Lamborghini phát hành NFT
NFT đầu tiên của Lamborghini sẽ được đấu giá trong tháng 2. Tuy nhiên, công ty không có dự định chấp nhận thanh toán bằng tiền mã hóa.
Theo The Verge, thương hiệu xe hơi Lamborghini “tăng tốc” vào thế giới blockchain bằng việc ra mắt NFT đầu tiên của mình vào tháng 2. Công ty đã đưa ra thông báo về việc mở cuộc đấu giá cho loạt NFT mà họ kết hợp sản xuất cùng nghệ sĩ người Thụy Sĩ Fabian Oefner trên nền tảng NFT Pro và nhà đấu giá Sotheby’s.
Theo mô tả, NFT sắp được đấu giá là hình ảnh chiếc Lamborghini bị rã thành nhiều linh kiện khi xuyên qua màn đêm tối đen. The Verge đánh giá hình ảnh của Lamborghini trông hiện đại, chuyên nghiệp hơn loạt NFT phổ biến như Bored Ape. Tuy nhiên, chưa rõ cộng đồng tiền mã hóa sẽ thể hiện thái độ ra sao với một thiết kế chỉn chu như thế này.
Bộ sưu tập NFT đầu tiên từ Lamborghini sẽ được đấu giá trong tháng 2.
Bộ sưu tập từ Lamborghini tập trung vào chủ để thiên văn. Phiên đấu giá 5 NFT đầu tiên sẽ diễn ra tại nft.lamborghini.com vào 16h, ngày chưa xác định. Thời gian của mỗi cuộc đấu giá là 75 giờ 50 phút. “Đây là thời gian chính xác để Apollo 11 rời trái đất và đi vào quỹ đạo mặt trăng”, Lamborghini đưa ra thông báo.
Theo mô tả từ công ty, nghệ sĩ Fabian Oefner phải bỏ ra nhiều công sức cho thiết kế này. Cụ thể, khi bắt đầu dự án, Oefner đã nghiên cứu tỉ mỉ các bản vẽ thiết kế của chiếc Lamborghini Aventador Ultimae. Từ đó, ông phác thảo phiên bản hoàn thiện của bức vẽ. Dựa trên bản mẫu, Lamborghini chế tạo tất cả các linh kiện cần thiết để nhóm sản xuất chụp ảnh từng bộ phận ngay tại nhà máy ở Santagata Bolognese. Cuối cùng, tại văn phòng ở Mỹ, các nghệ sĩ mất khoảng 2 tháng để kết hợp ảnh chụp của hàng nghìn linh kiện, tạo ra bức ảnh thành phẩm.
Video đang HOT
Lamborghini cũng đang bán một bộ “chìa khóa không gian” bằng sợi carbon mà công ty gửi đến Trạm Vũ trụ Quốc tế vào năm 2020 (ISS). Thương hiệu xe Italy tuyên bố họ là nhà sản xuất đầu tiên gửi các thành phần đang nghiên cứu lên ISS cho mục đích khoa học.
The Verge cho rằng ở một khía cạnh nào đó, bộ sưu tập NFT là những sản phẩm có số lượng lớn nhất công ty từng bán ra bởi xe hơi từ hãng thường được chế tạo với số lượng giới hạn, được săn lùng bởi giới siêu giàu.
“Cộng đồng NFT là nhóm trẻ với định hướng đổi mới. Họ có mục tiêu, lợi ích tương tự Lamborghini. Vì vậy, đó là một mối liên hệ hợp lý”, Stephan Winkelmann, Giám đốc Điều hành của Lamborghini nói với The Verge.
Tác phẩm NFT sắp được đấu giá của Lamborghini.
Ông Winkelmann cho biết công ty tạo ra NFT của riêng mình bởi sự xuất hiện của các sản phẩm nhái Lamborghini. “Đó là vấn đề ảnh hưởng đến cộng đồng người dùng. Bộ sưu tập bảo vệ thương hiệu khỏi sự giả dối”, CEO Lamborghini cho biết.
Buổi đấu giá sắp tới cũng là bài kiểm tra của công ty với cơ hội tài chính từ mảng NFT và các tài sản số. Tuy nhiên, công ty đang “rất cẩn trọng” để không làm ảnh hưởng đến sự toàn vẹn của thương hiệu Lamborghini.
Do đó, Lamborghini không có kế hoạch chấp nhận thanh toán bằng Bitcoin hoặc bất kỳ loại tiền số nào. “Chúng tôi rất thận trọng trong vấn đề này và sẽ không thay đổi cách thanh toán”, Winkelmann cho biết.
NFT (Non Fungible Token) là một loại tài sản ảo không thể thay thế hay sao chép, thường được gắn với một tài sản thật. Thay vì mua một tác phẩm nghệ thuật ngoài đời, người dùng có thể sở hữu chúng trên Internet. Nhờ công nghệ blockchain, mỗi vật phẩm NFT được gán một mã xác thực duy nhất.
Giá trị của NFT dựa vào sự hiếm có và độ độc đáo. Nhưng không giống như hệ thống tiền số, người dùng không thể đổi một NFT này lấy một NFT khác. Không chỉ hình ảnh, NFT có thể đại diện cho âm thanh, GIF hay video…
Nhà đầu tư mất hơn nửa triệu USD khi mua loạt hình vẽ nhái
Bộ sưu tập NFT COVIDPunks vốn là phiên bản nhái CryptoPunks. Một số nhà đầu tư gặp lỗi khi mua vật phẩm từ COVIDPunks và không được hoàn tiền.
Nhiều nhà đầu tư vừa mất hơn 174 ETH, tương đương hơn 500.000 USD, do các giao dịch thất bại của COVIDPunks, một loại hình sưu tập "nhái". Họ mất tiền vì nhiều người đổ xô mua bộ sưu tập khiến phí giao dịch tăng cao. Nhiều người gặp lỗi giao dịch, không được hoàn tiền.
Theo Decrypt , COVIDPunks nhái bộ sưu tập nổi tiếng CryptoPunks. Bộ NFT mới chỉ đơn giản vẽ thêm phần khẩu trang cho các nhân vật của bản gốc.
Do có nhiều tính chất độc nhất, CryptoPunks đã trở nên phổ biến trong cộng đồng. Vật phẩm rẻ nhất của bộ sưu tập cũng đã có giá lên đến 100.000 USD. Sự thành công của CryptoPunks, tất nhiên, đã thu hút nhiều sản phẩm ăn theo.
COVIDPunks là một bản sao y hệt của một bộ sưu tập NFT nổi tiếng.
Mọi NFT khi đưa lên blockchain đều phải trải qua quá trình gọi là minting, trong đó những thuộc tính của tác phẩm sẽ được đưa lên và xác thực trên chuỗi khối. Do đây là một hình thức xác thực độc nhất, quá trình này cũng tốn một lượng phí nhỏ.
Đợt minting của COVIDPunks diễn ra vào ngày 5/8, và trong một giờ sau đó, tất cả 10.000 NFT trong bộ sưu tập đã được bán hết. Màn ra mắt này diễn ra ngay sau khi Ethereum áp dụng "chính sách London", đề xuất khiến nhiều loại phí giao dịch biến mất. Do vậy, toàn bộ quá trình minting COVIDPunks đã khiến cho 525 đồng Ethereum (xấp xỉ 1,5 triệu USD) đã bị tiêu hủy, theo Ultrasound.money .
Bản nâng cấp London đã khiến nhiều đồng Ethereum bị phá huỷ.
Cùng lúc đó, hệ thống Ethereum bị nghẽn và phí giao dịch tăng phi mã từ mức 70 Gwei (5,8 USD) lên đến 400 Gwei (33 USD). Sự tắc nghẽn này đã khiến nhiều giao dịch COVIDPunks bị thất bại và khiến người dùng không được hoàn trả phí giao dịch.
Theo công cụ đo đặc biệt của nền tảng Dune Analytics , số tiền thiệt hại do giao dịch thất bại của COVIDPunks đã lên đến 174 ETH.
Một dự án NFT khác có tên là Stoner Cats cũng có số phận tương tự, khiến người dùng mất hơn 790.000 USD tiền mã hoá vào tuần trước.
Kiếm 2,7 tỷ trong chưa đầy 6 giờ, cặp đôi thoát cảnh bị siết nợ nhà ngoạn mục nhờ bán tranh ảo Đối với cặp đôi này, cuộc sống của họ thay đổi chỉ sau một đêm nhờ bán bộ sưu tập NFT. Chuyện thật mà như một cơn mơ Sau khi Thorne Melcher mất việc hồi tháng 2, các hóa đơn bắt đầu chồng chất. Bạn của cô, Mandy Musselwhite, trang trải bằng việc bán một số tác phẩm của mình. Nhưng cặp đôi...