Làn sóng “tẩy chay Facebook” đang diễn ra mạnh ở Châu Âu
Câu hỏi đang được cộng đồng mạng Châu Âu đặt ra, và rất nhiều người đã trả lời “#DeleteFacebook”.
Công ty mạng xã hội hàng đầu thế giới tiếp tục chìm sâu vào khủng hoảng khi ngày một nhiều người dùng hưởng ứng làn sóng xóa Facebook. Ngay lúc này, hashtag #DeleteFacebook đang được chia sẻ tràn lan trên Twitter.
Tin dữ chồng tin dữ. Tuần trước, Meta – công ty mẹ sở hữu nền tảng Facebook, Instagram và WhatsApp – công bố trong báo cáo tài chính rằng Facebook đã lần đầu tiên đánh mất người dùng kể từ khi thành lập.
Những con số không sáng sủa
Trong ba tháng cuối năm 2021, lượng người dùng rời nền tảng mạng xã hội lớn nhất thế giới lên tới nửa triệu. Hiện tượng diễn ra chủ yếu tại Châu Phi, Châu Mỹ La-tinh và Ấn Độ, và cũng là lần đầu tiên xảy ra trong 18 năm Facebook tồn tại.
Báo cáo u ám ngay lập tức khiến giá cổ phiếu Meta giảm 26%, tương đương 230 tỷ USD giá trị thị trường của công ty công nghệ. Theo Bloomberg dự đoán, khối tài sản của CEO Mark Zuckerberg sẽ giảm khoảng 24 tỷ USD, đe dọa vị trí người giàu thứ 13 thế giới của vị tỷ phú trẻ.
Xu hướng xóa Facebook sẽ lập tức ảnh hưởng tới Instagram và WhatsApp.
Meta nhận định công ty đã bị ảnh hưởng bởi các dự báo bất lợi về tình hình lạm phát, bên cạnh đó là tác động từ việc gián đoạn chuỗi cung ứng toàn cầu. Hầu bao của các công ty quảng cáo không còn dư dả như trước, khiến báo cáo tài chính của Meta không được đẹp và làm các nhà đầu tư hoang mang.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, đà tăng trưởng của Facebook còn gặp trở ngại từ những đối thủ sừng sỏ khác.
” Người dùng đang có rất nhiều cách sử dụng thời gian, và những ứng dụng như TikTok đang phát triển rất nhanh“, CEO Zuckerberg trả lời phỏng vấn AFP News.
Trong khi Facebook gặp rắc rối, TikTok nổi lên nhưng một hiện tượng toàn cầu, thu hút hàng tỷ người dùng.
Tình thế không được cải thiện nhiều kể từ khi Facebook vướng vào vụ bê bối làm lộ thông tin người dùng, sự kiện đã làm rúng động cộng đồng hồi 2018. Từ đó tới nay, người dùng liên tục đả kích Facebook, nhận định tập đoàn lớn không nhanh nhạy trong xử lý thông tin sai sự thật. Facebook chậm chạp trong cập nhật chính sách cũng như xử lý sai phạm xuất hiện ngày một nhiều.
Từ đây, người dùng đi đến kết luận Facebook không còn phù hợp với cộng đồng, nhất là khi xét tới tác động của mạng xã hội tới thế hệ trẻ.
Lời kêu gọi tẩy chay
Trên mạng xã hội Twitter, người dùng liên tục đăng tải bài viết với nội dung đả kích Facebook, đồng thời sử dụng hashtag #DeleteFacebook như lời tuyên bố sẽ rời xa nền tảng mạng xã hội đầu ngành. Người dùng chia sẻ cho nhau các vô hiệu hóa tài khoản, gợi lại những scandal trong quá khứ, lên án hướng đi của công ty hiện tại cũng như nêu quan điểm cá nhân về cách Mark Zuckerberg điều hành hệ thống.
Đại đa số người dùng đều có chung nhận định, không muốn sử dụng một nền tảng có khả năng thao túng dòng thời sự, toàn quyền quyết định việc người dùng sẽ được xem nội dung gì. Bên cạnh nạn tin giả nhức nhối, người dùng Facebook còn phải đối mặt với hàng loạt những phát ngôn thù địch không được kiểm soát.
Một trong những phương án được Facebook dùng để chặn nạn tin giả, đó là sử dụng những cá nhân kiểm tra mức độ đáng tin cậy của thông tin. Tuy nhiên, phương pháp chưa để lại ấn tượng tốt với người dùng.
Báo cáo tài chính nặng mùi thất bát của Meta khiến cộng đồng mạng hả hê, tiếp tục xát muối vào vết thương bằng hashtag #DeleteFacebook đã đang tràn ngập mạng xã hội.
Sự việc tiếp tục nghiêm trọng hơn khi Mark Zuckerberg đối đầu với Liên minh Châu Âu (EU), đe dọa sẽ rút Facebook và Instagram ra khỏi Lục Địa Già. Đại diện EU lập tức đáp trả kịch liệt: ” Cuộc sống sẽ tốt hơn nhiều khi không có Facebook“.
CEO Mark Zuckerberg có vẻ đã đánh giá quá cao tầm ảnh hưởng của Facebook ở thời điểm hiện tại. Việc lần đầu tiên mất người dùng trong 18 năm hoạt động là lời cảnh tỉnh tới Meta và những dự án tương lai.
Nếu không có người dùng, nền tảng mạng xã hội sẽ mất đi tính đa dạng của một xã hội thực thụ, và chỉ còn những lời lẽ cực đoan vang vọng từ miệng lưỡi của những kẻ độc đoán.
Facebook và Instagram có thể biến mất khỏi châu Âu
Meta cho biết có thể chấm dứt hoạt động của mạng xã hội Facebook và Instagram tại châu Âu bởi các quy định về bảo vệ dữ liệu.
Trong báo cáo dài hơn 130 trang của Meta gửi đến Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC), công ty đặt ra kịch bản có thể phải dừng hoạt động hai nền tảng Facebook và Instagram tại châu Âu. Nguyên nhân được công ty nêu ra là luật bảo vệ dữ liệu của châu lục này đang hạn chế dần cơ hội kinh doanh của Meta.
Theo WinFuture, đây không phải là một chiêu trò khơi dậy sự "thương hại" của người dùng dành cho nền tảng đến từ đội ngũ quảng cáo Meta.
Trong báo cáo thường niên, Meta nêu ra kịch bản có thể phải ngừng hoạt động của Facebook và Instagram tại châu Âu.
Cụ thể, quy định trong luật bảo vệ dữ liệu của châu Âu ngăn Meta lấy thông tin từ người dùng gửi về máy chủ tại Mỹ. Tuy nhiên, việc xử lý dữ liệu người dùng giữa các quốc gia rất quan trọng với hoạt động kinh doanh của công ty. Đây là mấu chốt để nền tảng vận hành và nhắm mục tiêu quảng cáo chính xác.
Bộ luật của châu Âu được đưa ra nhằm bảo vệ quyền riêng tư của người dùng bằng cách giới hạn dữ liệu chỉ được lưu trữ trong phạm vi quản lý của Liên minh châu Âu. Vì vậy, Meta sẽ không thể đạt được các thỏa thuận chia sẻ dữ liệu mới. Từ đó, nhiều khả năng công ty phải ngừng hoạt động dịch vụ Facebook và Instagram tại "lục địa già".
"Nếu chúng tôi không thể chuyển dữ liệu giữa các quốc gia, khu vực và các sản phẩm của mình, khả năng cung cấp dịch vụ sẽ bị ảnh hưởng", Meta viết trong bản báo cáo gửi đến SEC. Công ty giải thích rằng đang nỗ lực để đạt được những thỏa thuận mới vào năm 2022. Nhưng nếu không thuận lợi, Meta có thể sẽ phải dừng công cấp một số dịch vụ quan trọng, bao gồm cả Facebook và Instagram ở châu Âu.
"Chúng tôi kêu gọi các nhà quản lý áp dụng cách tiếp cận tương xứng và thực tế hơn để giảm thiểu sự gián đoạn trong hoạt động của hàng nghìn doanh nghiệp, trong đó có Facebook. Chúng tôi đã thực hiện dựa trên những cơ chế này một cách thiện chí để chia sẻ dữ liệu an toàn và bảo mật", Nick Clegg, Phó chủ tịch phụ trách các vấn đề toàn cầu của Meta nói với CityAm.
Mashable cho rằng việc ngưng dịch vụ Facebook và Instagram tại châu Âu trong thời gian ngắn là không khả thi. Nhiều doanh nghiệp tại châu lục này dựa vào quảng cáo trên Facebook, Instagram để tiếp cận khách hàng. Do đó, việc hai mạng xã hội lớn dừng hoạt động sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của công ty tại đây.
Ngoài ra, bên cạnh nhiệm vụ nêu ra những thách thức, cơ hội phát triển về tài chính của công ty, báo cáo gửi đến SEC có thể là một cách đơn giản để nêu lên thông điệp của doanh nghiệp.
Meta đối mặt với loạt thông tin tiêu cực gần đây. Sáng 3/2, công ty mẹ của Facebook công bố báo cáo tài chính quý IV/2021, trong đó ghi nhận khoản sụt giảm 8% lợi nhuận so với cùng kỳ năm trước, chỉ còn 10,3 tỷ USD mặc dù doanh thu tăng 20%.
Con số thực tế thua xa mức dự đoán 10,9 tỷ USD của các chuyên gia tại phố Wall. Ngay lập tức, giá cổ phiếu Meta trên sàn giao dịch Nasdaq bị bán tháo mạnh, giảm 23% về mức 249 USD/cổ phiếu.
Trong buổi họp với cổ đông nhằm công bố kết quả kinh doanh quý IV, Mark Zuckerberg đánh giá các cập nhật của hệ điều hành iOS, cũng như nhiều quy định mới tại châu Âu khiến cho khoản doanh thu từ quảng cáo sụt giảm. Meta dự đoán mức thiệt hại từ các lý do trên lên đến 10 tỷ USD.
Châu Âu bỏ phiếu về cách kiểm soát Big Tech Các nhà lập pháp châu Âu hôm 22.11 đã tiến hành bỏ phiếu xây dựng luật mới nhằm kiềm chế các công ty công nghệ lớn nhất thế giới, theo Bloomberg. Đạo luật Thị trường Kỹ thuật số (Digital Markets Act - DMA) của Liên minh châu Âu (EU) luôn được kỳ vọng sẽ tấn công các ông lớn công nghệ Mỹ như...