Lan toả giá trị văn hoá đọc
Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” được tổ chức dành cho lứa tuổi học sinh, sinh viên, khuyến khích các em nuôi dưỡng tình yêu với sách và hình thành thói quen đọc sách mỗi ngày.
Những thành công sau lần tổ chức đầu tiên năm 2020 là tiền đề cho việc mở rộng, nâng cao hơn nữa chất lượng cuộc thi năm nay.
Một góc không gian đọc tại Thư viện tỉnh Quảng Ninh.
Cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức, là một trong những hoạt động nhằm triển khai Đề án “Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030″. Với sức lan tỏa mạnh mẽ, năm 2020, hoạt động này thu hút sự tham gia của trên 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc gần 5.400 trường từ cấp tiểu học tới đại học, học viện trên toàn quốc.
Tại Quảng Ninh, cuộc thi được Sở VH&TT, Sở GD&ĐT phối hợp triển khai, đã tạo sức lan tỏa rộng khắp, trở thành phong trào sôi nổi trong các đơn vị trường học toàn tỉnh. Các thí sinh dự được lựa chọn 1 trong 3 đề thi Ban tổ chức đưa ra, gồm: Chia sẻ về một cuốn sách yêu thích hoặc một cuốn sách đã làm thay đổi nhận thức hoặc cuộc sống của bản thân; sáng tác một câu chuyện hoặc một bài thơ nhằm khích lệ mọi người đọc sách (có thể có tranh minh họa); viết tiếp lời cho một câu chuyện hoặc cuốn sách đã đọc (khuyến khích có tranh minh họa, có lời song ngữ bằng tiếng Anh)…
Video đang HOT
Cuộc thi đã trở thành một sân chơi thú vị, khi mà các thí sinh vừa được dịp chia sẻ niềm đam mê, vừa thỏa sức phát huy sức sáng tạo của mình. Qua đó không chỉ đáp ứng nhu cầu giao lưu của những người yêu sách, mà còn lan tỏa những giá trị tốt đẹp của văn hóa đọc trong giới trẻ nói chung. Từ đó khuyến khích, thúc đẩy xã hội học tập, rèn luyện thói quen và kỹ năng đọc sách, nâng cao năng lực tiếp cận tri thức, hình thành lối sống lành mạnh đối với mỗi người dân.
Ban Tổ chức trao giấy chứng nhận cho thí sinh đoạt giải xuất sắc của cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc Quảng Ninh năm 2020. Ảnh: Mai Linh
Dù là lần đầu tiên tổ chức, nhưng số lượng tham gia dự trên địa bàn tỉnh qua vòng sơ khảo đạt gần 20.000 bài, gấp đôi những cuộc thi thông thường trước đây. Theo đánh giá của Ban giám khảo, rất nhiều bài dự thi đã thể hiện ý tưởng hay, độc đáo, mới lạ với hệ thống tư liệu dày dặn. Nội dung bài dự thi cũng phong phú, trong đó nhiều bài về Học tập và làm theo tấm gương đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; bày tỏ cảm nhận về các tác phẩm văn học; chia sẻ phương pháp đọc sách, đề ra kế hoạch và biện pháp khuyến đọc; kể các tấm gương người tốt, việc tốt…
“Việc trình bày tác phẩm được thí sinh thực hiện công phu, đẹp mắt, có cả video clip, vẽ tranh. Điều này cho thấy, bên cạnh mỗi học sinh, sinh viên thấy hứng thú và đầu tư công sức cho phần dự thi của mình, thì có sự ủng hộ, tạo điều kiện rất lớn từ cả các bậc phụ huynh và nhà trường. Kết quả là từ vòng thi cấp tỉnh năm 2020, Ban Giám khảo đã chọn 20 bài xuất sắc nhất để bước vào vòng chung kết quốc gia do Vụ Thư viện – Bộ VH,TT&DL, tổ chức tại Hà Nội. Tại đây, Quảng Ninh vinh dự đoạt 1 giải Đại sứ văn hóa đọc, 1 giải nhì, 1 giải ba và 3 giải khuyến khích” – ông Phạm Văn Triển, Phó Giám đốc phụ trách Thư viện tỉnh, cho biết.
Tiếp nối thành công, cuộc thi “Đại sứ Văn hóa đọc” năm 2021 hướng mạnh vào nhóm học sinh, sinh viên và người khiếm thị trong toàn tỉnh. Vòng thi tại tỉnh đang được tiến hành từ nay đến hết tháng 7. Các tác phẩm tiêu biểu nhất cấp tỉnh sẽ tham dự vòng chung kết tại Hà Nội trong tháng 10. Ngoài 4 danh hiệu “Đại sứ Văn hóa đọc”, cuộc thi sẽ trao các giải phụ, như: Bài chia sẻ cảm tưởng hay nhất, Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay nhất, Câu chuyện sáng tác khuyến đọc hay và có hình minh họa bằng tranh đẹp nhất, Ý tưởng khuyến đọc sáng tạo và có tính thuyết phục nhất… Mục tiêu lớn là không ngừng nhân lên tình yêu sách, cổ vũ văn hóa đọc ngay cả khi cuộc thi kết thúc.
Hình thành thói quen, kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc đã khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên.
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc đã khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng.
Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc (được tổ chức từ năm 2019) là một trong các hoạt động quan trọng nhằm triển khai Đề án "Phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030".
Cuộc thi là hoạt động dành cho các em học sinh, sinh viên trên toàn quốc, bao gồm cả người khiếm thị với mục đích khơi dậy niềm đam mê đọc sách đối với thế hệ trẻ, trao đổi, chia sẻ những kinh nghiệm của việc đọc sách và phát triển văn hóa đọc.
Từ đó khuyến khích, thúc đẩy phong trào đọc trong thanh thiếu niên, nhi đồng, hình thành thói quen và kỹ năng đọc sách cho học sinh, sinh viên, một yếu tố quan trọng góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Ông Phạm Quốc Hùng, Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ VH-TT&DL), Trưởng Ban tổ chức cuộc thi cho biết, năm 2020, Cuộc thi đã thu hút hơn 1 triệu học sinh, sinh viên tham gia với những bài viết hay, chất lượng, tạo được dấu ấn và có sức lan tỏa rộng rãi trong cộng đồng.
Với thành công đã đạt được, năm 2021, Cuộc thi tiếp tục được tổ chức và phát động đến các đối tượng là học sinh, sinh viên trên cả nước. Cuộc thi se diễn ra qua 2 vòng: Vòng Sơ khảo (từ tháng 2/2021 đến ngày 31/7/2021) và Vòng Chung kết (từ ngày 1/8/2021 đến cuối tháng 10/2021).
Theo Ban tổ chức, vòng sơ khảo mỗi tỉnh, thành phố lựa chọn tối đa 20 bài; Hội Người mù Việt Nam lựa chọn tối đa 15 bài; trường đại học, học viện lựa chọn tối đa 10 bài; Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam lựa chọn 30 bài đạt giải gửi về Vụ Thư viện, số 51 Ngô Quyền, Hà Nội trước ngày 5/8/2021. Ban tổ chức tiến hành đăng tải các clip dự thi vòng chung kết và tổ chức bình chọn bắt đầu vào 10h ngày 1/9/2021, kết thúc vào 10h ngày 15/9/2021.
Dự kiến, Lễ tổng kết, công bố danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc năm 2021 và trao thưởng cho các cá nhân, tập thể sẽ diễn ra tại Hà Nội vào cuối tháng 10/2021.
Khơi dậy thói quen đọc sách "Thờ ơ", "ít hoặc không có thói quen đọc sách"... là những cụm từ được nhắc đến nhiều trong các diễn đàn khi nói về văn hóa đọc của giới trẻ hiện nay. Học sinh Trường tiểu học Lý Thường Kiệt (P.Tân Hiệp, TP.Biên Hòa) đọc sách tại thư viện trường trong giờ ra chơi. Ảnh: L.Na Tuy nhiên, với tinh thần đề...