Lần đầu tiên ĐH Bách khoa Hà Nội xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn
Năm nay là năm đầu tiên, Trường đại học Bách khoa Hà Nội thực hiện phương thức tuyển sinh xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn với thí sinh đăng ký dự tuyển vào đại học hệ chính quy của trường.
Sinh viên Trường đại học Bách khoa Hà Nội – ẢNH THANH HUYỀN
Hôm nay, 28.5, Trường đại học Bách khoa Hà Nội công bố chính thức đề án Tuyển sinh đại học chính quy năm 2020 của trường này, trong đó có thông tin chi tiết mã xét tuyển và chỉ tiêu dự kiến của 57 ngành/chương trình đào tạo. Dự kiến, Trường sẽ xét tuyển 6.800 chỉ tiêu cho tất cả 57 ngành/chương trình đào tạo.
Lần đầu tiên xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn
Với phần xét tuyển tài năng, trường sẽ dành khoảng 10-15% tổng chỉ tiêu, gồm các phương thức: xét tuyển thẳng học sinh giỏi theo quy định của Bộ GD-ĐT; xét tuyển thẳng dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT, A-Level và IELTS; xét hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn.
Hình thức xét tuyển thẳng dựa trên các chứng chỉ quốc tế SAT, ACT và A-Level, trường áp dụng cho tất cả các ngành/chương trình đào tạo. Riêng đối với các thí sinh có chứng chỉ IELTS quốc tế 6.5 (hoặc chứng chỉ tiếng Anh khác tương đương), được đăng ký xét tuyển thẳng vào các ngành Ngôn ngữ Anh.
Hình thức xét tuyển dựa trên hồ sơ năng lực kết hợp phỏng vấn là phương thức lần đầu tiên trường đại học này áp dụng với tuyển sinh đại học hệ chính quy. Theo quy định của Trường, những thí sinh ít nhất thuộc 1 trường hợp sau đây có thể đăng ký dự tuyển:
1. Được tuyển thẳng nhưng không dự tuyển hoặc không trúng tuyển vào các ngành theo quy định.
2. Được chọn tham dự kỳ thi học sinh giỏi quốc gia hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố các môn toán, lý, hóa, sinh, tin, tiếng Anh (lớp 10, 11, 12).
3. Được chọn tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia do Bộ GD-ĐT tổ chức.
4. Học hệ chuyên toán, lý, hóa, sinh, tin và tiếng Anh của các trường THPT chuyên trên toàn quốc.
Video đang HOT
5. Được chọn tham dự cuộc thi Đường lên đỉnh Olympia vòng thi tháng, quý, năm.
6. Có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 6.0 , hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (áp dụng cho thí sinh đăng ký xét tuyển vào các ngành ngôn ngữ Anh).
Tuyển tối đa 60% chỉ tiêu dựa vào kết quả tốt nghiệp THPT
Với phần xét tuyển dành cho thí sinh đại trà, dự kiến lấy khoảng 85 – 90% chỉ tiêu, trường sẽ xét tuyển dựa vào điểm thi tốt nghiệp THPT và xét kết hợp điểm thi THPT với điểm bài kiểm tra tư duy do trường tổ chức.
Trong đó, trường dự kiến dành 50 – 60% chỉ tiêu dựa trên điểm thi tốt nghiệp THPT 2020 cho các ngành/chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A00, A01, B00, D01, D07, D26, D28 và D29; dành 30 – 35% chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển kết hợp điểm thi tốt nghiệp THPT và điểm bài kiểm tra tư duy, cho các ngành/chương trình đào tạo có tổ hợp xét tuyển A19 và A20.
Đối với hình thức xét tuyển theo điểm thi, thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh quốc tế IELTS (Academic) từ 5.0 trở lên hoặc tương đương có thể được quy đổi điểm thay cho điểm thi môn tiếng Anh để xét tuyển vào các ngành/chương trình có tổ hợp xét tuyển A01, D07 và D01.
Các mốc thời gian thí sinh cần lưu ý
Từ 15.6 đến hết ngày 30.6: mở đăng ký tham dự bài kiểm tra tư duy trên hệ thống http://ts.hust.edu.vn.
Từ ngày 15.6 đến hết ngày 12.7: mở đăng ký xét tuyển tài năng trên hệ thống http://ts.hust.edu.vn.
Trước 15.7: trường thông báo kết quả sơ tuyển tham dự bài kiểm tra tư duy.
Trước 20.7: thông báo kết quả xét hồ sơ năng lực.
Trước 26.7: phỏng vấn thí sinh diện xét tuyển theo hồ sơ năng lực.
Sau 1.8: công bố kết quả xét tuyển tài năng (cho cả 3 phương thức).
Ngày 15.8: tổ chức cho thí sinh làm bài kiểm tra tư duy
Mã tổ hợp xét tuyển
Các ngành/chương trình đào tạo, mã xét tuyển và chỉ tiêu dự kiến
ĐH Kinh tế quốc dân công bố 3 phương thức tuyển sinh: Ai được tuyển thẳng?
Hội đồng tuyển sinh trường ĐH Kinh tế quốc dân đã họp và thống nhất phương án tuyển sinh năm 2020.
Theo đó, trường ĐH Kinh tế Quốc dân quyết định giữ ổn định tuyển sinh như năm 2019 để đảm bảo quyền lợi cho thí sinh.
Năm nay trường vẫn sử dụng 3 phương thức tuyển sinh là tuyển thẳng, xét tuyển kết hợp và xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT 2020.
Trong các phương thức này, thí sinh đặc biệt lưu ý phương thức xét tuyển kết hợp.
Phương thức này, trường xét tuyển 5 đối tượng, cụ thể như sau:
Đối tượng 1 : Thí sinh đã tham gia vòng thi tuần cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" trên Đài truyền hình Việt Nam và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của Trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm gồm điểm ưu tiên).
Đối tượng 2: Thí sinh có Chứng chỉ quốc tế SAT từ 1200 điểm trở lên hoặc ACT từ 26 điểm trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của tổ hợp bất kỳ trong các tổ hợp xét tuyển của Trường đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào trở lên (dự kiến 18 điểm gồm điểm ưu tiên).
Đối tượng 3 : Thí sinh có Chứng chỉ tiếng Anh quốc tế đạt IELTS 5.5 trở lên hoặc TOEFL ITP 500 trở lên hoặc TOEFL iBT 46 trở lên và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ trừ môn Tiếng Anh) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.
Đối tượng 4 : Thí sinh đạt giải nhất, nhì, ba kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương (hoặc có giải khuyến khích kỳ thi học sinh giỏi quốc gia) các môn: Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, tiếng Anh và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ trừ môn thí sinh đạt giải /nếu thí sinh đạt giải môn Toán thì thay bằng môn khác môn Toán) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.
Đối tượng 5: Thí sinh là học sinh giỏi 5 học kỳ 3 năm THPT các lớp hệ chuyên thuộc trường chuyên của tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương hoặc của các trường đại học và có tổng điểm thi tốt nghiệp THPT năm 2020 của 2 môn (Toán và 1 môn bất kỳ) đạt từ 14 điểm trở lên gồm điểm ưu tiên.
Theo PGS.TS Bùi Đức Triệu, Trưởng phòng Đào tạo, trường ĐH Kinh tế Quốc dân, xét tuyển kết hợp không phải là tuyển thẳng.
Tuyển thẳng là diện được quy định theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Xét tuyển kết hợp là phương thức xét tuyển kết hợp giữa xét hồ sơ và điểm thi tốt nghiệp THPT. Về nguyên tắc là xét từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu.
Những năm qua do số lượng hồ sơ dự tuyển xét tuyển kết hợp luôn thấp hơn chỉ tiêu phân bổ khá lớn, nên gần như các thí sinh nộp hồ sơ đều trúng tuyển 100% (có thể chỉ trúng nguyện vọng 2,3...). Năm nay do mở rộng phạm vi, đối tượng xét tuyển nên tỷ lệ đó có thể sẽ giảm, nói cách khác, xác suất trúng tuyển diện xét tuyển kết hợp sẽ thấp hơn so với các năm trước đây.
Do đó, những mức điểm thông báo ở trên chỉ là đủ điều kiện nộp hồ sơ xét tuyển chứ không phải là đủ điều kiện trúng tuyển, tương tự như "Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào" trong đề án tuyển sinh của các Trường quy định.
Trường ĐH Tôn Đức Thắng không tổ chức thi năng lực năm 2020 Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã chốt phương án tuyển sinh chính thức, trong đó quyết định không tổ chức thi năng lực năm nay. Thí sinh dự thi THPT quốc gia năm 2019 - NGỌC DƯƠNG Hôm nay 11.5, Hội đồng tuyển sinh Trường ĐH Tôn Đức Thắng đã họp chốt phương án tuyển sinh năm 2020. Theo đó, năm nay trường...