Làm Văn nghị luận dựa theo công thức
Ngày trước, có một thầy mà tôi rất nể trọng đã dạy cho chúng tôi bí quyết làm văn dựa vào các công thức có sẵn. Nay xin trình bày sơ lược lại kinh nghiệm đó cho các bạn còn đang đi học tham khảo thêm, chắc chắn với các công thức này bạn không phải lo lắng đến việc không tìm ra ý tưởng viết văn nữa, mà bạn chỉ còn phải lo chọn lọc, sắp xếp các ý tưởng của mình tìm được.
Cơ bản của phương pháp này là các công thức dễ nhớ, dựa vào các công thức này mà người viết có thể tìm ý, xây dựng khung ý tưởng dồi dào cho bài viết.
Làm văn ai cũng biết có 3 phần Mở bài – Thân bài – Kết luận:
1. Mở bài
Là chìa khóa cho toàn bộ bài văn, phần mở bài gồm có 3 phần:
Gợi – Đưa – Báo: tức là GỢI ý ra vấn đề cần làm – sau khi gợi thì ĐƯA vấn đề ra – cuối cùng là BÁO – tức là phải thể hiện cho biết mình sẽ làm gì.
Khó nhất là phần gợi ý dẫn dắt vấn đề, có 3 cặp/6 lối để giải quyết như sau:
Tương đồng/tương phản: đưa ra một vấn đề tương tự/hoặc trái ngược để liên tưởng đến vấn đề cần giải quyết, sau đó mới tạo móc nối để ĐƯA vấn đề ra, cách này thường dùng khi cần CM-GT-BL về câu nói, tục ngữ, suy nghĩ.
Xuất xứ/đại ý: dựa vào thông tin xuất xứ/ đại ý để dưa vấn đề ra, cách này thường dùng cho tác phẩm/tác giả nổi tiếng.
Diễn dịch/ quy nạp: cách này thì cũng khá rõ về ý nghĩa rồi.
Nắm được “công thức” này, văn nghị luận sẽ không còn quá khó khăn với tụi mình nữa. (Ảnh minh họa)
2. Thân bài
Thân bài thực chất là một tập hợp các đoạn văn nhỏ nhằm giải quyết một vấn đề chung. Để tìm ý cho phần thân bài thì có thể dùng các công thức sau đây để đặt câu hỏi nhằm tìm ý càng nhiều và dồi dào càng tốt, sau đó có thể sử dụng toàn bộ hoặc một phần ý tưởng để hình thành khung ý cho bài văn:
Video đang HOT
Đối với Giải thích: Gì – Nào – Sao – Do – Nguyên – Hậu
Đối với Chứng minh: Mặt – Không – Giai – Thời – Lứa
2.1 Đối với Giải thích: Gì – Nào – Sao – Do – Nguyên – Hậu
Gì: Cái gì, là gì
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Do: do đâu
Nguyên: nguyên nhân
Hậu: hậu quả
Hãy tưởng tượng vấn đề của mình vào khung câu hỏi trên, tìm cách giải đáp câu hỏi trên với vấn đề cần giải quyết thì bạn sẽ có một lô một lốc các ý tưởng.
2.2 Đối với Chứng minh: Mặt – Không – Giai – Thời – Lứa
Mặt: các mặt của vấn đề
Không: không gian xảy ra vấn đề (thành thị, nông thôn, việt nam hay nước ngoài…)
Giai: giai đoạn (vd giai đoạn trước 1945, sau 1945..)
Thời: thời gian – nghĩa hẹp hơn so với giai đoạn (có thể là, mùa thu mùa đông, mùa mưa mùa nắng, buổi sáng buổi chiều..)
Lứa: lứa tuổi (thiếu niên hay người già, thanh niên hay thiếu nữ…)
2.3 Hình thành đoạn văn từ khung ý tưởng
Sau khi dựa vào công thức bạn hình thành được khung ý tưởng, điều tiếp theo là từ từng ý tưởng đó ta triển khai ra các đoạn văn hoàn chỉnh. Cách triển khai đoạn văn dùng công thức: Nào – Sao – Cảm
Nào: thế nào
Sao: tại sao
Cảm: cảm xúc, cảm giác, cảm tưởng của bản thân
Cứ như vậy bạn sẽ có nhiều đoạn văn, các đoạn văn này hợp lại là thân bài.
3. Kết bài
Có công thức Tóm – Rút – Phấn để thực hiện phần này:
Tóm: tóm tắt vấn đề
Rút: rút ra kết luận gì
Phấn: hướng phấn đấu, suy nghĩ riêng của bản thân
Như vậy trên đây là những kinh nghiệm cô đọng nhất về cách tìm ý cho bài văn dựa vào công thức, phương pháp này do thầy giáo dạy tôi năm cấp 2 hướng dẫn, ông đã áp dụng để giảng dạy học sinh từ những năm 60 của thế kỷ trước, tới nay vẫn còn hiệu quả.
Chúc các bạn học tốt với kinh nghiệm trên.
Khi teen phát hiện mình bị mất gốc kiến thức
Mất gốc là khi teen "lơ tơ mơ" rất nhiều kiến thức học tập. Nó chính là nỗi ám ảnh của không ít bạn teen khi cắp sách đến trường...
Khi sự mất gốc trở nên cấp thiết
Mất gốc, hay mất căn bản về kiến thức luôn là nỗi ám ảnh mà teen mình. Đối mặt với thực tế lõm bõm về bất cứ môn học nào luôn là ác mộng của các teen, nhưng tiếc là, không ít bạn lại phải rơi vào trường hợp này...
Hà Trang, một teengirl lớp 11 tâm sự: "Mình sợ môn hóa từ khi bắt đầu học. Những phương trình, những nguyên tố, những kí hiệu loằng ngoằng luôn là ám ảnh của mình. Những mình chỉ nghĩ đơn giản, là do mình kém một môn học, kém môn này thì bù môn kia, nên cứ tà tà học môn Hóa. Khi lên 12, trường mình tổ chức một kì thi phân loại. Kì thi nghiêm túc, hoàn toàn không có trợ giúp của bạn bè, hoàn toàn do mình tự lực cánh sinh, và mình đã hoàn toàn thất bại. Ngồi trong phòng thi, đầu óc ong lên vì không có gì để huy động, nộp tờ giấy làm linh tinh, mò mẫm mà sợ hãi... Mình cay đắng hiểu rằng, mình đã thực sự mất gốc môn hóa".
Còn Quyền lớp 10 trường THPT Thăng Long chia sẻ: "Suốt một thời gian dài mình học hành chểnh mảng. Vẫn biết mình yếu môn này, môn kia nhưng cứ bình bình hoài. Bài tập vì thế nên làm không nổi. Không làm được bài thì chán, chán thì ngại học. Bài tập cô kiểm tra đành chép vội, chép qua loa. Kiểm tra thì hỏi người này một tí, người kia một tí... Hôm bị cô tóm lên kiểm tra bất ngờ, mình sợ hãi đứng chết trân trước bài tập dễ ợt (mà mãi sau xuống dưới mình mới bị hội bạn "comment" thế). Sau đấy, mình mất cả ngày lẩn thẩn với ý nghĩ: Mình bị mất gốc thật rồi..."
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Thực ra, những dấu hiệu cho thấy teen bị mất gốc rất rõ ràng: Bó tay với hầu hết các bài tập về nhà. Hoàn toàn... "ngây thơ" khi nghe cô thầy giảng bài. Đơn giản, vì thiếu kiến thức nền, vì không nắm được kiến thức cơ bản.... Bài nọ nối bài kia, thảm cảnh mất gốc của teen dường như là điều tất yếu.
Những nguyên nhân khiến teen bị mất gốc cũng rất nhiều: Lười học, chủ quan không "thèm" để tâm, hoặc cũng có thể do chưa tiếp thu kịp bài học mà teen lại không mạnh dạn hỏi thầy, hỏi bạn... Cứ thế, cho đến khi giật mình nhìn thẳng vào sự thật, mới thấy sợ, thấy hoảng hốt...
"Mình hoảng lắm chứ. Kì này, trường mình thắt chặt việc học và thi. Phòng học còn lắp cả... camera. Vậy thì giờ thi, giờ kiểm tra, còn dám ngo ngoe gì nữa! Biết thế nên hội lười trong lớp mình cũng "xì xào" bảo nhau biết điều thì "luyện công" đần đi... Khốn nỗi, cứ tới môn nào thì mình hết hồn môn đó. Tiếng anh bập bõm, ngữ pháp mù mờ. Toán lý hoá mỗi môn nhớ chút đỉnh, làm bài tập năm bài thì sai hết ba, vài phép biến đổi sơ sơ cũng không nắm được. Có hôm mình tự giác ngồi học hẳn hoi, mà sau một tiếng đồng hồ vật vã, mình như thể bị... tẩu hoả nhập ma!!!" Hoàng- THPT HBT thành thật cho biết. Hoàng hiểu là mình đã bị mất gốc, đã nguy lắm rồi... Nỗi sợ, nỗi lo cứ nặng dần lên, nhưng giải quyết thế nào thì Hoàng lại chưa biết!!!
Đừng để "nước đến chân mới nhảy"
Thực ra, chẳng ai hiểu trình độ của mình được bằng chính bản thân mỗi teen. Một chút lơ là bài vở, một chút chủ quan... Nhiều cái "một chút" sẽ thành sự thiếu hụt kiến thức không "chút" tẹo nào. Kiến thức có trong đầu quá sơ sài, teen càng chán học, càng muốn buông xuôi.
Cũng nhiều khi teen nhận ra điểm yếu của mình, nhưng rồi lại chậc lưỡi: "Thôi thì tính sau". Có teen lại mất bình tĩnh, tự ti rồi sinh ra phó mặc cho số phận. Những học kì trôi qua rất nhanh, đến khi mùa thi tới, teen lại hốt hoảng học vội, và tính kế thi sao cho điểm được cao nhất có thể.
Nam - THPT TL kể: "Mình ghét nhất là môn tiếng anh. Tiết học chán òm, giờ kiểm tra coi cũng nhẹ nhàng nên nhờ vả được??? Cứ thế mình đi qua những bài thi nhẹ như không, học nhàn cũng hơn bảy phẩy tổng kết... Có điều, khi nhóc em lớp 8 vác sách Tiếng Anh ra hỏi thì mình thấy... mù tịt, lúc ấy mới giật thót người...".
Còn Hoài Thương, lớp 11 cho biết: "Cũng vì ghét môn toán, thầy lại khá dễ tính nên mình... nhờn lúc nào không hay. Bài vở ngại ghi chép đã đành, bài tập cũng ngại làm nốt. Vì thế mà sau có hơn một học kì, mình sút đi thấy rõ. Học kém thành ra mình ngại hỏi han bài vở, ngại học hơn. Để rồi khi bạn bè lục tục đi ôn khắp lò này lò kia, thử luyện hết đề thi này đến đề thi khác thì mình ngồi gặm bút..."
Thừa nhận chuyện mình bị mất gốc, mất căn bản về kiến thức chẳng dễ dàng gì, nhưng nhận ra để nhanh chóng khắc phục còn hơn để... nước đến chân mới nhảy. Trước hết, teen hoàn toàn có thể "cầu cứu" bạn bè bằng chia sẻ chân thành, học theo nhóm để nhờ các bạn giúp teen từng bước lấp rỗng là dễ dàng nhất. Nhưng nó còn đòi hỏi teen một tinh thần cao, sự kiên trì và cầu tiến.
Ngoài ra, teen có thể nhờ đến gia sư. Đây là một cách học khá phổ biến và hiệu quả hiện nay. Tuy nhiên, dù có học theo cách nào đi chăng nữa thì để có thể tìm lại được vốn kiến thức cơ bản, cần nhất là thái độ học tập tích cực chăm chỉ của teen mình. Chăm chú nghe giảng, mạnh dạn hỏi bài thầy cô, bè bạn, làm bài tập đều đặn... đó mới là phương pháp chính, để teen mình thoát khỏi tình trạng mệt mỏi này.
Mẹo làm bài kiểm tra đạt điểm cao Đã bao giờ bạn tự hỏi: tại sao mình rất thuộc bài nhưng ít khi đạt điểm cao? Yếu tố tâm lí chỉ là một phần, điều quan trọng là làm bài kiểm tra cũng cần có phương pháp, bạn ạ! Chuẩn bị Xem xét kết quả của những bài kiểm tra gần đây. Hãy xem lại các bài kiểm tra đã làm...