Lãnh đạo nhiều nước chúc mừng chiến thắng của Tổng thống Nicaragua
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã gửi thư chúc mừng người đồng cấp Nicaragua Daniel Ortega giành chiến thắng áp đảo trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 7/11 vừa qua, đồng thời khẳng định Nga sẽ tăng cường hợp tác chiến lược với quốc gia Trung Mỹ này.
Tổng thống Nicaragua Daniel Ortega (giữa). Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Mỹ, trong bức thư đề ngày 10/11 do Đại sứ quán Nga tại Nicaragua công bố, Tổng thống Putin nhấn mạnh kết quả bầu cử đã chứng minh tầm ảnh hưởng chính trị cũng như sự ủng hộ lớn lao dành cho các chính sách của đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc Sandino (FSLN) do ông Ortega lãnh đạo nhằm phát triển kinh tế- xã hội đất nước, bảo vệ chủ quyền và vị thế quốc tế của Nicaragua.
Nhấn mạnh quan hệ Nga-Nicaragua dựa trên truyền thống hữu nghị lâu đời và tôn trọng lẫn nhau, ông Putin bày tỏ tin tưởng rằng thông qua các nỗ lực chung, hai nước sẽ tiếp tục tăng cường hợp tác song phương chiến lược vì lợi ích của nhân dân, ổn định và an ninh khu vực.
Theo cổng thông tin của Chính phủ Nicaragua, Tổng thống Daniel Ortega đã gửi lời cảm ơn Tổng thống Putin, khẳng định lời chúc mừng của người đồng cấp Nga phản ánh thông lệ quốc tế về quan hệ giữa các quốc gia và sự tôn trọng các nguyên tắc của Liên hợp quốc.
Kể từ khi đảng Mặt trận Sandinista trở lại nắm quyền vào năm 2007, Nicaragua và Nga đã tăng cường quan hệ trên mọi lĩnh vực. Tổng thống Putin từng khẳng định Nicaragua là đối tác “rất quan trọng” của Nga ở Mỹ Latinh. Ngoài ra, cuối năm 2020 Nicaragua đã thành lập lãnh sự quán tại Crimea, bất chấp phản đối từ phía Ukraine.
Nhiều lãnh đạo các nước Mỹ Latinh cũng đã gửi lời chúc mừng đương kim Tổng thống Ortega tái đắc cử. Trên tài khoản Twitter cá nhân, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel gửi lời chúc mừng tới chiến thắng của Tổng thống Ortega và Phó Tổng thống Rosario Murillo trong cuộc bầu cử vừa qua, khẳng định cuộc tổng tuyển cử tại Nicaragua là minh chứng cho chủ quyền, đại diện cho nhân dân trước các chiến dịch truyền thông nhằm gây bất ổn quốc gia Trung Mỹ này. Trong khi đó, Bộ trưởng Ngoại giao Cuba Bruno Rodríguez Parrilla tái khẳng định sự ủng hộ và đoàn kết với chính phủ và nhân dân Nicaragua, đồng thời cho rằng bất chấp sự can thiệp của thế lực bên ngoài, Nicaragua vẫn tiến tới các mục tiêu trong tương lai.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ Ngoại giao Venezuela ra thông cáo, trong đó nêu rõ thông qua cuộc tổng tuyển cử vừa qua, Nicaragua đã khẳng định sự độc lập, tự chủ và thiện chí của nước này trên con đường phát triển hòa bình.
Liên quan đến cuộc tổng tuyển cử hôm 7/11, Đại sứ Nicaragua tại Tổ chức các quốc gia châu Mỹ (OAS) Arturo McField Yescas mới đây đã khẳng định tính tự do và minh bạch của cuộc bầu cử này. Theo trang tin tức của kênh truyền hình Telesur, phát biểu tại phiên họp trước thềm Đại hội đồng OAS, ông McField Yescas nhấn mạnh cuộc tổng tuyển cử, trong đó FSLN giành số phiếu áp đảo, diễn ra theo khuôn khổ luật pháp nước này và thực thi quyền chủ quyền. Theo Đại sứ McField Yescas, cử tri Nicaragua đã thực hiện quyền công dân của mình một cách tự do, minh bạch.
Trong cuộc tổng tuyển cử diễn ra ngày 7/11, đương kim Tổng thống Ortega đại diện cho FSLN đã tái đắc cử nhiệm kỳ thứ 4 liên tiếp với 75,87% số phiếu ủng hộ.
Nhiệt độ toàn cầu tăng có thể gây ra đại dịch bệnh thận
Các bác sĩ cảnh báo bệnh thận mãn tính liên quan đến sốc nhiệt có thể trở thành một đại dịch sức khỏe ảnh hưởng đến hàng triệu lao động trên khắp thế giới, trong bối cảnh nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng lên trong những thập kỷ tới.
Trang trại mía ở Nicaragua, nơi có số lượng lao động mắc bệnh thận mãn tính không rõ nguyên nhân (CKDu) cao đột biến. Ảnh: Guardian
Theo trang The Guardian (Anh), các bác sĩ cho rằng cần phải nghiên cứu thêm về mối liên hệ giữa sốc nhiệt và CKDu, bệnh thận mãn tính không rõ nguyên nhân, để đánh giá quy mô tiềm tàng của căn bệnh này.
Dạng thông thường của bệnh thận mạn (CKD) là tình trạng mất dần chức năng thận, thường gặp ở người cao tuổi và những người mắc các bệnh khác như tiểu đường và cao huyết áp. Trong khi đó, CKDu xuất hiện chủ yếu ở các vùng nông thôn nóng nực của các quốc gia như El Salvador và Nicaragua. Những khu vực này thường có số lượng lao động trong lĩnh vực nông nghiệp tử vong vì suy thận cao đột biến.
CKDu cũng đã ảnh hưởng đến nhiều người lao động chân tay nặng nhọc trong điều kiện nhiệt độ nóng nực ở các khu vực khác của Trung Mỹ, Bắc Mỹ, Nam Mỹ, Trung Đông, châu Phi và Ấn Độ.
Thận làm nhiệm vụ tạo nước tiểu và loại bỏ các chất thải dư thừa trong cơ thể. Chức năng này khiến thận đặc biệt nhạy cảm với nhiệt độ khắc nghiệt. Các chuyên gia cho rằng CKDu cần được công nhận là một căn bệnh liên quan đến sốc nhiệt, khi những tổn thương liên qua đến thận ở người lao động ngày càng tăng cao, đặc biệt là những người phải lao động ngoài trời. Những tổn thương này có thể phát triển thành bệnh thận nặng hoặc suy thận hoàn toàn theo thời gian.
Tiến sĩ Cecilia Sorensen, Giám đốc Hiệp hội Toàn cầu về Giáo dục khí hậu và Sức khỏe tại Đại học Columbia cho biết khi những tổn thương thận ở mức độ thấp lặp đi lặp lại mà không xuất hiện các triệu chứng, người lao động thậm chí có thể không biết họ đang mắc bệnh, cho đến khi mọi thứ trở nên tồi tệ đến mức bệnh thận đã phát triển ở giai đoạn cuối.
"Chúng tôi vẫn chưa rõ phạm vi của căn bệnh này vì chúng tôi không theo dõi nó. Tuy nhiên, xét về mức phổ biến và mức độ nghiêm trọng của vấn đề, có một số khu vực đã trở thành điểm nóng của căn bệnh này", bà Sorensen nói.
Một người từng là công nhân mía đường có vấn đề về thận, mang theo một chiếc quan tài giả trong một cuộc biểu tình ở Nicaragua, nơi hàng chục nghìn lao động đã mắc bệnh CKDu. Ảnh: AP
Những người mắc bệnh có xu hướng là những lao động làm việc trong điều kiện nắng nóng ngoài trời. Họ thường xuất thân trong những hoàn cảnh dễ bị tổn thương - về mặt xã hội và kinh tế - với khả năng tiếp cận chăm sóc y tế hoặc bảo hiểm hạn chế, hoặc sống ở những khu vực có cơ sở hạ tầng chăm sóc sức khỏe kém phát triển.
Bà Sorensen nói rằng theo dữ liệu hiện tại, những người làm việc trong điều kiện khắc nghiệt, hoặc được làm việc nhiều thời gian hơn thông thường mà không có thời gian nghỉ ngơi, chẳng hạn như lao động nông nghiệp, có khả năng bị ảnh hưởng nặng nề nhất.
Tiến sĩ Ramón García Trabanino - bác sĩ thận học lâm sàng và Giám đốc y tế tại Trung tâm Lọc máu của El Salvador - đã nhận thấy số lượng bệnh nhân CKD tăng bất thường khi ông còn là sinh viên y khoa hơn 2 thập kỷ trước.
"Họ là những người đàn ông trẻ tuổi. Họ đã tử vong vì không có chi phí hoặc khả năng để điều trị chạy thận. Chúng tôi đã làm những gì tốt nhất có thể, nhưng nhiều người vẫn không qua khỏi và con số ngày càng tăng cao", ông nói. Kể từ đó, ông bắt đầu nghiên cứu căn bệnh này ở Mexico, Nicaragua, Costa Rica và Panama.
"Nếu bạn nhìn vào bản đồ nhiệt độ cao nhất trong khu vực ở Trung Mỹ, bạn sẽ thấy rằng chúng trùng với các khu vực có nhiều người mắc bệnh thận. El Salvador và Nicaragua là hai quốc gia có tỉ tỷ lệ tử vong do CKD cao nhất. Tỷ lệ tử vong của El Salvador cao hơn khoảng 10 lần so với ước tính. Số lượng bệnh nhân mới cũng đang quá tải", ông nói.
Các bác sĩ đang tiến hành một ca ghép thận ở Mỹ. Ảnh: CNN
Mặc dù cho rằng CKDu có liên quan đến tiếp xúc nhiệt và mất nước, một số nhà khoa học cũng tin rằng việc tiếp xúc với hóa chất nông nghiệp và các tác nhân lây nhiễm, cấu tạo gien và các yếu tố xã hội khác ảnh hưởng đến sức khoẻ, như đối nghèo suy dinh dưỡng, cũng có khả năng gây ra căn bệnh này.
Song Giáo sư Tord Kjellstrom tại Trung tâm Quốc gia về Dịch tễ học và Sức khỏe dân số của Đại học Quốc gia Australia, cho biết vấn đề sốc nhiệt do nắng nóng không được chú ý trong các cuộc tranh luận về cách giảm thiểu tác động tồi tệ nhất do biến đổi khí hậu.
"Khi mức độ và cường độ ngày nắng nóng tăng lên, nhiều người lao động sẽ phải đối mặt với những thách thức lớn hơn để tránh sốc nhiệt do nắng nóng, đặc biệt là 2/3 dân số toàn cầu sống ở các khu vực nhiệt đới và cận nhiệt đới. Tìm trạng ấm lên toàn cầu là một mối đe dọa nghiêm trọng đối với cuộc sống của người lao động và sinh kế của hàng triệu người. Các chính sách mới về khí hậu phải tính đến điều này để đối phó với những tình huống sắp xảy ra", ông nói.
Australia giảm thời gian tự cách ly với người đã tiêm phòng đầy đủ Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, ngày 3/10, chính quyền bang New South Wales (NSW) của Australia thông báo từ ngày 11/10 tới sẽ giảm thời gian tự cách ly đối với những người tiếp xúc gần các ca được xác định mắc COVID-19. Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho sinh viên tại Sydney, Australia. Ảnh: AFP/TTXVN Các quy định mới nêu rõ...