Làm thế nào xếp 25 lon bia vào thùng bia 24 lon? Tưởng không thể mà dễ không tưởng!
Đây là một trong những bài toán tối ưu và qua đó chúng ta có thể thấy được ý nghĩa của chúng đối với cuộc sống.
Thông thường một thùng bia sẽ xếp được 24 lon bia (xem hình dưới đây) và chúng ta có thể thấy với cách xếp này thì giữa các lon bia có những kẻ hở rất nhỏ nên khó lòng có thể ‘nhét’ thêm một lon bia vào đó nữa.
Làm thế nào để xếp vừa vặn 25 lon bia vào thùng 24 lon?
Thế nhưng đó chỉ là suy nghĩ thông thường của đa số mọi người mà thôi, còn đối với những nhà toán học thì đây không phải là cách xếp tối ưu của bài toán xếp bia, vậy câu hỏi đặt ra là liệu có cách nào xếp được 25 lon bia vào thùng 24 lon hay không?
Kích thước chuẩn và cách xếp các lon bia vào thùng thường thấy. Ảnh: Thành Luân
Video đang HOT
Đây là một vấn đề nằm trong bài toán tối ưu hóa, rất có ý nghĩa trong kinh tế. Trong bài toán trên thì thông thường nhà sản xuất sẽ sắp xếp vừa vặn các lon bia vào thùng để được 24 lon theo cách xếp thẳng hàng.
Do đó, nếu xếp theo cách thông thường thì không thể nào bỏ thêm 1 lon bia vừa vặn vào thùng, vậy chúng ta phải có cách sắp xếp khác đi, cụ thể các lon bia sẽ được sắp như sau:
Cách xếp 25 lon bia vào thùng 24 lon. Ảnh: Thành Luân
Có thể thấy với cách xếp so le này thì chúng ta sẽ có 7 hàng ngang (thay vì 6 hàng như cách xếp thông thường), mỗi hàng sẽ có các cột gồm 4 lon và 3 lon xếp xen kẽ với nhau. Cụ thể là có 4 cột có 4 lon bia và 3 cột có 3 lon bia (4×4 3×3= 25 lon bia).
Tại sao cách xếp này lại vô cùng vừa vặn?
Câu trả lời nằm ở cách xếp các lon bia (tất nhiên rồi), giả sử đường kính của lon bia là 1 đơn vị thì nếu như với cách thông thường, ở mỗi chu kỳ 3 ta thấy rằng khoảng cách 3 hàng liên tiếp sẽ là 3 đơn vị (tổng chiều dài 3 đường kính cộng lại).
Trong khi đó với cách xếp so le thì chu kỳ ba này sẽ không còn là tổng 3 đường kính như trên mà là một con số bé hơn 3, cũng chính vì thế mà chúng ta có thể xếp thêm được 1 hàng nữa nhằm tăng số lon bia có thể xếp vào trong thùng.
Chu kỳ 3 của cách xếp so le sẽ có khoảng cách (mũi tên) ngắn hơn chu kỳ 3 của cách xếp thông thường. Ảnh: Thành Luân
Nếu như ưu điểm của cách xếp thông thường là chúng ta xếp được nhiều lon bia hơn ở mỗi chu kỳ 3 (4X3 = 12 lon) thì ở cách xếp so le chúng ta lại bị thiệt hơn 1 lon (4×2 3= 11 lon) nhưng đó chỉ là lợi ích cục bộ của cách xếp thông thường so với xếp so le.
Còn về lợi tích tổng thể thì cách xếp chu kỳ 3 so le lại có lợi ích chiến lược hơn là giúp ta thu hẹp được khoảng cách, độ rộng của chu kì 3 là nhỏ hơn 3, từ đó tiết kiệm dần khoảng cách này và kết quả là chúng ta dư thêm được 1 hàng nữa.
BoE sắp phát hành đồng tiền 50 bảng Anh mới in hình nhà toán học Alan Turing
Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh (BoE) vừa tiết lộ thiết kế của tờ tiền 50 bảng mới tưởng niệm nhà toán học Alan Turing, người đã có công lớn đối với Anh trong Thế chiến thứ hai với kỹ năng phá khóa mật mã.
Ngân hàng Trung ương Vương quốc Anh (BoE) vừa tiết lộ thiết kế của tờ tiền 50 bảng mới tưởng niệm nhà toán học Alan Turing. Ảnh: nytimes.com
Tờ tiền 50 bảng Anh (69 USD) mới có hình ảnh của ông Turing, các công thức toán học từ một tờ giấy mà ông viết vào năm 1936, đặt ra nền tảng cho khoa học máy tính hiện đại và các bản vẽ kỹ thuật cho các máy dùng để giải mã Enigma.
Tờ tiền polymer này cũng mang một câu trích dẫn của Turing về sự trỗi dậy của trí thông minh nhân tạo: "Đây chỉ là phần mở đầu về những gì là sẽ đến, và chỉ là cái bóng của những gì sắp xảy ra".
Ông Turing sinh vào ngày 23/6/1912 và là con của một công chức. Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ vào năm 1938 ông trở về Đại học King's College và trở thành chuyên gia phá khóa mật mã và có công lớn đối với nước Anh trong Thế chiến thứ hai. Cuộc đời ông Alan Turing đã được tiểu thuyết hóa và làm thành bộ phim "The Imitation Game" vào năm 2014.
Thống đốc BoE Andrew Bailey cho biết, với việc để hình Turing xuất hiện trên tờ tiền 50 bảng Anh mới, nước Anh đang ghi nhận những thành tựu của ông và những giá trị mà ông là hình mẫu đại diện.
Tờ 50 bảng Anh là tờ tiền có giá trị cao nhất của BoE. Tờ tiền này sẽ được lưu hành vào ngày 23/6 tới, sinh nhật của ông Turing.
Đột nhập ăn trộm, bị tóm vì để lại ADN trên lon bia uống tại hiện trường Chronicle Live đưa tin, Antonio bị cảnh sát truy ra từ ADN hắn lưu lại trên lon bia đã uống. Người phụ nữ trở về nhà của mình và phát hiện một tên trộm đang ở bên trong. Sau khi bị bắt, Adams thừa nhận đã tiến hành vụ trộm và bị kết án 876 ngày tù giam Kẻ đột nhập, Antoni Adams,...