Làm thế nào để không tái nám?
Tái nám là hiện tượng da xuất hiện nhiều lần những đốm sẫm màu (nám), da kém sắc, xanh xao, thiếu sức sống…
Tình trạng này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp và sự tự tin của người mắc. Vậy phòng ngừa tình trạng này như thế nào?
Theo ThS.BS Phạm Đăng Bảng (nguyên bác sĩ tại Bệnh viện Da liễu Trung ương, nguyên giảng viên Bộ môn Da liễu – Trường Đại học Y Hà Nội), tình trạng nám quay trở lại sau điều trị là nỗi trăn trở của không ít các chị em. Có người tình trạng tái nám còn nghiêm trọng hơn tình trạng nám da ban đầu. Nám da dễ tái phát sau khi điều trị là vấn đề khá phổ biến, nguyên nhân chủ yếu nằm ở những yếu tố bên trong cơ thể và môi trường tác động đến làn da.
Nguyên nhân khiến nám tái phát nhưng “dễ bị bỏ quên”
ThS.BS Bảng cho hay, có 3 nguyên nhân chính khiến nám tái phát có thể kể đến như sau:
- Tia cực tím:Trên thực tế, có tới trên 90% các ca nám tái phát có liên quan tới tia UV có trong ánh nắng. Ánh nắng khi xuyên qua da sẽ kích thích các tế bào melanocytes sản xuất melanin một cách quá mức khiến nám tái phát.
Nám da gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến vẻ đẹp và sự tự tin của người bệnh.
- Nội tiết tố:Nội tiết tố nữ, đặc biệt là estrogen là một trong những yếu tố kích thích tế bào melanocytes sản xuất melanin làm cho nám quay trở lại.
Video đang HOT
- Chăm sóc da không đúng cách:Rất nhiều người dùng đủ loại serum trắng da và tẩy da thường xuyên, nhưng tình trạng nám da vẫn tái đi tái lại, thậm chí dù serum đắt tiền, được quảng cáo là “hoạt chất tốt”, “công nghệ hàng đầu”…
Theo BS Phạm Đăng Bảng, việc chăm sóc da nhiều chưa chắc đã tốt và hiệu quả. Bởi chăm sóc liên tục nhưng sai cách, đặc biệt là việc dùng các hoạt chất để tấn công ồ ạt làm cho hàng rào da bị phá vỡ, khiến dda nhạy cảm và dễ kích ứng hơn. Từ đó, da không chống đỡ được với các tác nhân gây nám làm cho nám quay trở lại và đậm hơn.
Giải pháp nào để ngăn ngừa nám tái phát?
Để ngăn ngừa nám tái phát, bạn cần kết hợp nhiều biện pháp bảo vệ và chăm sóc da một cách toàn diện:
- Bảo vệ làn da khỏi tia UV, kể cả khi không đi ra ngoài đường, bởi vì tia UV có khả năng xuyên qua kính và tồn tại cả khi trời râm. Một điều quan trọng, luôn nhớ bôi kem chống nắng mỗi 2 giờ.
Người dễ bị tái nám cần bảo vệ làn da khỏi tia UV kể cả khi không đi ra ngoài đường, bôi kem chống nắng lại mỗi 2 giờ
- Chú ý đến những thay đổi bên trong cơ thể như thai kỳ, chu kỳ kinh nguyệt, tiền mãn kinh, dùng thuốc tránh thai kéo dài… Hãy cố gắng điều chỉnh ngay bên trong cơ thể bằng cách cân bằng sinh hoạt, ngủ đủ 7 đến 8 tiếng/ngày, tập thể dục 30 phút mỗi ngày và kiểm soát căng thẳng.
Ngoài ra, việc điều chỉnh dinh dưỡng, bổ sung các thực phẩm giàu vitamin E, vitamin B, omega-3, isoflavone… từ đậu nành cũng giúp cải thiện sức khỏe làn da. Người dễ bị tái nám cũng nên chủ động kiểm tra sức khỏe định kỳ, khám nội tiết 6 tháng 1 lần và điều chỉnh các rối loạn nội tiết nếu có, tư vấn bác sĩ khi dùng thuốc tránh thai kéo dài.
- Trong quá trình chăm sóc da, tuyệt đối không nên dùng các sản phẩm chứa các hoạt mạnh như retinol, vitamin C, AHA, BHA cùng lúc; không tăng nồng độ đột ngột hoặc dùng các sản phẩm không rõ nguồn gốc; không tẩy da chết quá thường xuyên hoặc chà xát mạnh lên da, gây ảnh hưởng đến cấu trúc da dẫn đến da suy yếu. Ngoài ra khi điều trị cần kiên trì, không nên thay đổi các sản phẩm chăm sóc da liên tục.
Tóm lại, chăm sóc và phòng ngừa da bị tái nám không chỉ là việc sử dụng các sản phẩm đặc trị mà còn là sự kết hợp với một chế độ bảo vệ da, dinh dưỡng hợp lý và lối sống lành mạnh. Đặc biệt, việc bảo vệ da khỏi tác động của ánh nắng mặt trời và tránh các yếu tố gây kích ứng là rất quan trọng để ngăn ngừa nám tái phát. Hãy kiên trì với các bước chăm sóc da và tìm sự tư vấn từ bác sĩ nếu cần thiết để đạt được kết quả lâu dài.
Trời mưa da có cần kem chống nắng không?
Theo bác sĩ da liễu, chỉ số chống nắng càng cao thì thời gian da được bảo vệ càng lâu. Khi ra ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, nên chọn chỉ số SPF cao.
Ảnh: Duy Hiệu.
Mùa Hè nắng gắt, rất nhiều người sử dụng kem chống nắng để bảo vệ làn da, theo các chuyên gia, việc sử dụng kem chống nắng không đúng sẽ không mang lại hiệu quả như mong đợi.
Thạc sỹ Trịnh Minh Trang-Khoa Laser và Săn sóc da (Bệnh viện Da liễu Trung ương) cho hay kem chống nắng là vật dụng không thể thiếu trong mùa Hè đầy khắc nghiệt. Kem chống nắng nhằm bảo vệ cho làn da khỏi những tác hại cấp tính như cháy da, bỏng da hoặc tránh khỏi nguy cơ sạm da, rám má và ung thư da, tuy nhiên dùng kem chống nắng thể nào cho đúng và đạt hiệu quả cao nhất thì không phải ai cũng biết.
Bác sỹ Trang chỉ ra 3 sai lầm hay gặp nhất khi sử dụng kem chống nắng:
1. Bôi kem chống nắng quá ít
Về nguyên tắc, kem chống nắng phải dùng đủ thời gian ban ngày, tức từ khi có ánh sáng ban ngày đến lúc trời tối. Lý do, kể cả ban ngày chưa có nắng vẫn có tia UVA, làn da vẫn bị ảnh hưởng.
Mỗi ngày nên bôi kem chống nắng ít nhất hai lần, nếu được thì 3-4 lần. Số lần thoa nhiều hay ít có thể linh hoạt theo tình huống, tuy nhiên đảm bảo trên mặt luôn có một lớp kem chống nắng.
Nếu mặt giữ được lớp kem chống nắng lâu thì có thể giảm tần suất bôi. Trường hợp ra mồ hôi nhiều, sau mỗi hai giờ phải thoa kem lại. Làm sạch mặt (tẩy trang, rửa) trước khi bôi lại kem.
2. Chọn chỉ số chống nắng chưa phù hợp
Chỉ số chống nắng càng cao thì thời gian da được bảo vệ càng lâu. Khi ra ngoài trời, tiếp xúc ánh nắng cường độ cao, nên chọn chỉ số SPF cao.
Chẳng hạn như đi biển mùa Hè dùng kem chống nắng chỉ số SPF 50 , làm việc trong môi trường không bị nắng chiếu trực tiếp cần SPF thấp hơn.
3. Bôi kem chống nắng kết hợp các sản phẩm khác không đúng quy trình
Bôi kem chống nắng kết hợp các sản phẩm khác như dưỡng da, dưỡng ẩm, kem nền... không đúng quy trình sẽ giảm tác dụng.
Hai tác dụng của kem chống nắng là chống nắng cơ chế vật lý, giống như một lớp vật liệu che phủ da; và cơ chế hóa học, tức tạo ra tương tác hóa học để thay đổi sự hấp thu, chuyển hóa các tia bức xạ đến da. Bôi kem chống nắng ngay sau khi dùng các sản phẩm chăm sóc da khác sẽ làm loãng kem hoặc thay đổi tính chất vật lý, hóa học, do đó giảm tác dụng.
Bác sỹ Trang phân tích mọi người nên bôi trực tiếp kem chống nắng lên da mặt. Nếu trước đó bôi dưỡng ẩm, phải để kem dưỡng ẩm có thời gian hấp thu vào trong da mới bôi kem chống nắng lên. Thông thường thời gian bôi các sản phẩm dưỡng da cách nhau ít nhất 15-20 phút.
Nên lựa chọn loại kem phù hợp vùng da, loại da (da nhờn, da khô, da nhạy cảm...). Bôi trước khi ra nắng ít nhất 20 phút. Mọi vùng da đều cần được bảo vệ, nhất là vùng tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng mặt trời. Da mặt thường được ưu tiên chăm sóc nhất. Nếu có điều kiện, bôi kem chống nắng cho cả vùng tay chân, thân.
Cân nhắc trào lưu chống nắng cho... da đầu Đây là những gì các chuyên gia đang nói về việc sử dụng kem chống nắng trên da đầu Một khi ánh nắng mặt trời làm hỏng da đầu của bạn, thì rất khó để phục hồi - khiến nó trở thành một trong những tình huống mà phòng ngừa đáng giá hơn chữa bệnh. Che mặt và cơ thể của chúng ta...