Lãnh đạo Công ty Tường Việt giúp Trương Mỹ Lan chiếm đoạt hơn 4.750 tỷ đồng
Ngày 11/3, trong phần thẩm vấn các bị cáo và mối liên quan đến pháp nhân trong hệ sinh thái Vạn Thịnh Phát và pháp nhân liên quan có Công ty Tường Việt.
Bị cáo Lan tại phiên tòa sáng 11/3.
Tại phiên tòa, bị cáo Trương Mỹ Lan nói rất xót xa cho Tổng giám đốc điều hành Công ty Tường Việt là Dương Tấn Trước, vì phải trả nợ thay cho mình về những tài sản đứng tên hộ.
Theo cáo trạng, Công ty Tường Việt được thành lập năm 2002, tổng thầu chuyên xây dựng các công trình dân dụng, công nghiệp. Người đại diện pháp luật là Cao Việt Dũng, Chủ tịch Hội đồng thành viên; Tổng giám đốc điều hành Dương Tấn Trước. Cao Việt Dũng và Dương Tấn Trước thành lập thêm 14 Công ty khác. Cao Việt Dũng giao cho Dương Tấn Trước điều hành toàn bộ hoạt động của nhóm Công ty Tường Việt.
Tháng 4/2021, Lan cùng đồng phạm trao đổi, thỏa thuận với Trước về việc Lan chuyển nhượng dự án Thanh Yến cho Trước và Công ty Tường Việt với giá 2.500 tỷ đồng. Trước không phải thanh toán tiền mà chỉ cần lập hồ sơ vay vốn tại Ngân hàng SCB, số tiền nhận nợ sẽ là 3.500 tỷ đồng, trong đó 2.500 tỷ đồng tiền nhận chuyển nhượng Dự án Thanh Yến; 1.000 tỷ đồng để Lan sử dụng và có trách nhiệm trả Ngân hàng SCB. Tiếp đó, Trước chỉ đạo nhân viên liên hệ với Trương Khánh Hoàng, Trần Thị Mỹ Dung, nhân viên Ngân hàng SCB thực hiện phương án vay vốn bằng cách thành lập Công ty Thuận Tiến và Công ty Khánh Minh đứng tên hồ sơ vay vốn.
Video đang HOT
Ngày 19/5/2021, Ngân hàng SCB ký thỏa thuận cho vay với Công ty Cổ phần Thuận Tiến và Công ty Khánh Minh, giải ngân lần lượt 1.700 và 1.800 tỷ đồng; mục đích vay đều là bổ sung vốn nhận chuyển nhượng phần vốn góp trong Công ty TNHH Đầu tư Xây dựng và Thương mại Sông Hàn (Công ty nắm 100% cổ phần Công ty Cổ phần Đầu tư Hermes Power, chủ sở hữu dự án Bất động sản Thanh Yến).
Sau khi giải ngân tiền được chuyển lòng vòng vào tài khoản của nhiều cá nhân, Công ty thuộc nhóm Lan, Vạn Thịnh Phát để sử dụng vào nhiều mục đích khác nhau của Lan. Tài sản bảo đảm cho 2 khoản vay trên là quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với 7.092,2 m2 đất thuộc thửa đất số 307, tờ bản đồ số 27 tại phường Bình An, quận 2, TP Hồ Chí Minh (dự án Thanh Yến). Đến ngày 17/10/2022, hai khoản vay của Công ty Thuận Tiến, Công ty Khánh Minh còn dư nợ gốc 3.500 tỷ đồng, nợ lãi là 589,032 tỷ đồng.
Dương Tấn Trước còn chỉ đạo nhân viên phối hợp với nhân viên Ngân hàng SCB đưa Công ty Việt Đức đứng tên khoản vay, lập các hợp đồng mua bán khống giữa công ty Việt Đức và các công ty trong nhóm Tường Việt để hợp thức phương án vay. Thông qua hai khoản vay của Công ty Tường Việt và Công ty Việt Đức, các bị can đã rút của Ngân hàng SCB số tiền 1.746,5 tỷ đồng. Trong đó, Lan sử dụng 240 tỷ đồng, Trước sử dụng 1.368,5 tỷ đồng, Công ty Tường Việt dùng cho hoạt động kinh doanh 138 tỷ đồng. Đến ngày 17/10/2022, 15 khoản vay đứng tên các công ty Thuận Tiến, Khánh Minh, Tường Việt, Việt Đức có tổng dư nợ là 5.695.508.319.728 đồng. Tổng giá trị tài sản đảm bảo hiện tại của các khoản vay, theo kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân và đánh giá đủ điều kiện pháp lý của Ngân hàng SCB được xác định là 337.564.953.338 đồng. Đối với 18 khoản vay trong hạn mức 1.500 tỷ đồng của Công ty Tường Việt, Ngân hàng SCB đã giải ngân 1.498 tỷ đồng, tại thời điểm 17/10/2022 còn dư nợ gốc là 1.342 tỷ đồng, dư nợ lãi là 8.538.319.727. Trong đó, tổng giá trị tài sản bảo đảm hiện tại của các khoản vay theo kết quả định giá của Công ty Hoàng Quân và đánh giá đủ pháp lý của Ngân hàng SCB chỉ là 184.741.000.000 đồng.
Như vậy, Trước đã thực hiện hành vi giúp sức, đồng phạm với Lan chiếm đoạt 4.752.935.046.662 đồng (dư nợ gốc của 4 khoản vay 5.090,5 tỷ đồng; giá trị tài sản đảm bảo cho các khoản vay 337.564.953.338 đồng), gây thiệt hại số nợ lãi phát sinh 605.008.319.728 đồng. Ngoài ra, Trước còn nhận của Lan số tiền 2.697,065 tỷ đồng. Trong số này, Trước đã đưa lại Lan 492,5 tỷ đồng (thông qua Trương Huệ Vân); đến nay còn 2.204,565 tỷ đồng, Trước xin tự nguyện trả lại toàn bộ số tiền này cho Lan để khắc phục hậu quả của vụ án.
Sau khi vụ án được khởi tố vào ngày 17/10/2022, Trước và Công ty Tường Việt đã khắc phục hậu quả, trả Ngân hàng SCB tổng số 813.236.731.744 đồng (gồm dư nợ gốc 801,8 tỷ đồng và dư nợ lãi 11.436.731.744 đồng) đối với 2 khoản vay của Công ty Tường Việt và Công ty Việt Đức, đến nay, Trước xin được nộp lại toàn bộ số tiền đã nhận của Lan để khắc phục hậu quả.
Trưởng đoàn thanh tra đem 5,2 triệu USD gửi nhiều nơi
Tiếp sau bị cáo Chu Lập Cơ, HĐXX tiếp tục xem xét hành vi của các bị cáo thuộc Đoàn thanh tra giám sát ngân hàng do bà Đỗ Thị Nhàn (cựu Cục trưởng Cục thanh tra giám sát Ngân hàng Nhà nước) làm trưởng đoàn.
Nhàn là người đã nhận 5,2 triệu USD để "làm sạch" kết luận thanh tra liên quan đến Ngân hàng SCB trong vụ Vạn Thịnh Phát.
Trước tòa, bà Nhàn tỏ ra mất bình tĩnh, nhiều lần xin tòa cho mình ngưng rồi mới trả lời câu hỏi của HĐXX.
Đỗ Thị Nhàn tại tòa, sáng 8/3.
Để che giấu thực trạng tài chính đặc biệt yếu kém và các sai phạm của Ngân hàng SCB, đồng thời để SCB không bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt và tiếp tục tái cơ cấu, bà chủ của Vạn Thịnh Phát đã gặp gỡ và trao đổi với Đỗ Thị Nhàn và chỉ đạo Võ Tấn Hoàng Văn (Tổng giám đốc Ngân hàng SCB), tiếp xúc, đặt vấn đề, trực tiếp đưa cho Trưởng đoàn thanh tra Đỗ Thị Nhàn... 5,2 triệu USD, như cáo trạng đã nêu.
Tại tòa, bị cáo Nhàn khai, đã 4 lần nhận tiền từ Võ Tấn Hoàng Văn (nguyên Tổng giám đốc) và Đinh Văn Thành (nguyên Chủ tịch HĐQT Ngân hàng SCB - hiện đã bỏ trốn) với tổng cộng 5,2 triệu USD. Bà cựu Cục trưởng Cục Thanh tra trình bày, sau 2 đợt thanh tra bị cáo không nhận bất kỳ quà gì từ SCB, khi hoàn thành báo cáo kết quả, thanh tra đã chỉ ra sai phạm SCB, tất cả báo cáo lên theo đúng quy định.
Bị cáo Nguyễn Văn Hưng, người ký quyết định thành lập đoàn thanh tra.
"Sau đó Văn đưa tiền cho bị cáo, bị cáo thấy sai đã từ chối. Văn nói "đừng làm khó Văn và làm khó chính mình". Tiếp theo bị cáo trả lại tiền cho SCB, sau đó có người nói Văn mang lên văn phòng đoàn thanh tra. Bị cáo sợ nên đã để tiền vào góc trong nhà chưa sử dụng", bà Nhàn khai nhận.
Khi Võ Tấn Hoàng Văn bị khởi tố, bị cáo Nhàn đã định đem số tiên trên nộp cho CQĐT, nhưng thời điểm đó mẹ bị cáo Nhàn mất nên chưa đem. Hai ngày sau bị cáo bị bắt. Bị cáo Đỗ Thị Nhàn đã nộp lại toàn bộ số tiền trong buổi làm việc đầu tiên với điều tra viên.
"Sau khi nhận tiền, bị cáo đem gửi tại nhà người cậu và 2 lần đưa về quê Nam Định. Bị cáo cho rằng những người này đều không biết. Họ không hỏi, bị cáo cũng không nói", bị cáo Nhàn khai.
Bị cáo Nhàn thừa nhận sai phạm, giữ nguyên lời khai tại CQĐT. "Bị cáo xin nhận tội và mong HĐXX xem xét khoan hồng cho bị cáo và các thành viên Đoàn thanh tra"
Ngày thứ 4 xét xử "đại án" Vạn Thịnh Phát: Tiếp tục làm rõ thủ đoạn rút tiền của Trương Mỹ Lan Những ngày qua, HĐXX đã xét hỏi, làm rõ hành vi phạm tội, vai trò của các bị cáo về các tội: tham ô tài sản và vi phạm quy định về ngân hàng. Ngày 8/3, HĐXX tiếp tục xét hỏi các bị cáo còn lại, trong đó có bị cáo Trương Mỹ Lan và chồng là Chu Lập Cơ. Theo thông tin...