Lãnh đạo G7 thảo luận phương thức trừng phạt dầu thô Nga
Các nhà đàm phán thuộc nhóm 7 nền kinh tế phát triển (G7) đồng thuận rằng tiến trình thảo luận về kế hoạch áp giá trần với dầu thô của Nga đã đạt được bước tiến, đủ để chuyển vấn đề này ra thảo luận cấp lãnh đạo tại Hội nghị thượng đỉnh G7 khai mạc ngày 26/6 tại Đức (giờ địa phương).
Hoạt động khai thác tại mỏ dầu thô gần vùng Neftekamsk thuộc Cộng hòa Bashkortostan, Nga. Ảnh: Bloomberg
Nguồn thạo tin ẩn danh cho biết các nhà đàm phán cấp chuyên viên đã tham gia nhiều vòng tham vấn được đánh giá là “căng thẳng” về biện pháp siết chặt trừng phạt dầu thô của Nga tại dãy núi Alps thuộc vùng Bavarian (Đức) ngay trước thời điểm nguyên thủ G7 nhóm họp. Dù còn nhiều vấn đề cần xử lý, nhưng các nhà đàm phán đã đạt nhận thức chung về việc lãnh đạo G7 nên chính thức khởi động thảo luận về áp giá trần đối với dầu mỏ nhập khẩu của Nga.
Một cơ chế quản lý giá như vậy sẽ đặt ra giới hạn trên về giá (giá trần) đối với sản phẩm dầu mỏ của Nga, vốn sẽ được các bên tham gia sáng kiến này đơn phương áp đặt, ngăn không cho Nga bán dầu với mức giá cao hơn. Với các nước châu Âu, giải pháp này cũng mở ra cánh cửa tiềm năng về giảm lạm phát vốn đang là thách thức nổi bật cả châu lục phải đối mặt do giá nhiên liệu tăng vọt.
Italy, Mỹ và một số nước ủng hộ ý tưởng này. Tuy nhiên, nhiều nước trong Liên minh châu Âu (EU) lo ngại việc thông qua và triển khai giải pháp về giá sẽ lại một lần nữa gây ra rạn nứt trong nội bộ EU. Bởi nó dính đến việc phải lật lại nhiều điểm trong thỏa thuận trừng phạt ngành dầu mỏ, khí đốt Nga đã được EU thông qua trước đó – một thỏa thuận phải rất khó khăn mới đạt được vào phút chót.
Video đang HOT
EU mua than của Nam Phi nhiều chưa từng thấy
EU đang tăng cường nhập khẩu than từ các nước khác, đặc biệt là Nam Phi, để chuẩn bị rút khỏi các thị trường năng lượng của Nga.
Theo trang oilprice.com, kể từ khi Nga thực hiện chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Liên minh châu Âu (EU) và phương Tây cảnh báo sẽ giáng đòn trừng phạt vào Nga, nhưng chưa không thể tấn công vào lĩnh vực xuất khẩu năng lượng của Nga.
Trên thực tế, EU đã và đang quá phụ thuộc vào năng lượng của Nga và khó có thể cắt nguồn cung cấp. Để tránh một cuộc chiến tranh năng lượng khốc liệt với Nga, EU nỗ lực cắt giảm nhập khẩu năng lượng của Nga theo từng giai đoạn, nhưng phía Nga đã sớm cắt giảm cung cấp năng lượng khiến châu Âu lâm vào tình cảnh khó khăn khi tìm nguồn cung thay thế.
Sau vòng trừng phạt thứ 6 của EU đối với Nga được thông qua vào ngày 3/6, EU đã công bố lệnh cấm một phần dầu thô Nga và lệnh cấm toàn bộ than đá Nga dự kiến bắt đầu vào giữa tháng 8, nhưng vẫn chưa có lệnh trừng phạt nào đối với khí đốt tự nhiên Nga.
Châu Âu buộc phải thực hiện các biện pháp trừng phạt từng phần là vì phụ thuộc rất lớn vào Nga để có năng lượng sử dụng. Tính đến năm ngoái, 45% khí đốt nhập khẩu của EU là tới từ Nga.
Đầu tháng này, công ty năng lượng nhà nước Nga Gazprom đã cắt giảm công suất của đường ống Nord Stream 1 chuyển khí đốt tự nhiên từ Nga sang Đức qua biển Baltic. Nga cũng đã cảnh báo rằng có thể không dừng lại ở đó. Giám đốc điều hành Gazprom, ông Alexei Miller, cho biết vào đầu tháng này tại Diễn đàn Kinh tế Quốc tế St.Petersburg: "Sản phẩm của chúng tôi, quy tắc của chúng tôi. Chúng tôi không chơi theo những quy tắc mà chúng tôi không tạo ra".
Do lo ngại rằng Nga có thể cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên trong những tháng mùa đông khắc nghiệt, châu Âu đã bắt đầu quay trở lại than đá một cách miễn cưỡng. Nhưng ngay cả trước khi trở lại với than đá, EU đã tăng cường nhập khẩu than từ các nước khác để chuẩn bị rút khỏi các thị trường năng lượng của Nga. Trên thực tế, các nước EU đã và đang nhập khẩu than với số lượng kỷ lục từ Nam Phi.
Tờ Quartz cho biết, ngay sau khi cuộc chiến Ukraine bắt đầu vào tháng 2, các nước EU như Hà Lan, Italy và Đan Mạch bắt đầu tăng cường nhập khẩu than từ Nam Phi. Từ đầu năm tới nay, EU đã chiếm gần 15% trong tổng số 24 triệu tấn than xuất khẩu của RBCT, so với 4% trong cả năm 2021. Richards Bay Coal Terminal (RBCT) là công ty xuất khẩu than lớn nhất ở châu Phi. Đối với các nhà hoạt động khí hậu, động thái của EU là tin xấu.
Trên thực tế, tại hội nghị khí hậu toàn cầu COP26 năm ngoái, các quốc gia giàu có đã cam kết tài trợ 8,5 tỷ USD để chống biến đổi khí hậu, được phân bổ cụ thể để giúp Nam Phi cắt giảm lượng khí thải từ than đá. Thay vào đó, EU lại đang giúp ngành than của Nam Phi mở rộng. Mặc dù Nam Phi đã đồng ý tiến tới chấm dứt sản xuất than, nhưng quốc gia này không có điều kiện kinh tế để làm như vậy, do đó cần 27,6 tỷ USD để thực hiện.
Tỷ lệ thất nghiệp hiện tại của Nam Phi là 34% và nhu cầu than cũng như giá than tăng vọt hiện nay có thể sẽ tạo thêm 200.000 việc làm trong ngành than.
Theo Trường Khí hậu Columbia, việc thay thế hoàn toàn năng lượng nhập khẩu của Nga tại châu Âu bằng các nguồn khí đốt hoặc năng lượng tái tạo khác sẽ là nỗ lực quá lớn, nếu không muốn nói là bất khả thi. Muốn làm vậy, EU sẽ cần nhập khẩu 275 bcm khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) không phải của Nga, chiếm hơn 53% lượng giao dịch LNG toàn cầu, hoặc nhập thêm 370 GW điện gió trong khi tỷ lệ lắp đặt trung bình hàng năm chỉ là 14 GW.
Ngoài ra, châu Âu sẽ cần bổ sung thêm 105 GW từ hạt nhân, gần với công suất hiện có được lắp đặt vào năm 2021 (115 GW).
Nhìn vào những con số này, việc tiêu thụ than tăng lên ở một mức độ nào đó dường như là một điều tất yếu ở EU và Nam Phi gần như chắc chắn sẽ tiếp tục tận dụng cơ hội này.
Thiếu nguồn dầu khí giá rẻ của Nga, nhiều nhà máy châu Âu phải đóng cửa Chi phí nhiên liệu cho hoạt động sản xuất đang tăng mạnh do hiệu ứng từ xung đột tại Ukraine, khiến nhiều công ty, hãng chế tạo của châu Âu suy giảm khả năng cạnh tranh trên toàn cầu. Một nhà máy lọc dầu và khu phức hợp công nghiệp hóa chất ở Leuna, Đức - nước nhập khẩu khí đốt nhiều nhất...