việc xảy ra trùng thời điểm Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador gặp gỡ Bộ trưởng Bộ An ninh Nội địa Mỹ Alejandro N. Mayorkas ngày 13/3 để thảo luận về vấn đề nhập cư.
Mexico đã mắc kẹt trong vòng xoáy bạo lực liên quan đến các băng đảng kể từ năm 2006 khi chính phủ nước này phát động chiến dịch chống ma túy lớn. Kể từ đó đến nay đã có hơn 340.000 vụ giết người, hầu hết bắt nguồn từ giao tranh giữa những kẻ tội phạm.
Sở cảnh sát bang Tamaulipas cho biết lãnh sự quán Mỹ và nhiều cơ sở quân sự Mexico đã bị trúng đạn khi đấu súng xảy ra tại nhiều địa điểm trong thành phố Nuevo Laredo.
Iran nhận trách nhiệm vụ tấn công tên lửa gần lãnh sự quán Mỹ
Iran đã nhận trách nhiệm tiến hành vụ phóng tên lửa vào vị trí gần lãnh sự quán Mỹ tại miền Bắc Iraq.
Một căn nhà bị hư hại sau vụ tấn công tên lửa của Iran tại Irbil, Iraq ngày 13/3. Ảnh: AP
Phía Iran cho biết vụ phóng tên lửa là nhằm trả đũa cho vụ tấn công của Israel nhằm vào Syria khiến hai thành viên của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) tử vong vào đầu tuần trước.
Hãng thông tấn AP (Mỹ) dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iraq Ahmad al-Sahhaf cho biết vào ngày 13/3 đã triệu đại sứ Iran Iraj Masjedi để phản đối vụ tấn công xảy ra ở thành phố Irbil. Chính phủ Iraq gọi vụ tấn công là "vi phạm luật pháp và chuẩn mực quốc tế " đồng thời yêu cầu lãnh đạo Iran đưa ra lời giải thích.
Không có người bị thương trong vụ việc được coi là leo thang căng thẳng giữa Mỹ và Iran này. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ Jake Sullivan phát biểu: "Chúng tôi sẽ hỗ trợ Chính phủ Iraq. Và chúng tôi sẽ hỗ trợ các đối tác của mình ở Trung Đông trong việc đối mặt với các mối đe dọa tương tự từ Iran".
Tuy nhiên, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price chia sẻ với các phóng viên rằng không có dấu hiệu cho thấy cuộc tấn công nhằm vào Mỹ.
IRGC trong khi đó đăng trên trang mạng của lực lượng này rằng vụ tấn công nhằm vào một căn cứ điệp viên của Israel tại Irbil. Hãng thông tấn Tasnim dẫn một nguồn tin giấu tên cho biết Iran đã phóng 10 tên lửa Fateh, vốn có tầm bắn vào khoảng 300 km.
Tổng thư ký Liên đoàn Arab (AL), ông Ahmed Aboul-Gheit ngày 13/3 đã lên án vụ tấn công tên lửa của Iran nhằm vào thành phố Erbil. Theo tuyên bố, AL bày tỏ ủng hộ những nỗ lực của Iraq trong đối phó với các hành vi đe dọa an ninh và ổn định của nước này, đặc biệt trong bối cảnh Baghdad chuẩn bị công bố chính phủ mới.
Vụ tấn công tên lửa xảy ra cùng thời điểm diễn ra đàm phán về nối lại thỏa thuận hạt nhân đạt được năm 2015 với Iran tại Vienna (Áo). Iran và các nước trong Nhóm P5 1 (gồm Mỹ, Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc và Đức) đã đạt được thỏa thuận hạt nhân mang tên Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) vào năm 2015. Điểm chính của JCPOA là Iran hạn chế phát triển vũ khí hạt nhân để được nới lỏng các lệnh trừng phạt. Tuy nhiên, cựu Tổng thống Donald Trump đã rút Mỹ khỏi JCPOA vào năm 2018 đồng thời tái áp đặt các lệnh trừng phạt Iran.
Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tháng 7/2021 đã quyết định đến 31/12/2021 chấm dứt nhiệm vụ chiến đấu tại Iraq. Kể từ thời điểm đó, lực lượng Mỹ chuyển dần sang vai trò cố vấn. Tuy nhiên, lực lượng này vẫn hỗ trợ trên không và một số nhiệm vụ quân sự khác cho Iraq trong cuộc chiến chống lại Tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng.
Căng thẳng giữa Iran và Mỹ đã tăng lên sau vụ không kích của Washington vào tháng 1//2020 gần sân bay Baghdad (Iraq) khiến chỉ huy đơn vị Quds thuộc Lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC)-Thiếu tướng Qasem Soleimani thiệt mạng. Để đáp trả lại, Iran đã phóng nhiều tên lửa nhằm vào căn cứ không quân al-Asad của Mỹ tại Iraq khiến 100 quân nhân Mỹ bị thương.
Mỹ yêu cầu công dân ở Nga chuẩn bị 'kế hoạch sơ tán' Đại sứ quán Mỹ tại Nga đã cảnh báo công dân Mỹ về các "cuộc tấn công" tiềm tàng ở Moskva và St.Petersburg, đồng thời khuyến cáo họ chuẩn bị sơ tán. Theo kênh RT (Nga), Đại sứ quán Mỹ tại Moskva ngày 20/2 đã cảnh báo về những "cuộc tấn công" tiềm tàng vào các khách sạn, ga tàu điện ngầm và...