Lan tỏa mô hình trường học hạnh phúc
Lấy cảm hứng từ mô hình Happy School của Unesco, mô hình Trường học hạnh phúc đã được triển khai và lan tỏa tại nhiều cơ sở giáo dục trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Học sinh Trường Tiểu học Định Công (quận Hoàng Mai, Hà Nội) hạnh phúc đến trường
Mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui
Cô Trịnh Linh Chi- Hiệu trưởng Trường Tiểu học Định Công (quận Hoàng Mai) chia sẻ: Từ nhiều năm nay, nhà trường đã, đang và luôn phấn đấu xây dựng trường học hạnh phúc bằng nhiều biện pháp khác nhau. Trường học hạnh phúc có thể hiểu là nơi không có bạo lực học đường, không có hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo, không có những hành xử xúc phạm danh dự, nhân phẩm, thân thể nhà giáo và học sinh.
Trường học hạnh phúc là nơi thầy cô và học sinh vui sống trong sẻ chia, cảm thông và yêu thương nhau. Đồng thời, nơi đó cũng là mái nhà chung mà mỗi ngày giáo viên và học sinh đến trường đều nhận được một niềm hạnh phúc, là nơi thể hiện rõ truyền thống tôn sư trọng đạo và yêu thương học sinh như con em mình của người Việt Nam.
Từ nền tảng của phong trào xây dựng trường học thân thiện- học sinh tích cực, trường Tiểu học Định Công đã từng bước xây dựng “Trường học hạnh phúc” theo từng tiêu chí cụ thể như: Chú trọng đến môi trường sống xung quanh giáo viên và học sinh, luôn nỗ lực để tập thể nhà trường được hưởng một bầu không khí trong lành, môi trường sư phạm xanh – sạch – đẹp.
Nhà trường luôn duy trì đoàn kết nội bộ, quan tâm đến đời sống vật chất và tinh thần của tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên tạo nên môi trường làm việc thân thiện; mọi thành viên đều được tôn trọng. Hằng năm, nhà trường đều có chính sách tặng quà cho giáo viên, nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, giảm học phí cho học sinh nghèo để con đường đến trường bớt một phần gánh nặng, thêm nhiều phần niềm vui.
Cùng với đó luôn động viên, khuyến khích giáo viên đổi mới phương pháp dạy học, thường xuyên sử dụng phương pháp dạy học tương tác, gợi mở giúp học sinh chủ động tìm hiểu và chiếm lĩnh tri thức mới; tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào tiết dạy; mạnh dạn áp dụng những phương pháp dạy học mới, lấy học sinh làm trung tâm để tiếp cận bài học. Các tiết hội giảng, chuyên đề đổi mới phương pháp dạy học luôn được ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo sát sao và yêu cầu giáo viên nghiêm túc thực hiện.
Để nâng cao tay nghề cho giáo viên, nhiều năm nay, nhà trường luôn tạo điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học nghiệp vụ ứng xử sư phạm, tiến tới khắc phục hoàn toàn hiện tượng nhà giáo vi phạm đạo đức; biến những khó khăn, thách thức trong nghề thành những cơ hội để khẳng định phẩm chất, năng lực của bản thân trước phụ huynh, đồng nghiệp và học sinh. Do đó, trường Tiểu học Định Công luôn được phụ huynh tin tưởng, sĩ số nhà trường tăng nhanh qua từng năm học.
Cô Chi chia sẻ: Xây dựng trường học hạnh phúc là một chặng đường dài. Với tinh thần, thái độ nghiêm túc thực hiện nhiệm vụ, tập thể cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh trường Tiểu học Định Công sẽ tiếp tục vun đắp ngôi trường hạnh phúc của mình, để mỗi ngày đến trường thực sự là một ngày vui.
Video đang HOT
Học sinh Trường tiểu học Định Công được tham gia nhiều hoạt động ngoại khóa
Đề cao sự chia sẻ yêu thương
Bà Tạ Thị Minh Tâm – Phó trưởng Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai cho biết: Mô hình “Trường học hạnh phúc” bắt đầu triển khai thí điểm ở nước ta vào tháng 4/2018 và nhanh chóng được nhân rộng trong nhiều cơ sở giáo dục, trong đó có các trường học quận Hoàng Mai nhằm lan tỏa những giá trị yêu thương, an toàn và tôn trọng trong các nhà trường.
Năm học 2021-2022, dù ảnh hưởng của dịch Covid-19 nhưng các nhà trường trên địa bàn quận vẫn quan tâm triển khai thực hiện. Để xây dựng thành công mô hình này, các nhà trường đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp như đẩy mạnh tuyên truyền, đầu tư cơ sở vật chất, đổi mới phương pháp quản lý, phương pháp giáo dục, tăng cường giáo dục kỹ năng bên cạnh xây dựng nền tảng tri thức, tạo dựng môi trường ứng xử lành mạnh, đề cao sự chia sẻ yêu thương.
Để mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và học sinh cảm nhận được hạnh phúc khi đến trường rất cần sự thay đổi. Đó là thay đổi trong cách quản lý, quản trị trường học, điều hành lợp học, điều chỉnh hành vi của mỗi cá nhân.
Với mỗi cán bộ quản lý, thay cho việc kiểm soát, săm soi khuyết điểm của mỗi nhân viên, giáo viên thì cần hỏi họ có khó khăn gì không, khó khăn như thế nào và cần gì để giúp đỡ. Với mỗi giáo viên, thay cho việc chỉ tập trung vào bài dạy thì hãy làm mọi cách để bản thân hạnh phúc để lan tỏa hạnh phúc đến cho học sinh trong mỗi giờ học, bài học.
Ông Nguyễn Ngọc Ân – Chủ tịch Công đoàn ngành GD&ĐT Việt Nam biểu dương ngành GD&ĐT quận Hoàng Mai đã mạnh dạn đi đầu, quyết liệt trong việc thực hiện chủ trương xây dựng trường học hạnh phúc. Các thầy cô của các nhà trường trên địa bàn quận đang làm rất tốt trong công cuộc xây dựng mô hình “Trường học hạnh phúc”, mang lại nhiều cảm xúc cho nhiều cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh.
Để có được ngôi trường hạnh phúc người giáo viên cần phải có nhận thức, kỹ năng, để làm cho quá trình dạy và học không căng thẳng mang lại kết quả cao, trong đó quan trọng nhất là người hiệu trưởng. Hiệu trưởng phải là người thay đổi, là người thiết kế, tổ chức duy trì trường học hạnh phúc.
Bên cạnh đó, các thầy cô tổng phụ trách, chủ tịch công đoàn… cần nêu cao những phẩm chất cao quý vốn có đó là phẩm chất đạo đức, lòng yêu nghề, yêu trò, sự mẫu mực trong lối sống. Các thầy cô luôn yêu thương học trò bằng cả trái tim và tấm lòng nhân ái của mình, lan tỏa cho các con niềm tin và tình yêu vào cuộc sống, vào tương lai bằng chính những ứng xử đầy tính nhân văn của mình.
Bà Trần Thị Thu Hà – Chủ tịch công đoàn ngành GD&ĐT Hà Nội cho hay, thời gian qua Phòng GD&ĐT quận Hoàng Mai đã chỉ đạo phong trào xây dựng “Trường học hạnh phúc” rất bài bản, chất lượng, hiệu quả. Từ đó chất lượng giáo dục của toàn quận đạt kết quả cao so với các quận huyện khác trên địa bàn thành phố.
Mô hình xây dựng trường học hạnh phúc của một số nhà trường trên địa bàn quận cần được tuyên truyền, nhân rộng. Ngoài những cách làm hay, thành công thì những khó khăn trong quá trình thực hiện cũng rất cần các thầy cô giáo mạnh dạn chia sẻ để các trường trên địa bàn thành phố học hỏi, rút kinh nghiệm.
Tạo sức sống bền vững cho di sản
Mô hình trường học gắn với bảo vệ các di sản văn hóa được ngành Giáo dục Phú Thọ triển khai sâu rộng đến tất cả cấp học.
Hoạt động ngoại khóa về giáo dục di sản tại Trường THPT Phong Châu, Phú Thọ. Ảnh: NTCC
Nhiều mô hình tiêu biểu, có cách làm sáng tạo đã giúp học sinh hiểu hơn về giá trị truyền thống, trường tồn của các di sản văn hóa.
Phong phú hình thức giáo dục
Giáo dục di sản, tăng cường nhận thức cho học sinh về những di sản văn hóa địa phương rất quan trọng, nhấn mạnh quan điểm này, cô Hà Thị Lịch - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hùng Vương (Phú Thọ) - cho biết: Thực hiện chỉ đạo của sở GD&ĐT, nhà trường có nhiều biện pháp để tăng cường giáo dục di sản địa phương. Trong đó có việc chỉ đạo các tổ chuyên môn tăng cường kết hợp giáo dục về "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ", Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng trong quá trình giảng dạy. Lựa chọn các bài học, chủ đề để tích hợp các nội dung di sản phù hợp, nhất là trong môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân.
Nhà trường tạo điều kiện để Đoàn Thanh niên tổ chức cho học sinh tham gia chương trình dâng hương, diễu hành trong Lễ hội Đền Hùng theo huy động của Tỉnh đoàn. Đoàn Thanh niên tổ chức cho học sinh vệ sinh, trồng cây tại nhà trường, khu dân cư trong thời điểm diễn ra Lễ hội Đền Hùng.
Những hoạt động trải nghiệm "Về miền lễ hội và hội chợ ẩm thực nhân dịp Tết Nguyên đán cổ truyền của dân tộc", hoạt động giáo dục ngoài thực địa tại Khu di tích Lịch sử Đền Hùng... nhận được sự hưởng ứng nhiệt tình của học sinh. Qua đó, vừa phát huy năng khiếu sở trường của các em, vừa góp phần tạo sức sống bền vững cho di sản trong cộng đồng.
Tại Trường THPT Phong Châu, vì dịch bệnh không thể tổ chức theo hình thức sân khấu hóa, nhà trường đã linh hoạt chuyển sang hình thức cuộc thi trên nền tảng Google Form để tìm hiểu về ý nghĩa ngày Giỗ Tổ Hùng Vương. Hiện, hệ thống câu hỏi của cuộc thi được chuẩn bị xong; thông tin cuộc thi và đường link câu hỏi sẽ được đăng tải trên trang website của trường, fanpage đoàn trường trong thời gian tới.
Chia sẻ thông tin này, cô Lê Thị Kim Hồng - Hiệu trưởng Trường THPT Phong Châu - cho biết: Để nội dung giáo dục di sản hấp dẫn, tạo sức hút với học sinh, nhà trường tạo điều kiện để giáo viên phát huy sự chủ động trong xây dựng chương trình, kế hoạch. Học sinh được chủ động tham gia vào quá trình học tập qua việc chia nhóm, độc lập lựa chọn nội dung tìm hiểu, giới thiệu về "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ",
Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng dưới sự hướng dẫn của giáo viên để tạo ra các sản phẩm học tập. Học sinh thuyết trình trực tiếp/trực tuyến bài làm của nhóm trước cả lớp, được rèn luyện kỹ năng thuyết trình, tăng khả năng tự tin khi trình bày trước đám đông. Nhà trường đồng thời tổ chức cho học sinh đi trải nghiệm tại các không gian văn hóa gắn liền với "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ", Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng, như dâng hương tại Đền Hùng, Đền Lạc Long Quân, Đền Mẫu Âu Cơ; tham quan Bảo tàng Hùng Vương...
Buổi học ngoại khóa của học sinh Trường THPT Phong Châu, Phú Thọ
Triển khai 47 mô hình điểm
Theo ông Phùng Quốc Lập - Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Phú Thọ, hằng năm, sở GD&ĐT đều ban hành văn bản, chỉ đạo cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh triển khai công tác phối hợp thực hiện bảo vệ, phát huy giá trị di sản văn hóa, trong đó có Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương, Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng trong trường học. Trên cơ sở văn bản ban hành, các trường xây dựng mô hình trường học gắn với di sản đạt được những kết quả tích cực.
Hiện, mô hình trường học gắn với bảo vệ các di sản văn hóa được ngành Giáo dục Phú Thọ triển khai sâu rộng đến tất cả cấp học, ở các địa phương trong tỉnh. Trong đó, có 47 mô hình điểm phù hợp từng địa phương. Nhiều mô hình tiêu biểu, có cách làm sáng tạo, giúp học sinh hiểu hơn về giá trị truyền thống, giá trị trường tồn của các di sản văn hóa, có tác động to lớn đến công tác bảo tồn, phát huy giá trị của di sản hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương.
Thông qua các mô hình, còn giúp nhà trường đổi mới phương pháp dạy học, gắn lý thuyết với thực tiễn; từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện; phát huy tính chủ động sáng tạo của giáo viên trong quá trình dạy, giúp học sinh biết trân quý những giá trị truyền thống của dân tộc.
"Dịch bệnh diễn biến phức tạp, các trường học tại Phú Thọ đa số đang dạy học trực tuyến, các hoạt động bảo tồn di sản trong những năm gần đây do ảnh hưởng dịch kéo dài cũng bị ảnh hưởng. Bên cạnh đó là khó khăn về hình thức tổ chức, kinh phí tổ chức thực hiện cũng eo hẹp hơn khi các nhà trường và toàn ngành phải đầu tư chống dịch...". Chia sẻ điều này, ông Phùng Quốc Lập đồng thời đưa giải pháp để tiếp tục đẩy mạnh hoạt động trên.
Ông Phùng Quốc Lập dẫn chứng một số đơn vị tiêu biểu, như: Trường Tiểu học inh Tiên Hoàng (TP Việt Trì), một trong những đơn vị đi đầu trong việc triển khai mô hình trường học gắn với thực tiễn. Ngay từ khi triển khai, trường đã chọn việc bảo tồn, phát huy di sản hát Xoan làm chủ đề chính của mô hình. Trường THPT Phong Châu những năm học gần đây xây dựng mô hình "Trường học gắn với bảo vệ Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương", tổ chức các hoạt động theo từng tháng, từng quý với chủ đề, chủ điểm khác nhau.
Theo đó, ngành GD-ĐT tiếp tục chỉ đạo các cơ sở giáo dục xây dựng mô hình "Trường học gắn với di sản văn hóa" để đẩy mạnh công tác giáo dục trong nhà trường về giá trị hai di sản: Hát Xoan và Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ. Ngành cũng tổ chức các lớp bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên về kiến thức các di sản; tăng cường phối hợp với ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các phường Xoan gốc, nghệ nhân để tranh thủ sự giúp đỡ của cơ quan liên quan, cộng đồng trong việc truyền dạy hát Xoan ở cơ sở giáo dục. Từ đó, giúp học sinh biết quý trọng, phát huy những giá trị của di sản.
"Từ năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid-19, các hoạt động trên của nhà trường bị ảnh hưởng. Tuy nhiên với sự sáng tạo của giáo viên và học sinh, việc giáo dục "Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ", Giỗ Tổ Hùng Vương, Lễ hội Đền Hùng vẫn được thực hiện nghiêm túc, bình thường trong dạy học trực tuyến. Giáo viên vẫn bảo đảm thời lượng dạy kiến thức kết hợp với giáo dục về lịch sử địa phương nhấn mạnh tới giáo dục di sản. Các hoạt động của Đoàn Thanh niên được tổ chức theo hình thức trực tuyến, đẩy mạnh các hoạt động truyền thông online về việc giáo dục văn hóa, di sản", cô Hà Thị Lịch - Phó Hiệu trưởng Trường THPT chuyên Hùng Vương chia sẻ.
Dạy học tại thực địa: Thực tiễn và giải pháp Thực hiện tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW Về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, phát triển phẩm chất và năng lực cho người học, các cơ sở GD đã xây dựng mô hình Trường học gắn với cuộc sống. Một trong những giải pháp để thực hiện tốt mô hình này là tổ chức hoạt động dạy...